BÀI 18: TUẦN HOÀN MÁU
Chia sẻ
BÀI 18: TUẦN HOÀN MÁU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
– Nêu được cấu tạo ý nghĩa của tuần hoàn máu.
– Phân biệt hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn với hệ tuần hoàn kép.
– Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn.
- Kĩ năng
– Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích hình, thảo luận nhóm và làm việc độc lập.
– Phát triển khả năng tư duy, so sánh, tổng hợp, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ.
– Hoạt động nhóm: sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp.
- Thái độ
– Có tính cẩn thận, tỉ mỉ trong nghiên cứu khoa học.
– Yêu thích môn sinh học, ứng dụng kiến thức bài học vào đời sống thực tiễn.
- Năng lực hướng tới
– Năng lực tự chủ và tự học: HS xác định được nhiệm vụ học tập, đặt ra mục tiêu học tập:
Từ đó HS rèn luyện được tính tự lực, tự đánh giá được ưu điểm, hạn chế của bản thân; tự điều chỉnh; sẵn sàng đón nhận và quyết tâm vượt qua thử thách trong học tập.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua thảo luận nhóm và báo cáo kết quả thảo luận.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua việc đọc kênh chữ, quan sát và phân tích kênh hình về tuần hoàn máu.
– Năng lực ngôn ngữ: Thông qua thảo luận nhóm và báo cáo kết quả thảo luận HS phát triển được năng lực ngôn ngữ khoa học như: tuần hoàn….
– Năng lực tính toán: Thông qua việc phân tích và giải thích kết quả các thí nghiệm
– Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội: Thông qua việc tìm hiểu về các hiện tượng bệnh thường gặp.
– Năng lực thẩm mỹ: Thông qua việc trình bày và giải thích các thí nghiệm về hệ tuần hoàn.
II. CHUẨN BỊ
- Chuẩn bị của giáo viên: Sách giáo viên, SGK, hình ảnh trực quan.
- Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu tài liệu và thực hiện theo phân công giáo viên. Nghiên cứu bài 18 đặt những câu hỏi về vấn đề mà bản thân chưa hiểu, trả lời câu hỏi sau bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Kiểm tra bài cũ
- Hoạt động khởi động
GV: Đặt vấn đề: Ở những bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về hệ tiêu hoá và hô hấp ở các loài ĐV. Bài học này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về một quá trình quan trọng khác của các nhóm ĐV, đó là sự tuần hoàn máu. Theo em, cấu tạo của hệ tuần hoàn gồm các bộ phận nào? Tuần hoàn máu có ý nghĩa như thế nào?
HS:
******Tải về để xem đầy đủ******
Xem tiếp BÀI 19: TUẦN HOÀN MÁU (TT)
Chia sẻ