Trao đổi chất qua màng tế bào - [Trắc nghiệm Sinh 10]

Chia sẻ

Trao đổi chất qua màng tế bào - [Trắc nghiệm Sinh 10]
Phân loại: Trắc Nghiệm

Mục lục

Câu 1 (B): Phương thức vận chuyển các chất qua màng nào sau đây không tiêu tốn năng lượng ATP?

A. Vận chuyển thụ động. B. Vận chuyển chủ động.
C. Nhập bào. D. Xuất bào.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 2 (B): Các chất tan được vận chuyển qua màng tế bào từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp gọi là

A. khuếch tán. B. thẩm thấu. C. ẩm bào. D. thực bào.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 3 (B): Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ

A. kênh protein đặc biệt là “aquaporin”. B. sự biến dạng của màng tế bào.
C. bơm protein và tiêu tốn ATP. D. sự khuếch tán của các ion qua màng.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 4 (B): Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan lớn hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường

A. ưu trương. B. đẳng trương. C. nhược trương. D. bão hoà.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 5 (B): Kiểu vận chuyển các chất ra hoặc vào tế bào bằng sự biến dạng của màng sinh chất gọi là

A. xuất nhập bào. B. vận chuyển thụ động.
C. vận chuyển chủ động. D. khuếch tán trực tiếp.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 6 (H): Các phân tử O2, CO2 được vận chuyển chủ yếu qua màng sinh chất bằng con đường nào sau đây?

A. Khuếch tán qua lớp kép phospholipid. B. Biến dạng của màng tế bào.
C. Khuếch tán qua kênh protein đặc biệt. D. Vận chuyển chủ động.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 7 (H): Giả sử nồng độ NaCl trong tế bào hồng cầu là 0,02%. Nhỏ giọt máu chứa các tế bào hồng cầu vào một ly nước có nồng độ NaCl là 0,01%. Môi trường chứa tế bào hồng cầu gọi là môi trường

A. nhược trương. B. ưu trương. C. đẳng trương. D. bảo hòa.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 8 (H): Ở ống thận, nồng độ glucose trong nước tiểu thấp hơn trong máu nhưng glucose trong nước tiểu vẫn được thu hồi trở về máu. Phương thức vận chuyển được sử dụng ở đây là

A. vận chuyển chủ động. B. khuếch tán.
C. thẩm thấu. D. xuất bào.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 9 (H): Trong môi trường nhược trương, tế bào nào sau đây dễ bị vỡ nhất?

A. Tế bào hồng cầu. B. Tế bào nấm men. C. Tế bào thực vật. D. Tế bào vi khuẩn.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 10 (VD): Khi bón quá nhiều phân hóa học làm cho cây bị héo và chết. Giải thích nào sau đây đúng?

A. Môi trường đất quá ưu trương dẫn đến cây mất nước.
B. Môi trường đất quá nhược trương dẫn đến cây mất nước.
C. Môi trường đất quá base dẫn đến cây mất nước.
D. Môi trường đất quá acid dẫn đến cây mất nước.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 11 (VD): Rượu là một chất tan trong lipid. Rượu sẽ đi vào trong tế bào qua

A. lớp phospholipid kép. B. kênh protein đặc biệt.
C. các lỗ trên màng. D. kênh protein xuyên màng.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 12 (VD): Khi các nhà nghiên cứu dược phẩm thiết kế thuốc, người ta thường gắn thêm nhóm methyl (–CH3) vào phân tử thuốc để chúng dễ dàng đi vào trong tế bào. Giải thích nào sau đây đúng?

A. Thuốc được gắn thêm nhóm –CH3 là nhóm chức kị nước nên thuốc sẽ có tính chất kị nước, dễ dàng đi qua lớp phospholipid kép vào trong tế bào.
B. Thuốc được gắn thêm nhóm –CH3 là nhóm chức ưa nước nên thuốc sẽ có tính chất ưa nước, dễ dàng đi qua lớp phospholipid kép vào trong tế bào.
C. Thuốc được gắn thêm nhóm –CH3 sẽ làm cho cấu hình của nó thay đổi lọt được qua lỗ màng vào bên trong tế bào.
D. Thuốc được gắn thêm nhóm –CH3 sẽ làm cho cấu hình của nó thay đổi sẽ được thực bào vào bên trong tế bào.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 13 (VD): Khi các nhà nghiên cứu dược phẩm thiết kế thuốc, người ta thường gắn nhóm tích điện vào phân tử thuốc để giảm khả năng thuốc đi qua màng vào trong tế bào. Giải thích nào sau đây đúng?

A. Thuốc được gắn thêm nhóm tích điện sẽ có tính ưa nước nên khó đi qua màng tế bào.
B. Thuốc được gắn thêm nhóm tích điện sẽ có tính kị nước nên khó đi qua màng tế bào.
C. Thuốc được gắn thêm nhóm tích điện sẽ làm cho nó khó bị thực bào vào bên trong tế bào.
D. Thuốc được gắn thêm nhóm tích điện sẽ làm cho nó khó bị ẩm bào vào bên trong tế bào.

Xem đáp án

Đáp án: A



Theo dõi Tài Liệu Sinh:

Chia sẻ

Đăng nhập

Đăng ký

Đặt lại mật khẩu

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn, bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo mật khẩu mới qua email.

Xem Sản Phẩm
X

Nếu thấy TaiLieuSinh.com hữu ích, bạn hãy giúp TLS bằng cách xem 1 sản phẩm mà TLS liên kết nha.
Love You 3000!!!


(Chỉ cần xem sản phẩm là bạn đã góp thêm cơ hội cho TLS có thêm kinh phí duy trì website để tiếp tục chia sẻ tài liệu FREE cho các bạn!)