Bài 22. Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật - [Trắc nghiệm Sinh 10]

Chia sẻ

Phân loại: Trắc Nghiệm

Mục lục

Bài 22. Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật

Câu 1(B): Đối với con người vi sinh vật có vai trò:

  1. cộng sinh nhiều loài sinh vật giúp các loài tồn tại trong tự nhiên.
  2. phân giải các chất thải độc hại làm giảm ô nhiễm môi trường.
  3. tạo ra oxi và các chất dinh dưỡng cung cấp cho các sinh vật.
  4. phân giải xác sinh vật làm giàu dinh dưỡng cho đất trồng.

Xem đáp án
Đáp án: 2

Câu 2 (B): Công nghệ lên men đã tạo ra những sản phẩm nào?

  1. Thuốc bảo vệ thực vật.
  2. Thuốc kháng sinh.
  3. Dung môi hữu cơ.
  4. Thức ăn chăn nuôi.

Xem đáp án
Đáp án: 3

Câu 3(B): Công nghệ thu hồi sản phẩm đã tạo ra những sản phẩm nào?

  1. Rượu.
  2. Bia.
  3. Phân vi sinh.
  4. Sữa chua.

Xem đáp án
Đáp án: 3

Câu 4(B): Lĩnh vực nào không liên quan đến công nghệ vi sinh vật?

  1. Lĩnh vực giáo dục.
  2. Lĩnh vực y tế.
  3. Lĩnh vực dược phẩm.
  4. Lĩnh vực thực phẩm.

Xem đáp án
Đáp án: 1

Câu 5(B): Thời gian thế hệ của nấm men Saccharomyces cerevisae là bao nhiêu phút?

  1. 120
  2. 130
  3. 140
  4. 150

Xem đáp án
Đáp án: 1

Câu 6(B): Việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn dựa trên các đặc điểm sinh học nào sau đây?

(1) Kích thước hiển vi

(2) Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh

(3) Cơ thể đơn bào, một số đa bào phức tạp

(4) Tổng hợp và phân giải các chất nhanh

(5) Đa dạng về di truyền

(6) Phổ sinh thái và dinh dưỡng rộng

  1. (1)(2)(3)(4)(5)
  2. (1)(2)(3)(4)(6)
  3. (1)(2)(4)(5)(6)
  4. (1)(3)(4)(5)(6)

Xem đáp án
Đáp án: 3

Câu 7(H): Con người chú trọng việc sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh thay cho thuốc trừ sâu hóa học vì:

  1. thuốc trừ sâu hóa học tiêu diệt sâu, bệnh trên diện tích rộng.
  2. thuốc trừ sâu hóa học thường có thời gian phân hủy kéo dài.
  3. thuốc trừ sâu hóa học có khả năng tiêu diệt nhanh sâu, bệnh.
  4. thuốc trừ sâu hóa học rất phức tạp trong khâu bảo quản.

Xem đáp án
Đáp án: 2

Câu 8(H): Vì sao thuốc trừ sâu vi sinh ngày càng được ưa chuộng trong ngành nông nghiệp?

  1. Bảo quản dễ dàng, thời gian sử dụng kéo dài.
  2. Thuốc phân hủy chậm nên độc lực kéo dài.
  3. Tiêu diệt sâu, bệnh hại nhanh chóng.
  4. An toàn với con người và các thiên địch có lợi.

Xem đáp án
Đáp án: 4

Câu 9 (H): Cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật để sản xuất nước tương, nước mắm là:

  1. quá trình phân giải và tổng hợp các chất hữu cơ của vi sinh vật.
  2. quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ cơ thể vi sinh vật.
  3. quá trình phát sinh chất hữu cơ trong việc tổng hợp chất dinh dưỡng.
  4. quá trình phân giải các chất hữu cơ từ cơ thể vi sinh vật.

