BÀI 6: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT - [Trắc nghiệm Sinh 11 - kết nối tri thức và cuộc sống]

Chia sẻ

BÀI 6: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT - [Trắc nghiệm Sinh 11 - kết nối tri thức và cuộc sống] BÀI 6: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT - [Trắc nghiệm Sinh 11 - kết nối tri thức và cuộc sống] BÀI 6: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT - [Trắc nghiệm Sinh 11 - kết nối tri thức và cuộc sống] BÀI 6: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT - [Trắc nghiệm Sinh 11 - kết nối tri thức và cuộc sống] BÀI 6: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT - [Trắc nghiệm Sinh 11 - kết nối tri thức và cuộc sống] BÀI 6: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT - [Trắc nghiệm Sinh 11 - kết nối tri thức và cuộc sống]
Phân loại: Trắc Nghiệm

Mục lục

Câu 1 (B): Hợp chất hữu cơ được sử dụng phổ biến trong hô hấp ở thực vật là

A. carbohydrate.
B. lipid.
C. protein.
D. nucleic acid.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 2 (B): Chất nào sau đây không phải là nguyên liệu của hô hấp ở thực vật

A. CO2.
B. O2.
C. H2O.
D. C6H12O6.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 3 (B): Chất mang năng lượng tạo ra trong hô hấp ở thực vật cung cấp cho các hoạt động sống chủ yếu là

A. ATP.
B. pyruvate.
C. CO2.
D. H2O.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 4 (B): Hô hấp ở thực vật diễn ra rất chậm ở giai đoạn

A. hạt khô.
B. hạt nãy mầm.
C. cây đang ra hoa.
D. quả chín.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 5 (B): Trong quá trình hô hấp hiếu khí 1 phân tử glucose, số lượng phân tử ATP được tích lũy trong giai đoạn đường phân là bao nhiêu?

A. 2.
B. 1.
C. 26 – 28.
D. 30 – 32.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 6 (B): Trong quá trình lên men 1 phân tử glucose, số lượng phân tử ATP được tích lũy là bao nhiêu?

A. 2.
B. 1.
C. 26-28.
D. 30-32.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 7 (B): Trong hô hấp hiếu khí 1 phân tử glucose, giai đoạn đường phân diễn ra ở

A. bào tương.
B. chất nền ti thể.
C. Màng ngoài ti thể.
D. Màng trong ti thể.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 8 (B): Trong quá trình hô hấp hiếu khí 1 phân tử glucose, số lượng phân tử ATP được tích lũy được là bao nhiêu?

A. 30-32.
B. 1.
C. 26-28.
D. 2.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 9 (B): Trong quá trình hô hấp hiếu khí 1 phân tử glucose, giai đoạn chuỗi truyền electron diễn ra ở

A. Màng trong ti thể.
B. chất nền ti thể.
C. Màng ngoài ti thể.
D. bào tương.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 10 (B): Bào quan tham gia thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật là

A. ti thể.
B. lục lạp.
C. peroxisome.
D. ribosome.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 11 (B): Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là

A. rễ.
B. thân.
C. lá.
D. quả

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 12 (H): Khi nói về việc tạo ra phân tử CO2 trong hô hấp hiếu khí 1 phân tử glucose, phát biểu nào sau đây sai?

A. được tạo ra trong giai đoạn chuỗi truyền eletron.
B. có nguồn gốc từ phân tử glucose.
C. phần lớn được tạo trong ti thể.
D. mỗi phân tử glucose tạo ra 6 phân tử CO2.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 13 (H): Khi nói về quá trình lên men ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Lên men gồm hai giai đoạn đường phân và lên men.
B. Hợp chất hữu cơ được tạo ra là lactate, etanol và acetic acid.
C. Năng lượng ATP được giải phóng ở giai đoạn đường phân.
D. Quá trình lên men không diễn ra trong ti thể.

Xem đáp án

Đáp án: B

Câu 14 (H) Khi nói về giai đoạn chuyển hóa từ glucose thành pyruvate trong hô hấp hiếu khí 1 phân tử glucose, phát biểu nào sau đây sai?

A. Phân tử pyruvate chứa 2 nguyên tố carbon.
B. Sản sinh ra được 2 phân tử ATP.
C. Tạo ra được 2 phân tử NADH.
D. Diễn ra trong bào tương của tế bào.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 15 (H): Khi nói về ưu thế của hô hấp hiếu khí so với lên men đối với hoạt động sống của tế bào, phát biểu nào sau đây sai?

A. Nhu cầu về O2 của hô hấp hiếu khí ít hơn quá trình lên men.
B. Sản phẩm hô hấp hiếu khí là CO2 và H2O không gây độc cho tế bào.
C. Khi cùng nhu cấu về năng lượng, hô hấp hiếu khí tiêu tốn ít chất hữu cơ hơn.
D. Hô hấp hiếu khí phổ biến đối với các loại mô thực vật.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 16 (H): Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật.
B. Các loại hạt khô như hạt thóc, hạt ngô có cường độ hô hấp thấp.
C. Nồng độ CO2 cao có thể ức chế quá trình hô hấp.
D. Trong điều kiện thiếu oxy, thực vật tăng cường quá trình hô hấp hiếu khí.

Xem đáp án

Đáp án: D

Câu 17 (H): Có thể sử dụng hóa chất nào sau đây để phát hiện quá trình hô hấp ở thực vật thải ra khí CO2?

