QUANG HỢP Ở THỰC VẬT - [Trắc nghiệm Sinh 11]

Chia sẻ

QUANG HỢP Ở THỰC VẬT - [Trắc nghiệm Sinh 11] QUANG HỢP Ở THỰC VẬT - [Trắc nghiệm Sinh 11] QUANG HỢP Ở THỰC VẬT - [Trắc nghiệm Sinh 11]
Phân loại: Trắc Nghiệm

Mục lục

Câu 1 (B): Quá trình quang hợp chủ yếu diễn ra ở đâu?

A. Diễn ra chủ yếu ở lá cây.
B. Diễn ra chủ yếu ở thân cây.
C. Diễn ra chủ yếu ở rễ cây.
D. Diễn ra chủ yếu ở hoa và quả.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 2 (B): Chất hoá học nào sau đây không được tạo ra trong quang hợp?

A. O2.
B. CO2.
C. C6H12O6.
D. H2O.

Xem đáp án

Đáp án: B

Câu 3 (B): Sắc tố quang hợp chủ đạo không thể thiếu ở thực vật có hoa là

A. diệp lục a.
B. diệp lục b.
C. carotene.
D. xanthophyl.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 4 (B): Sắc tố quang hợp nào sau đây có chức năng chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong các phân tử ATP và NADPH?

A. diệp lục a.
B. diệp lục b.
C. carotene.
D. xanthophyl.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 5 (B): Các sắc tố quang hợp của lá có màu đỏ hấp thụ ánh sáng và truyền năng lượng hấp thụ theo sơ đồ nào sau đây?

A. Diệp lục b -> diệp lục a -> diệp lục a ở trung tâm phản ứng -> carotenoid.
B. Carotenoid -> diệp lục b -> diệp lục a -> diệp lục a ở trung tâm phản ứng.
C. Carotenoid -> xanthophyl -> diệp lục b ở trung tâm phản ứng.
D. Diệp lục b -> diệp lục a -> Carotenoid -> diệp lục a ở trung tâm phản ứng.

Xem đáp án

Đáp án: B

Câu 6 (B): Vị trí xảy ra pha sáng trong quang hợp ở thực vật là

A. túi thylakoid.
B. bào tương.
C. chất nền lục lạp.
D. màng trong lục lạp.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 7 (B): Sản phẩm của pha sáng không sử dụng cho pha tối trong quang hợp là

A. O2.
B. ATP.
C. NADPH.
D. CO2.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 8 (B): Ở thực vật C3, sản phẩm cố định CO2 được tạo ra ổn định đầu tiên là

A. RuBP (Ribulose 1,5 bisphosphate).
B. G3P (Glyceraldehyde 3 phosphate).
C. 3-PGA (3-phosphoglycerid acid).
D. OAA (Oxaloacetic acid).

Xem đáp án

Đáp án: C

Câu 9 (B): Ở thực vật C4, sản phẩm cố định CO2 được tạo ra ổn định đầu tiên là

A. OAA (Oxaloacetic acid).
B. G3P (Glyceraldehyde 3 phosphate).
C. RuBP (Ribulose 1,5 bisphosphate).
D. 3-PGA (3-phosphoglycerid acid).

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 10 (B): Ở thực vật CAM, sản phẩm dự trữ CO2 vào ban đêm để cung cấp cho pha tối ban ngày là

A. AM (Malic acid)
B. G3P (Glyceraldehyde 3 phosphate).
C. RuBP (Ribulose 1,5 bisphosphate).
D. 3-PGA (3-phosphoglycerid acid).

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 11 (B): Trong quang hợp ở thực vật, hợp chất hữu cơ nào được xem là nguyên liệu ban đầu để tạo ra các hợp chất hữu cơ khác nhau trong cơ thể thực vật?

A. RuBP (Ribulose 1,5 bisphosphate).
B G3P (Glyceraldehyde 3 phosphate).
C. 3-PGA (3-phosphoglycerid acid).
D. PEP (Phosphoenol pyruvate).

Xem đáp án

Đáp án: B

Câu 12 (H): Loài, nhóm loài thực vật nào sau đây chỉ có chu trình Calvin trong pha tối quang hợp?

