Các phân tử sinh học - [Trắc nghiệm Sinh 10]
Chia sẻ
Mục lục
- Câu 1 (B): Khi nói về phân tử sinh học, phát biểu nào sau đây sai?
- Câu 2 (B): Carbohydrate được cấu tạo từ ba loại nguyên tố
- Câu 3 (B): Các loại đường nào sau đây là đường đơn?
- Câu 4 (B): Các loại đường nào sau đây là đường đôi?
- Câu 5 (B): Các loại đường nào sau đây là đường đa?
- Câu 6 (B): Phân tử DNA được cấu tạo từ các đơn phân nào sau đây?
- Câu 7 (B): Đường đôi lactose được cấu tạo từ hai phân tử đường đơn nào sau đây?
- Câu 8 (B): Khi nói về lipid, phát biểu nào sau đây sai?
- Câu 9 (H): Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được loại đường đơn nào sau đây?
- Câu 10 (H): Tinh bột, glycogen và cellulose có đặc điểm chung nào sau đây?
- Câu 11 (H): Khi thủy phân hoàn toàn đường sucrose thu được các loại đường đơn nào sau đây?
- Câu 12 (H): Khi nói về carbohydrate, phát biểu nào sau đây sai?
- Câu 13 (H): Khi thủy phân hoàn toàn protein thu được loại đơn phân nào sau đây?
- Câu 14 (H): Nếu mạch 2 của phân tử DNA có ba loại nucleotide Adenine, Thymine và Guanine thì trên mạch 1 của phân tử DNA này không có loại nucletide nào sau đây?
- Câu 15 (H): Các amino acid khác nhau ở thành phần nào sau đây?
- Câu 16 (H): Có bao nhiêu lý do giải thích đúng tại sao thức ăn nhanh và nước ngọt chế biến sẵn lại có hại cho sức khỏe?
- Câu 17 (H). Khi nói về carbohydrate, phát biểu nào sau đây sai?
- Câu 18 (H). Khi nói về chức năng của protein, phát biểu nào sau đây sai?
- Câu 19 (H). Có bao nhiêu hiện tượng sau đây thể hiện sự biến tính của protein?
- Câu 20 (H). Mạch 1 của một đoạn DNA có trình tự sắp xếp các nuleotide như sau: 3’…ATAXGT XXGGATTAX…5’. Trình tự các nuleotide trên mạch 2 tương ứng của phân tử DNA này là
- Câu 21 (H). Khi nói về những điểm khác nhau giữa DNA và RNA, có bao nhiêu đặc điểm sau đây đúng?
- Câu 22 (H). Khi nói về tính đặc thù của phân tử DNA ở sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Câu 23 (H). Khi nói về sự khác nhau giữa DNA, RNA và protein, có bao nhiêu đặc điểm sau đây đúng?
- Câu 24 (H). Khi nói về sự đa dạng và đặc thù của DNA, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Câu 25 (H). Tổ chức sống nào sau đây có vật chất di truyền là RNA hoặc DNA?/ RNA hoặc DNA là vật chất di truyền của đối tượng nào sau đây?
- Câu 26 (H). Khi nói về cấu trúc và chức năng của protein, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Câu 27 (H). Khi nói về sự khác nhau giữa 3 loại phân tử RNA, có bao nhiêu đặc điểm sau đây đúng?
