BÀI 25: THỰC HÀNH: HƯỚNG ĐỘNG
Chia sẻ
BÀI 25: THỰC HÀNH: HƯỚNG ĐỘNG
I. MỤC TIÊU
– Thực hiện được thí nghiệm phát hiện hướng trọng lực của cây.
– Rèn thao tác thưch hành thí nghiệm, đức tính kiên trì, tỉ mỉ, kĩ năng phát hiện kiến thức từ kết quả thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ
– Thí nghiệm đã làm sẵn để đối chứng (Sử dụng thí nghiệm ảo).
– 2 đĩa đáy sâu, 1 chuông thuỷ tinh (nhựa) trong suốt.
– Nút cao su đường kính 5-6 cm.
– 2 ghim nhỏ, 1 panh gắp hạt, dao lam (kéo), giấy lọc.
– Hạt mới nhú mầm (đậu, ngô, đỗ)
III. TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH
– Dùng ghim cắm xuyên 2 hạt đã có rễ mầm mọc thẳng.
– Cho rễ mầm nằm ngang hướng ra mép của nút cao su, các lá mầm thì hướng vào bên trong (hính 25).
– Cắt bỏ chóp rễ ở 1 hạt.
– Đặt nút cao su trên lên đáy của đĩa đã có nước.
– Dùng giấy lọc phủ lên má mầm, 2 đầu của giấy lọc nhúng vào trong đĩa để cây mầm không bị khô và úp chuông thủy tinh lên và đặt vào trong buồng tối.
– Sau 1 – 2 ngày lấy ra và quan sát hiện tượng.
– GV yêu cầu mỗi nhóm đưa ra thí nghiệm đã chuẩn bị trước ở nhà và nhận xét sự vận động của rễ ở 2 hạt nảy mầm trong thí nghiệm.
– HS quan sát kết quả thí nghiệm và giải thích.
Kết quả
– Rễ cây còn đỉnh uốn cong xuống phía dưới.
– Rễ bị căt đỉnh không uốn cong được và rễ vẫn nằm ngang.
Nhận xét: Đỉnh rễ là vị trí tiếp nhận kích thích của trọng lực.
KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………….
|
Nhận xét của tổ trưởng
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Xem tiếp BÀI 26 – 27: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
Chia sẻ