A. Lúa nước.
B. Ngô.
C. Rau dền.
D. Dứa.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 13 (H): Loài, nhóm loài thực vật nào sau đây chu trình Calvin trong pha tối quang hợp không thực hiện ở tế bào lục mô giậu?

A. Rau dền.
B. Lúa nước.
C. Đậu Hà lan.
D. Dứa.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 14 (H): Loài, nhóm loài thực vật nào sau đây không có chu trình C4 trong pha tối quang hợp?

B. Ngô.
B. Rau dền.
C. Đậu Hà Lan.
D. Dứa.

Xem đáp án

Đáp án: C

Câu 15 (H): Loài, nhóm loài thực vật nào sau đây thực hiện chu trình C4 trong pha tối quang hợp vào ban đêm?

A. Dứa.
B. Ngô.
C. Rau dền.
D. Kê.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 16 (H): Khi nói về ảnh hưởng ánh sáng đến quang hợp, phát biểu nào sau đây sai?

A. Điểm bảo hòa ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ hô hấp bằng cường độ quang hợp.
B. Trong những điều kiện nhất định cường độ ánh sáng tỉ lệ với cường độ quang hợp.
C. Cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng thấp hơ cây ưa sáng.
D. Thành phần ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa sản phẩm quang hợp.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 17 (H): Khi nói về ảnh hưởng của CO2 đến quang hợp, phát biểu nào sau đây sai?

A. Khi tăng nồng độ CO2 thì cường độ quang hợp tăng.
B. Nồng độ CO2 tối thiểu mà cường độ hô hấp bằng quang hợp gọi là điểm bù CO2.
C. Điểm bảo hòa CO2 là nồng độ CO2 mà ở đó cường độ quang hợp đạt cực đại.
D. Điểm bù CO2 ở thực vật C4 thấp hơn thực vật C3.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 18 (H): Khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp, phát biểu nào sau đây sai?

A. Khi tăng nhiệt độ thì cường độ quang hợp tăng lên.
B. Nhiệt độ tối ưu cho quang hợp ở cây nhiệt đới cao hơn cây ôn đới.
C. Cây vùng lạnh có thể quang hợp ở nhiệt độ thấp hơn 0oC.
D. Nhiệt độ tối ưu cho quang hợp khác nhau tuỳ theo từng loài.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 19 (VD): Khi nói về đặc điểm chung của pha tối quang hợp ở hai loài Dứa và Ngô, phát biểu nào sau đây sai?

A. Cố định CO2 đầu tiên diễn ra vào ban ngày.
B. Có giai đoạn cố định CO2 theo chu trình Canvin.
C. Tạo ra hợp chất G3P để tổng hợp các chất hữu cơ khác nhau trong tế bào.
D. Có điểm bù CO2 thấp.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 20 (VD): Khi nói về các phương pháp được sử dụng để nâng cao năng suất cây trồng, có bao nhiêu phương pháp sau đây đúng?

I. Bón phân và tưới tiêu hợp lý.
II. Tăng tổng diện tích lá cây trồng.
III. Gieo trồng đúng thời vụ.
IV. Tạo giống có cường độ quang hợp cao.

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Xem đáp án

Đáp án: D

Câu 21 (VD): Khi nói về quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chu trình Canvin tồn tại ở cả 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM.
B. O2 được tạo ra trong pha sáng có nguồn gốc từ phân tử CO2.
C. Pha tối (pha cố định CO2) diễn ra trong xoang tilacôit của lục lạp.
D. Quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM chỉ khác nhau chủ yếu ở pha sáng.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 22 (VD): Khi nói về pha sáng của quá trình quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Pha sáng chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong ATP và NADPH.
II. Pha sáng diễn ra trong chất nền (stroma) của lục lạp.
III. Oxygene trong quang hợp được tạo ra từ pha sáng.
IV. Pha sáng phụ thuộc vào cường độ ánh sáng và thành phần quang phổ của ánh sáng.

A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.

Xem đáp án

Đáp án: B

Câu 23 (VD): Thực vật C4 có năng suất sinh học cao hơn thực vật C3, có bao nhiêu giải thích sau đây đúng?