- Câu 28 (H). Khi nói về cấu trúc và chức năng của các đại phân tử hữu cơ, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Câu 29 (VD). Theo mô hình Watson và Crick (Dạng B), một đoạn phân tử DNA ở tế bào chứa 3000 nuleotide. Theo lí thuyết, chiều dài trung bình của đoạn phân tử DNA trên là
- Câu 30 (VD). Một đoạn phân tử DNA chứa 2400 nuleotide với adenine chiếm 20% tổng số nuleotide. Theo lí thuyết, số lượng liên kết hydrogen của đoạn phân tử DNA trên là
- Câu 31 (VD). Một đoạn phân tử DNA chứa 3200 liên kết hydrogen và tỉ lệ . Theo lí thuyết, số lượng nuleotide từng loại của đoạn phân tử DNA trên là
- Câu 32 (VD). Một đoạn phân tử DNA có chiều dài 0,51µm, hiệu số phần trăm nuleotide loại A và một loại nuleotide khác là 10%. Theo lí thuyết, số liên kết hydrogen của đoạn phân tử DNA trên là
- Câu 33 (VD). Một đoạn phân tử DNA có 600 nuleotide loại A chiếm 20% số nuleotide của DNA. Theo lí thuyết, số liên kết hydrogen giữa các nuleotide trên hai mạch của đoạn phân tử DNA trên là
- Câu 34 (VD). Một đoạn phân tử DNA có chiều dài 0,51 µm, số nuleotide loại A chiếm 20% số nuleotide của DNA. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
- Câu 35 (VD). Một đoạn DNA ở tế bào nhân thực có A = 4G. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Câu 36 (VD). Một đoạn DNA ở sinh vật nhân thực có tỉ lệ số nuleotide từng loại trên một mạch là A : T : G : C tương ứng là 1 : 2 : 3 : 4. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Câu 37 (VD). Một phân tử mRNA ở tế bào nhân thực có chiều dài 4080Ǻ. Theo lí thuyết, số lượng đơn phân của phân tử này là
- Câu 38 (VD). Theo mô hình Watson và Crick (Dạng B), một đoạn phân tử DNA chứa 2000 nuleotide. Theo lí thuyết, số chu kỳ xoắn của đoạn phân tử DNA trên là
Câu 1 (B): Khi nói về phân tử sinh học, phát biểu nào sau đây sai?
A. Phân tử sinh học là những phân tử hữu cơ được tổng hợp và tồn tại trong tế bào sống.
B. Các phân tử sinh học chính bao gồm protein, lipid, carbohydrate và nucleic acid.
C. Thành phần hóa học chủ yếu của các phân tử sinh học là các nguyên tử carbon và các nguyên tử hydrogen.
D. Protein, lipid, carbohydrate và nucleic acid là các đại phân tử hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân.
Xem đáp án
Câu 2 (B): Carbohydrate được cấu tạo từ ba loại nguyên tố
A. C, H, O với tỉ lệ 1:2:1.
B. C, O, H với tỉ lệ 1:2:1.
C. C, H, N với tỉ lệ 1:2:1.
D. C, H, P với tỉ lệ 1:2:1.
Xem đáp án
Câu 3 (B): Các loại đường nào sau đây là đường đơn?
A. Glucose, galactose và lactose.
B. Glucose, galactose và fructose.
C. Glucose, fructose và lactose.
D. Glucose, galactose và sucrose.
Xem đáp án
Câu 4 (B): Các loại đường nào sau đây là đường đôi?
A. Sucrose, galactose và lactose.
B. Maltose, galactose và fructose.
C. Maltose, sucrose và lactose.
D. Lactose, galactose và sucrose.
Xem đáp án
Câu 5 (B): Các loại đường nào sau đây là đường đa?
A. Cellulose, galactose, lactose và chitin.
B. Tinh bột, maltose, galactose và glycogen.
C. Tinh bột, glycogen, lactose và chitin.
D. Tinh bột, glycogen, cellulose và chitin.
Xem đáp án
Câu 6 (B): Phân tử DNA được cấu tạo từ các đơn phân nào sau đây?
A. Adenine, Guanine, Cytosine và Uracil.
B. Adenine, Guanine, Cytosine và Thymine.
C. Adenine, Guanine, Uracil và Thymine.
D. Adenine, Uracil, Cytosine và Thymine.
Xem đáp án
Câu 7 (B): Đường đôi lactose được cấu tạo từ hai phân tử đường đơn nào sau đây?
A. Glucose và galactose.
B. Glucose và fructose.
C. Galactose và fructose.
D. Glucose.
Xem đáp án
Câu 8 (B): Khi nói về lipid, phát biểu nào sau đây sai?
A. Lipid thường gặp là dầu và mỡ, được cấu tạo gồm một phân tử glycerol liên kết với ba acid béo.
B. Ở nhiệt độ phòng, dầu tồn tại dạng lỏng do chúng chứa các acid béo no, còn mỡ ở trạng thái rắn do chúng chứa các acid béo không no.
C. Phospholipid là một loại chất béo phức tạp, được cấu tạo gồm một phân tử glycerol liên kết với hai acid béo và một nhóm phosphate.
D. Steroid là một loại lipid đặc biệt, không chứa acid béo, các nguyên tử carbon của chúng liên kết với nhau tạo thành 4 vòng.
Xem đáp án
Câu 9 (H): Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được loại đường đơn nào sau đây?
A. Glucose.
B. Fructose.
C. Galactose.
D. Glucose và Fructose.
Xem đáp án
Câu 10 (H): Tinh bột, glycogen và cellulose có đặc điểm chung nào sau đây?
