BÀI 20: CÂN BẰNG NỘI MÔI
Chia sẻ
BÀI 20: CÂN BẰNG NỘI MÔI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
– Nêu được khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi, hậu quả của mất cân bằng nội môi.
– Vẽ được sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi.
– Nêu được vai trò của gan và thận trong cân bằng áp suất thẩm thấu.
– Nêu được vai trò của hệ đệm trong cân bằng nội môi.
- Kĩ năng
– Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích hình, thảo luận nhóm và làm việc độc lập.
– Phát triển khả năng tư duy, so sánh, tổng hợp, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ.
– Hoạt động nhóm: sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp.
- Thái độ
– Vận dụng lý thuyết để giải thích một số ví dụ: Cơ chế điều hoà huyết áp, vai trò của gan và thận trong việc cân bằng áp suất thẩm thấu của máu……
– Chỉ ra được nguyên nhân gây ra một số bệnh thông thường: huyết áp giảm, cảm cúm…..
- Năng lực hướng tới
– Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua kiến thức về cân bằng nội môi, HS xác định được nhiệm vụ học tập, đặt ra mục tiêu học tập:
+ Trình bày được khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi, hậu quả của mất cân bằng nội môi.
+ Vẽ được sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi.
+ Nêu được vai trò của gan và thận trong cân bằng áp suất thẩm thấu.
+ Nêu được vai trò của hệ đệm trong cân bằng nội môi.
Từ đó HS rèn luyện được tính tự lực, tự đánh giá được ưu điểm, hạn chế của bản thân; tự điều chỉnh; sẵn sàng đón nhận và quyết tâm vượt qua thử thách trong học tập.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua thảo luận nhóm và báo cáo kết quả thảo luận về sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua việc đọc kênh chữ và phân tích, giải thích việc điều chỉnh cơ chế duy trì cân bằng nội môi trong cơ thể.
– Năng lực ngôn ngữ: Thông qua thảo luận nhóm và báo cáo kết quả thảo luận HS phát triển được năng lực ngôn ngữ khoa học như: cân bằng nội môi, áp suất thẩm thấu, hệ đệm.
– Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội: Thông qua việc tìm hiểu một số bệnh do mất cân bằng nội môi.
– Năng lực thẩm mỹ: Thông qua việc trình bày và giải thích sơ đồ cơ chế điều hòa huyết áp.
II. CHUẨN BỊ
- Chuẩn bị của giáo viên: Sách giáo viên, SGK, hình ảnh trực quan.
- Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài 20 (trang 86 – 90 SGK) và đặt những câu hỏi về vấn đề mà bản thân chưa hiểu, trả lời CH lệnh (trang 87,88 SGK) và các CH sau bài học (trang 90 SGK).
******Tải về để xem đầy đủ******
Xem tiếp BÀI 21: THỰC HÀNH ĐO MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÍ Ở NGƯỜI
Chia sẻ