I. Thực vật C4 có điểm bảo hòa ánh sáng cao hơn thực vật C3.
II. Thực vật C4 không có hô hấp sáng còn Thực vật C3 thì có hô hấp sáng.
III. Thực vật C4 nhu cầu nước thấp hơn Thực vật C3.
IV. Thực vật C4 có điểm bù CO2 thấp hơn Thực vật C3.

A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 24 (VD): Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng?

I. Thực vật C4 có cường độ quang hợp cao hơn thực vật C3 .
II. Thực vật CAM thích nghi với môi trường khô hạn.
III. Chu trình Calvin chỉ có trong pha tối ở thực vật C3.
IV. Pha sáng của tất cả các loài thực vật đều cơ bản giống nhau.

A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.

Xem đáp án

Đáp án: C

Câu 25 (VD): Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Sản phẩm của pha sáng đều được sử dụng trong pha tối.
II. Khi tắt ánh sáng, nồng độ 3-PGA tăng và nồng độ RuBP giảm.
III. Khi giảm nồng độ CO2, nồng độ 3-PGA giảm và nồng độ RuBP tăng.
IV. Trong pha tối, A3P từ chu trình Calvin chuyển hóa thành cacbohidrate, protein và lipid.

A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.

Xem đáp án

Đáp án: C

Câu 26 (VD): Khi nói về đặc điểm chung của pha tối quang hợp ở hai loài Lúa nước và Ngô, phát biểu nào sau đây sai?

A. Vị trí cố định CO2 đầu tiên là ở tế bào mô giậu.
B. Có giai đoạn cố định CO2 theo chu trình Canvin.
C. Tạo ra hợp chất G3P để tổng hợp các chất hữu cơ khác nhau trong tế bào.
D. Pha tối quang hợp diễn ra vào ban ngày.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 27 (VD): Hình bên mô tả cường độ quang hợp ở một loài thực vật trong các điều kiện khác nhau. Có bao nhiêu nhận định sau đây về đồ thị bên đúng?

I. Đồ thị biểu diễn phụ thuộc của quang hợp ở một loài thực vật theo cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 trong không khí.

II. Tron giới hạn nhất định, tốc độ cố định CO2 tăng khi tăng cường độ ánh sáng và phụ tuộc vào nồng độ CO2.
III. Đường cong a thể hiện tốc độ cố định CO2 bị hạn chế bởi nhân tố ánh sáng; đường cong b thể hiện phần tốc độ cố định CO2 bị hạn chế bởi nhân tố là nồng độ CO2.
IV. Theo đồ thị trên, trồng cây trong điều kiện b năng suất sẽ thấp hơn trong điều kiện a.

A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 28 (VD): Sử dụng đồng vị phóng xạ C14 trong CO2 để tìm hiểu về quá trình quang hợp ở thực vật. Tiến hành 2 thí nghiệm với 2 chậu cây:

Thí nghiệm 1: Chiếu sáng và cung cấp CO2 đầy đủ cho chậu cây. Sau 1 khoảng thời gian thì không chiếu sáng và cung cấp CO2 có chứa đồng vị phóng xạ C14 vào môi trường. Quan sát tín hiệu phóng xạ theo thời gian.


Thí nghiệm 2: Chiếu sáng và cung cấp CO2 mang đồng vị phóng xạ C14. Sau một thời gian thì ngừng cung cấp CO2 nhưng vẫn chiếu sáng cho chậu cây. Quan sát tín hiệu phóng xạ theo thời gian.
Từ kết quả thu được ở 2 thí nghiệm trên, hãy cho biết 2 chất X, Y là gì?

A. X là APG, Y là RiDP.
B. X là APG, Y là AlPG.
C. X là RiDP, Y là APG.
D. X là AlPG, Y là APG.

Xem đáp án

Đáp án: A



Theo dõi Tài Liệu Sinh:

Chia sẻ

Đăng nhập

Đăng ký

Đặt lại mật khẩu

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn, bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo mật khẩu mới qua email.

Xem Sản Phẩm
X

Nếu thấy TaiLieuSinh.com hữu ích, bạn hãy giúp TLS bằng cách xem 1 sản phẩm mà TLS liên kết nha.
Love You 3000!!!


(Chỉ cần xem sản phẩm là bạn đã góp thêm cơ hội cho TLS có thêm kinh phí duy trì website để tiếp tục chia sẻ tài liệu FREE cho các bạn!)