A. Được cấu tạo từ nhiều đơn phân là glucose, có chức năng dự trữ năng lượng và làm nguyên liệu cấu trúc nên thành tế bào thực vật.
B. Được cấu tạo từ nhiều đơn phân là glucose hoặc galactose, có chức năng dự trữ năng lượng và làm nguyên liệu cấu trúc nên một số thành phần quan trọng của tế bào.
C. Được cấu tạo từ nhiều đơn phân là glucose kết hợp lại và phân nhánh rất mạnh, có chức năng dự trữ năng lượng và làm nguyên liệu cấu trúc nên một số thành phần quan trọng của tế bào.
D. Được cấu tạo từ nhiều đơn phân là glucose, có chức năng dự trữ năng lượng và làm nguyên liệu cấu trúc nên một số thành phần quan trọng của tế bào.
Xem đáp án
Câu 11 (H): Khi thủy phân hoàn toàn đường sucrose thu được các loại đường đơn nào sau đây?
A. Glucose và Galactose.
B. Glucose và Fructose.
C. Galactose và Fructose.
D. Hai phân tử Glucose.
Xem đáp án
Câu 12 (H): Khi nói về carbohydrate, phát biểu nào sau đây sai?
A. Mặc dù carbohydrate có vai trò quan trọng trong tế bào và cơ thể, nhưng nếu chúng ta ăn quá nhiều có thể dẫn đến mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường, gan nhiễm mỡ.
B. Glucose được tổng hợp từ lá cây, sau đó liên kết với nhau thành đường đôi sucrose rồi vận chuyển đến các bộ phận khác nhau của cây.
C. Chúng ta nên ăn nhiều loại rau xanh khác nhau vì cellulose được tiêu hóa thành nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể đồng thời hỗ trợ tiêu hóa, tránh táo bón.
D. Chitin được cấu tạo từ các đơn phân là glucosamine hoặc galactosamine, là thành phần cấu tạo bộ xương ngoài của nhiều loài như giáp xác, côn trùng và thành tế bào của nhiều loài nấm.
Xem đáp án
Câu 13 (H): Khi thủy phân hoàn toàn protein thu được loại đơn phân nào sau đây?
A. amino acid
B. nucleotide.
C. Glucose.
D. acid béo
Xem đáp án
Câu 14 (H): Nếu mạch 2 của phân tử DNA có ba loại nucleotide Adenine, Thymine và Guanine thì trên mạch 1 của phân tử DNA này không có loại nucletide nào sau đây?
A. Thymine
B. Cytosine
C. Guanine
D. Adenine
Xem đáp án
Câu 15 (H): Các amino acid khác nhau ở thành phần nào sau đây?
A. nguyên tử hydrogen trung tâm (H).
B. nhóm amino (-NH2).
C. nhóm carboxyl (COOH).
D. chuỗi bên (nhóm R).
Xem đáp án
Câu 16 (H): Có bao nhiêu lý do giải thích đúng tại sao thức ăn nhanh và nước ngọt chế biến sẵn lại có hại cho sức khỏe?
(1) Trong quá trình sản xuất, người ta thường thêm phẩm màu nhân tạo, chất làm tăng hương vị để tăng độ hấp dẫn và thời gian bảo quản.
(2) Giá trị dinh dưỡng rất thấp vì chứa nhiều carbohydrate, chất béo, ít protein, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
(3) Thực phẩm chế biến sẵn chứa chất béo trans, dễ dẫn đến xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch.
(4) Đồ uống chứa nhiều đường fuctose làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, tiểu đường, béo phì, quá trình phân giải fructose ở gan tạo ra nhiều uric acid rất có hại cho cơ thể.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Xem đáp án
Câu 17 (H). Khi nói về carbohydrate, phát biểu nào sau đây sai?
A. Người không tiêu hóa được cellulose nên không cần ăn rau xanh hằng ngày.
B. Sucrose là thành phần chủ yếu của đường mía, đường thốt nốt.
C. Tinh bột có nhiều trong các loại hạt (gạo, lúa mì, ngô), củ (khoai, sắn).
D. Glucose có nhiều trong quả nho chín nên còn được gọi là đường nho.
Xem đáp án
Câu 18 (H). Khi nói về chức năng của protein, phát biểu nào sau đây sai?