A. Dung dịch Ca(OH)2.
B. Dung dịch NaCl.
C. Dung dịch KCl.
D. Dung dịch H2SO4.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 18 (H): Khi nói về phân giải một phân tử pyruvate (3C) trong hô hấp hiếu khí 1 phân tử glucose, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Phân giải hoàn toàn 1 phân tử pyruvate tạo ra 3 phân tử CO2.
B. Phân giải hoàn toàn 1 phân tử pyruvate tích luỷ được 2 phân tử ATP.
C. Phân giải hoàn toàn 1 phân tử pyruvate giải phóng được 6 phân tử NADH.
D. Quá trình phân giải phân tử pyruvate diễm ra hoàn toàn trong chất nền ti thể.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 19 (VD): Loại nông phẩm nào sau đây thường được phơi khô để giảm cường độ hô hấp trong quá trình bảo quản?

A. Hạt lúa, đậu.
B. Các loại rau, cải.
C. Quả vú sữa.
D. Cây mía.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 20 (VD): Để tìm hiểu quá trình hô hấp ở thực vật, 1 nhóm học sinh đã bố trí thí nghiệm như hình bên. Nước vôi được sử dụng trong thí nghiệm này nhằm mục đích nào sau đây?

A. Chứng minh hô hấp ở thực vật thải CO2.
B. Cung cấp canxi cho hạt nảy mầm.
C. Giúp hạt nảy mầm nhanh hơn.
D. Hấp thụ nhiệt do hô hấp tỏa ra.

 

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 21 (VD): Một nhóm học sinh đã tiến hành thí nghiệm sau: Lấy 2 cốc nước vôi trong giống nhau, đặt lên 2 tấm kính ướt rồi dùng 2 chuông thuỷ tinh A và B úp vào, trong chuông A có đặt một chậu cây. Cho cả 2 chuông thí nghiệm vào chỗ tối. Sau khoảng 6 giờ, thấy cốc nước vôi ở chuông A bị đục và trên mặt có một lớp váng trắng dày, cốc nước vôi ở chuông B vẫn còn trong và trên mặt chỉ có một lớp váng trắng rất mỏng. Nhận định nào sau đây về thí nghiệm trên sai?

A. Thí nghiệm được tiến hành trong tối để tăng cường quá trình hô hấp ở thực vật.
B. Thí nghiệm này nhằm chứng minh qua trình hô hấp ở thực vật thải CO2.
C. Cốc nước vôi ở chuông A bị vẩn đục và mặt trên có 1 lớp váng trắng dày là do quá trình hô hấp của cây đã thải ra khí CO2.
D. Lớp váng trắng mỏng trên mặt cốc nước vôi ở chuông B là vì không khí ở chuông B cũng có một lượng nhỏ CO2.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 22 (VD): Biểu đồ bên phải biểu diễn quá trình hô hấp của một cây trong điều kiện bình thường. Đường cong nào dưới đây biểu thị cho các giai đoạn hô hấp trong đời sống của cây?

A. Đường cong C.
B. Đường cong A.
C. Đường cong B.
D. Đường cong D.

 

 

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 23 (VD): Khi nói về hô hấp hiếu khí của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu không có O2 thì không xảy ra hô hấp hiếu khí.
II. Quá trình hô hấp hiếu khí tạo ra ATP và nhiệt năng.
III. Phân tử O2 tham gia vào giai đoạn cuối cùng của toàn bộ quá trình hô hấp.
IV. Quá trình hô hấp hiếu khí diễn ra một số giai đoạn ở ti thể.

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 24 (VD): Thí nghiệm khảo sát quá trình quang hợp và hô hấp ở thực vật được tiến hành ở nhiệt độ khác nhau, sử dụng bộ thí nghiệm như hình vẽ dưới đây, kết quả thí nghiệm được biểu diễn theo đồ thị. Bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Khi nhiệt độ tăng thì số bọt khí tăng dần (5 – 33oC), sau đó khi nhiệt độ tăng cao (lớn hơn 33oC) thì số bọt khí giảm mạnh.
II. Ở giai đoạn đầu, khi nhiệt độ tăng thì tốc độ quang hợp và hô hấp tăng thì số bọt khí giảm.
III. Khi nhiệt độ tăng quá cao thì ức chế quá trình quang hợp và hô hấp dẫn đến số bọt khí tăng.
IV. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự thay đổi số bọt khí giữa nhiệt độ 30oC và 40oC là do cường độ hô hấp tăng mạnh.

A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 25 (VD): Để phát hiện hô hấp ở thực vật, người ta đã bố trí ba thí nghiệm theo các hình A, B, C tương ứng. Có bao nhiêu phát biểu sau đây sai về các thí nghiệm quá trình hô hấp ở thực vật sau đây?

I. Thí nghiệm A nhằm phát hiện sự hút O2, thí nghiệm B dùng để phát hiện sự thải CO2, thí nghiệm C để chứng mình có sự gia tăng nhiệt độ trong quá trình hô hấp.
II. Trong thí nghiệm A, dung dịch KOH sẽ hấp thu CO2 từ quá trình hô hấp của hạt.
III. Trong thí nghiệm A, cả hai dung dịch nước vôi ở hai bên lọ chứa hạt nảy mầm đều bị vẩn đục.
IV. Trong thí nghiệm B, vôi xút có vai trò hấp thu CO2 và giọt nước màu sẽ bị đầy xa hạt nảy mầm.

A. 4
B. 3
C. 2.
D. 1.

Xem đáp án

Đáp án: A



Theo dõi Tài Liệu Sinh:

Chia sẻ

Đăng nhập

Đăng ký

Đặt lại mật khẩu

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn, bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo mật khẩu mới qua email.

Xem Sản Phẩm
X

Nếu thấy TaiLieuSinh.com hữu ích, bạn hãy giúp TLS bằng cách xem 1 sản phẩm mà TLS liên kết nha.
Love You 3000!!!


(Chỉ cần xem sản phẩm là bạn đã góp thêm cơ hội cho TLS có thêm kinh phí duy trì website để tiếp tục chia sẻ tài liệu FREE cho các bạn!)