BÀI 47: ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI
Chia sẻ
BÀI 47: ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
– Giải thích được vì sao phải điều khiển sinh sản ở ĐV và sinh đẻ có kế hoạch ở người.
– Hiểu được những biện pháp điều khiển sinh sản ở ĐV và việc sinh đẻ có kế hoạch ở người.
– Biết được thụ tinh nhân tạo và nuôi cấy phôi, giải quyết được những vấn đề về tăng sinh ở ĐV và sinh đẻ có kế hoạch ở người.
- Kĩ năng
– Kỹ năng khoa học: quan sát, phân loại, nêu khái niệm định nghĩa.
– Kỹ năng tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh.
– Kỹ năng học tập: tự học, tự nghiên cứu, vận dụng lí thuyết vào thực tế.
– Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp: Hợp tác nhóm, phân tích tranh vẽ, suy luận.
- Thái độ
– Có ý thức trong vấn đề thụ tinh nhân tạo và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- Định hướng phát triển năng lực
Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài/chủ đề dạy – học:
– Năng lực tự học, đọc hiểu: Đọc nội dung bài học trong SGK và trả lời câu hỏi của GV.
– Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Thông qua việc đọc kênh chữ, quan sát và giải quyết các vấn đề liên quan.
– Năng lực hợp tác nhóm: Thông qua thảo luận nhóm và báo cáo kết quả thảo luận về sinh sản vô tính và hữu tính HS tích cực, tự giác và nghiêm túc trong công việc; quan tâm và vận động các bạn cùng nhóm hoạt động hiệu quả.
II. CHUẨN BỊ
- Chuẩn bị của giáo viên: Máy chiếu, hình ảnh liên quan.
- Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài 47 SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Kiểm tra bài cũ
- Hoạt động khởi động
GV đặt câu hỏi: Vào bài mới: Giáo viên đặt câu hỏi. Tại sao cần tăng sinh sản ở động vật, nhưng cần giảm sinh đẻ ở người? GV trả lời sau đó dẫn dắt vào bài mới
- Hoạt động hình thành kiến thức
Kiến thức trọng tâm | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
I. ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT
Tăng sinh: tăng khả năng sinh sản (tăng số con được sinh ra). 1. Một số biện pháp làm thay đổi số con * Sử dụng hoocmôn (tự nhiên hoặc nhân tạo), thay đổi môi trường: – Sử dụng hoocmôn hoặc tạo điều kiện môi trường thuận lợi… để tăng số lứa, tăng số con đẻ trong 1 lứa. * Thụ tinh nhân tạo: – Tinh trùng lấy từ cơ thể đực được bảo quản lạnh. Sau đó, thụ tinh trong, trứng sau khi thụ tinh được cấy trở lại cơ thể cái. * Nuôi cấy phôi: Sử dụng hoocmôn thúc đẩy trứng chín và rụng → tách các trứng ra ngoài → cho trứng thụ tinh với tinh trùng trong ống nghiệm tạo các hợp tử → hợp tử nuôi trong môi trường thích hợp để PT thành phôi → cấy phôi vào tử cung con cái. 2. Một số biện pháp điều khiển giới tính – Tùy theo nhu cầu mà điều khiển giới tính động vật. – Biện pháp: biện pháp kĩ thuật như: lọc, li tâm, điện di để tách tinh trùng thành 2 loại (X và Y). |
Hoạt động 1: Tìm hiểu điều khiển sinh sản ở động vật
Mục tiêu: HS nêu được các biện pháp điều khiển số con và giới tính. |
|
GV đặt câu hỏi hình thành kiến thức cho HS.
– Thế nào là tăng sinh? – Hãy cho biết một số kinh nghiệm làm tăng sinh sản trong chăn nuôi? GV nhận xét và yêu cầu HS nghiên cứu mục I SGK. GV cho HS thảo luận theo nhóm nhỏ và sau đó đặt một số câu hỏi gợi ý. – Tại sao sử dụng hoocmôn có thể làm tăng SS ở ĐV? – Cho VD về sự thay đổi yếu tố môi trường trong chăn nuôi? – Ý nghĩa của việc nuôi cấy phôi? GV nhận xét câu trả lời của HS. GV tổng hợp kiến thức.
– Vì sao cần phải điều khiển giới tính? – Nêu các biện pháp điều khiển giới tính? GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức. |
HS: Nghiên cứu câu hỏi trắc nghiệm SGK và trả lời.
HS: Sử dung hoocmon, thay đổi yếu tố môi trường.
HS nghiên cứu SGK
– HS trả lời
– HS trả lời: thay đổi chế độ chiếu sáng có thể làm gà nuôi đẻ 2 trứng/ngày.
– HS trả lời: Theo nhu cầu của con người. – Lọc, li tâm, điện di để tác tinh trùng. – HS lắng nghe và ghi chép. |
Chia sẻ