A. Protein tham gia bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
B. Protein có chức năng vận chuyển các chất trong cơ thể.
C. Protein là thành phần chính của enzyme với chức năng xúc tác các phản ứng sinh hóa.
D. Protein tham gia điều hoà quá trình trao đổi chất.
Xem đáp án
Câu 19 (H). Có bao nhiêu hiện tượng sau đây thể hiện sự biến tính của protein?
I. Lòng trắng trứng đông lại sau khi luộc.
II. Thịt cua vón cục và nổi từng mảng khi đun nước luộc cua.
III. Sữa đậu nành bị kết tủa khi vắt chanh vào.
IV. Sợi tóc duỗi thẳng khi được ép ở nhiệt độ cao.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Xem đáp án
Câu 20 (H). Mạch 1 của một đoạn DNA có trình tự sắp xếp các nuleotide như sau: 3’…ATAXGT XXGGATTAX…5’. Trình tự các nuleotide trên mạch 2 tương ứng của phân tử DNA này là
A. 3’…GTAATXXGGAXGTAT…5’.
B. 5’…GTAATXXGGAXGTAT…3’.
C. 3’…AUAXGUXXGGAUUAX…5’.
D. 5’…AUAXGUXXGGAUUAX…3’.
Xem đáp án
Câu 21 (H). Khi nói về những điểm khác nhau giữa DNA và RNA, có bao nhiêu đặc điểm sau đây đúng?
I. Số lượng mạch đơn trong phân tử.
II. Số lượng, thành phần, trình tự của các đơn phân.
III. Đơn phân cấu tạo khác nhau về đường và base.
IV. Loại liên kết giữa đường với gốc phosphate và loại liên kết giữa các base.
V. Nguyên tắc bổ sung giữa các cặp nuleotide.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Xem đáp án
Câu 22 (H). Khi nói về tính đặc thù của phân tử DNA ở sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mỗi phân tử DNA có số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các nuleotide khác nhau.
II. Mỗi phân tử DNA có tỉ lệ (A + G) = (T + X) khác nhau.
III. Mỗi loài sinh vật có hàm lượng DNA trong tế bào khác nhau.
IV. Mỗi phân tử DNA có tỉ lệ (A + T) = (G + X) khác nhau.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Xem đáp án
Câu 23 (H). Khi nói về sự khác nhau giữa DNA, RNA và protein, có bao nhiêu đặc điểm sau đây đúng?
I. Loại đơn phân cấu tạo nên chúng.
II. Số loại đơn phân cấu tạo nên chúng.
III. Loại liên kết hóa học có trong phân tử.
IV. Thành phần nguyên tố hóa học cấu tạo nên các đơn phân.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Xem đáp án
Câu 24 (H). Khi nói về sự đa dạng và đặc thù của DNA, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. DNA khác nhau về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các đơn phân.
II. DNA đều có liên kết phosphodiester và liên kết hydrogen.
III. DNA cấu tạo gồm 2 mạch và theo nguyên tắc bán bảo tồn.
IV. DNA mang các gene khác nhau quy định các tính trạng khác nhau.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Xem đáp án
Câu 25 (H). Tổ chức sống nào sau đây có vật chất di truyền là RNA hoặc DNA?/ RNA hoặc DNA là vật chất di truyền của đối tượng nào sau đây?
A. Virus.
B. Vi khuẩn.
C. Nấm.
D. Động vật nguyên sinh.
Xem đáp án
Câu 26 (H). Khi nói về cấu trúc và chức năng của protein, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Protein có cấu trúc đa phân với nhiều loại đơn phân.
II. Protein cấu tạo từ 1 hay nhiều chuỗi polypeptid.
III. Protein tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
IV. Protein có chức năng mang và truyền đạt thông tin di truyền.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Xem đáp án
Câu 27 (H). Khi nói về sự khác nhau giữa 3 loại phân tử RNA, có bao nhiêu đặc điểm sau đây đúng?
I. Số lượng, thành phần, trình tự của các đơn phân.
II. Cấu trúc không gian của mỗi loại RNA.
III. Chức năng của mỗi loại phân tử RNA.
IV. Liên kết phosphodiester giữa các nuleotide trong chuỗi polynuleotide.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Xem đáp án
Câu 28 (H). Khi nói về cấu trúc và chức năng của các đại phân tử hữu cơ, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Amino acid là đơn phân của nucleic acid.