Xem đáp án
Đáp án: 1

Câu 10(H): Thuốc trừ sâu vi sinh có hạn chế là:

  1. gây độc cho con người và vật nuôi.
  2. làm ô nhiễm môi trường.
  3. tác dụng chậm đối với sâu, bệnh.
  4. làm mất cân bằng sinh học.

Xem đáp án
Đáp án: 3

Câu 11(H): Vì sao vi sinh vật đặc biệt có ích cho ngành nông nghiệp?

  1. Vi sinh vật có khả năng biến đạm khó tiêu thành đạm dễ tiêu.
  2. Vi sinh vật có khả năng biến lân khó tiêu thành lân dễ tiêu.
  3. Vi sinh vật có khả năng biến kali khó tiêu thành kali dễ tiêu.
  4. Vi sinh vật có khả năng biến khoáng khó tiêu thành khoáng dễ tiêu.

Xem đáp án
Đáp án: 2

Câu 12(H): Con người tận dụng khả năng nào của vi sinh vật trong việc xử lí chất thải?

  1. Kết tủa.
  2. Bay hơi.
  3. Phân giải.
  4. Tổng hợp.

Xem đáp án
Đáp án: C

Câu 13 (VD): Người ta đã sử dụng enzyme nào sau đây để xử lí rác thải có nguồn gốc từ lá cây?

A. Amylase.

B. Lipase.

C. Protease.

D. Cellulase.

Xem đáp án
Đáp án: D

Câu 14 (VD): Từ quá trình lên men lactate có thể tạo ra những sản phẩm nào sau đây?

  1. Rượu, bột ngọt.
  2. Sữa chua, giấm, dưa muối.
  3. Nước mắm, tương.
  4. Dưa muối, sữa chua.

Xem đáp án
Đáp án: 4

Câu 15 (VD): Ngày nay, người ta thường sử dụng đối tượng nào sau đây để tổng hợp các amino acid quý như glutamic, lysine?

A. lúa mì, lúa mạch.

B. vi sinh vật.

C. thịt gia súc.

D. cây họ đậu.

Xem đáp án
Đáp án: B

Câu 16 (VD): Người ta đã ứng dụng enzyme nào sau đây để làm tương và trong công nghệ thuộc da?

A. Amylase.

B. Lipase.

C. Protease.

D. Cellulase.

Xem đáp án
Đáp án: C

Câu 17 (VD): Nghề làm nước mắm truyền thống ở Phú Quốc, người ta không sử dụng trực tiếp enzyme protease. Giải thích nào sau đây phù hợp với việc chuyển hóa protein cá cơm thành nước mắm?

  1. Các vi sinh vật có sẵn trong môi trường rơi vào phân giải protein cá.
  2. Các vi sinh vật trên da cá hay trong mang cá có enzyme phân giải protein cá.
  3. Protein của cá tự hòa tan vào nước mắm mà không cần vi sinh vật.
  4. Các vi sinh vật phân giải protein cá chủ yếu có trong ruột cá.

Xem đáp án
Đáp án: 4

Câu 18 (VD): Khi nói về ứng dụng của quá trình sinh tổng hợp ở vi sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

  1. Sản xuất sinh khối (hoặc protein đơn bào).
  2. Làm rượu, tương cà, dưa muối.
  3. Sản xuất amino acid quý.
  4. Sản xuất các chế phẩm sinh học (chất xúc tác sinh học, gôm sinh học,…).

A. 3.

B. 4.

C. 1.

D. 2.

Xem đáp án
Đáp án: A



Theo dõi Tài Liệu Sinh:

Chia sẻ

Đăng nhập

Đăng ký

Đặt lại mật khẩu

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn, bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo mật khẩu mới qua email.

Xem Sản Phẩm
X

Nếu thấy TaiLieuSinh.com hữu ích, bạn hãy giúp TLS bằng cách xem 1 sản phẩm mà TLS liên kết nha.
Love You 3000!!!


(Chỉ cần xem sản phẩm là bạn đã góp thêm cơ hội cho TLS có thêm kinh phí duy trì website để tiếp tục chia sẻ tài liệu FREE cho các bạn!)