ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO CHUYÊN SINH TỈNH CÀ MAU NĂM HỌC 2023-2024

Chia sẻ

ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO CHUYÊN SINH TỈNH CÀ MAU NĂM HỌC 2023-2024
Phân loại: Bồi Dưỡng HSG, Đề tuyển sinh
Số trang/slide: 5

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO            HƯỚNG DẪN CHẤM TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN

CÀ MAU                                                                        Năm học 2023 – 2024

HDC ĐỀ CHÍNH THỨC

          Bài 1 (3,0 điểm):

  1. Dựa vào khả năng thích nghi của động vật với các điều kiện chiếu sáng khác nhau, động vật được chia thành những nhóm nào? Nêu đặc điểm thích nghi với ánh sáng của từng nhóm.
  2. Nhiều hoạt động của con người đã tác động gây ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay con người đã và đang nỗ lực để khắc phục tình trạng đó, đồng thời bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên. Hãy trình bày các biện pháp chính con người bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.
  3. Trong một quần xã sinh vật có các loài hoặc nhóm sinh vật sau: hổ, vi sinh vật, đại bàng, rắn, cầy, bọ ngựa, chuột, hươu, sâu ăn lá cây, cây gỗ.

– Mối quan hệ sinh thái giữa cầy và chuột là gì? Nêu đặc điểm của mối quan hệ sinh thái này trong quần xã sinh vật

– Trong trường hợp quần xã chịu tác động của các nhân tố ngẫu nhiên làm cho số lượng cá thể của quần thể cầy giảm mạnh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quần thể chuột và quần thể hươu?

NỘI DUNG

Bài 1 1.       1. Dựa vào khả năng thích nghi của động vật với các điều kiện chiếu sáng, người ta chia động vật làm hai nhóm: Động vật ưa sáng và động vật ưa tối.

Động vật ưa sáng Động vật ưa tối
– Thường hoạt động vào ban ngày – Thường hoạt động vào ban đêm, sống trong hang động, trong đất hay ở đáy biển sâu.
– Có cơ quản tiếp nhận ánh sáng, từ các tế bào cảm quang đơn giản (ở những động vật bậc thấp) đến cơ quan hoặc phát triển cơ quan khác (ví dụ thị giác phát triển (ở các loài có mức tiến hoá cao như côn trùng, cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú). Cơ quan thị giác thường kém phát triển hoặc rất tỉnh (mắt hổ, mèo, cú) cơ quan phát siêu âm như ở dơi).
Chúng thường có màu sắc, thậm chí rất sặc sỡ. – Màu sắc thân của chúng thường có màu tối, xám đen hoà lẫn với màn đêm.

 

2. Những biện pháp chính con người bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên:

– Hạn chế phát triển dân số quá nhanh

– Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên

– Bảo vệ các loài sinh vật

– Phục hồi và trồng rừng mới

– Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm

– Hoạt động khoa học của con người góp phần cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao.

Lưu ý: Học sinh nêu được mỗi biện pháp cho 0,25 điểm; nêu đủ từ 4 biện pháp cho 1,0 điểm.

3.

– Mối quan hệ sinh thái giữa cầy và chuột là quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác.

– Đặc điểm của mối quan hệ sinh thái sinh vật ăn sinh vật khác trong quần xã: Gồm các trường hợp động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt con mồi, thực vật bắt sâu bọ,…

Thường thì động vật ăn thịt có số lượng ít hơn nhưng có kích thước cơ thể lớn hơn con mồi

– Khi số lượng cá thể của quần thể cầy giảm mạnh:

+ Chuột ít bị cầy ăn thịt nên số lượng quần thể chuột có thể tăng lên.

+ Thức ăn của hổ là cầy giảm thì hổ chuyển sang nguồn thức ăn chính là hươu — số lượng cá thể quần thể hươu có thể giảm.

 

TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NHÉ!!

 

 

 

 



Theo dõi Tài Liệu Sinh:

Chia sẻ

Đăng nhập

Đăng ký

Đặt lại mật khẩu

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn, bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo mật khẩu mới qua email.

Xem Sản Phẩm
X

Nếu thấy TaiLieuSinh.com hữu ích, bạn hãy giúp TLS bằng cách xem 1 sản phẩm mà TLS liên kết nha.
Love You 3000!!!


(Chỉ cần xem sản phẩm là bạn đã góp thêm cơ hội cho TLS có thêm kinh phí duy trì website để tiếp tục chia sẻ tài liệu FREE cho các bạn!)