II. Liên kết giữa các đơn phân cấu tạo nên chuỗi polypeptid là liên kết peptide.
III. Các phân tử glucose liên kết với nhau bằng liên kết glycosidic đặc biệt tạo thành phân tử cellulose.
IV. Mỡ chứa nhiều acid béo no tồn tại ở dạng lỏng được gọi là dầu.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Xem đáp án
Câu 29 (VD). Theo mô hình Watson và Crick (Dạng B), một đoạn phân tử DNA ở tế bào chứa 3000 nuleotide. Theo lí thuyết, chiều dài trung bình của đoạn phân tử DNA trên là
A. 5100 Ǻ.
B. 3000 Ǻ.
C. 5100 nm.
D. 10200 nm.
Xem đáp án
Câu 30 (VD). Một đoạn phân tử DNA chứa 2400 nuleotide với adenine chiếm 20% tổng số nuleotide. Theo lí thuyết, số lượng liên kết hydrogen của đoạn phân tử DNA trên là
A. 3120.
B. 4798.
C. 2880.
D. 4080.
Xem đáp án
Câu 31 (VD). Một đoạn phân tử DNA chứa 3200 liên kết hydrogen và tỉ lệ . Theo lí thuyết, số lượng nuleotide từng loại của đoạn phân tử DNA trên là
A. A = T = 400; G = C = 800.
B. A = T = 800; G = C = 400.
C. A = T = 400; G = C = 200.
D. A = T = 200; G = C = 400.
Xem đáp án
Câu 32 (VD). Một đoạn phân tử DNA có chiều dài 0,51µm, hiệu số phần trăm nuleotide loại A và một loại nuleotide khác là 10%. Theo lí thuyết, số liên kết hydrogen của đoạn phân tử DNA trên là
A. 3600.
B. 3000.
C. 3900.
D. 5998.
Xem đáp án
Câu 33 (VD). Một đoạn phân tử DNA có 600 nuleotide loại A chiếm 20% số nuleotide của DNA. Theo lí thuyết, số liên kết hydrogen giữa các nuleotide trên hai mạch của đoạn phân tử DNA trên là
A. 3900.
B. 3000.
C. 3600.
D. 5998.
Xem đáp án
Câu 34 (VD). Một đoạn phân tử DNA có chiều dài 0,51 µm, số nuleotide loại A chiếm 20% số nuleotide của DNA. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
I. Phân tử DNA trên có khối lượng 9.105 đvC.
II. Số nuleotide loại T của DNA trên là 900.
III. Tỉ lệ phần trăm số nuleotide loại C của phân tử DNA là 80%.
IV. Trong phân tử DNA trên luôn có A = T; G = C.
A. I, IV.
B. I, II.
C. II, III.
D. VI, III.
Xem đáp án
Câu 35 (VD). Một đoạn DNA ở tế bào nhân thực có A = 4G. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tỉ lệ % các loại nuleotide của DNA trên là A = T = 40%; G = C = 10%.
II. Nếu chiều dài của DNA trên là 5100 Ǻ thì số nuleotide loại A là 1200.
III. Nếu số nuleotide loại A là 800 thì tổng số nu của phân tử DNA trên là 2000.
IV. Tỉ lệ giữa T/C của phân tử DNA trên là 1/2.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Xem đáp án
Câu 36 (VD). Một đoạn DNA ở sinh vật nhân thực có tỉ lệ số nuleotide từng loại trên một mạch là A : T : G : C tương ứng là 1 : 2 : 3 : 4. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đoạn phân tử DNA trên có tỉ lệ .
II. Tỉ lệ phần trăm các nuleotide của đoạn DNA trên là A = T = 15%; G = C = 35%.
III. Nếu đoạn DNA trên chứa 150 chu kì xoắn thì số nuleotide loại A là 900.
IV. Nếu khối lượng đoạn DNA trên là 72.105 đvC thì số liên kết hydrogen giữa 2 mạch của đoạn DNA là 2400.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Xem đáp án
Câu 37 (VD). Một phân tử mRNA ở tế bào nhân thực có chiều dài 4080Ǻ. Theo lí thuyết, số lượng đơn phân của phân tử này là
A. 1200.
B. 2400.
C. 4080.
D. 1300.
Xem đáp án
Câu 38 (VD). Theo mô hình Watson và Crick (Dạng B), một đoạn phân tử DNA chứa 2000 nuleotide. Theo lí thuyết, số chu kỳ xoắn của đoạn phân tử DNA trên là
A. 100.
B. 2000.
C. 200.
D. 3400.
Xem đáp án
Chia sẻ