BÀI 7: THỰC HÀNH: THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN
Chia sẻ
BÀI 7: THỰC HÀNH: THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
– Biết sử dụng giấy côban clorua để phân biệt tốc độ thoát hơi nước khác nhau ở hai mặt lá
- Kĩ năng
– Kỹ năng làm việc thực tế, kiểm chứng khao học.
– Hình thành cho học sinh kỹ năng quát sát hiện tượng và kết luận khoa học.
- Thái độ
– Yêu thích nghiên cứu khoa học.
– Ứng dụng kiến thức bài học vào việc cải tạo đất trong đời sống và sản xuất nông nghiệp.
- Định hướng phát triển năng lực
Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài/chủ đề dạy – học:
– Năng lực thực hành: HS rèn luyện kĩ năng thực hành chính xác, tỉ mĩ và cẩn thận khi tiếp xúc với hóa chất.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua việc đọc kênh chữ, quan sát và phân tích thông tin.
– Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội: Thông qua việc tìm hiểu về mối quan hệ giữa phân bón, năng suất cây trồng và môi trường.
II. CHUẨN BỊ
- Chuẩn bị của giáo viên: Dụng cụ thí nghiệm theo yêu cầu trang 32 SGK: Một chậu cây của loài cây bất kì hoặc cây mọc trong vườn trường có lá với phiến lá to, cặp nhựa hoặc cặp gỗ, giấy lọc, đồng hồ bấm giây, dung dịch Coban clorua 5%, bình hút ẩm để giữ giấy tẩm coban clorua.
- Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Nêu các dạng nitơ có trong đất và các dạng nitơ mà cây hấp thụ được.
Câu 2: Thế nào là bón phân hợp lí và biện pháp đó có tác dụng gì đối với năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường.
- Hoạt động khởi động
3. Hoạt động hình thành kiến thức
******Tải về để xem đầy đủ******
Xem tiếp BÀI 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
Chia sẻ