DINH DƯỠNG VÀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT - [Trắc nghiệm Sinh 11]
Chia sẻ
Mục lục
- Câu 1 (B): Ở động vật, quá trình dinh dưỡng gồm bao nhiêu giai đoạn?
- Câu 2 (B): Ở động vật, quá trình dinh dưỡng không bao gồm giai đoạn nào sau đây?
- Câu 3 (B): Động vật nào sau đây lấy thức ăn từ môi trường sống theo kiểu ăn thức ăn rắn kích cỡ khác nhau?
- Câu 4 (B): Động vật nào sau đây lấy thức ăn từ môi trường sống theo kiểu ăn lọc?
- Câu 5 (B): Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức nào sau đây?
- Câu 6 (B): Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức nào sau đây?
- Câu 7 (B): Động vật nào sau đây tiêu hóa thức ăn bằng hình thức tiêu hóa nội bào?
- Câu 8 (B): Ở động vật đơn bào, các enzyme tiêu hóa có ở bào quan nào sau đây?
- Câu 9 (B): Nhóm động vật nào sau đây có túi tiêu hóa?
- Câu 10 (B): Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa theo hình thức
- Câu 11 (H): Ở động vật có ống tiêu hóa, quá trình tiêu hóa hóa học diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào sau đây?
- Câu 12 (H): Ở động vật, quá trình dinh dưỡng gồm các giai đoạn theo trình tự nào sau đây?
- Câu 13 (H): Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
- Câu 14 (H): Ở động vật có túi tiêu hóa, các enzyme tiêu hóa được tiết ra từ
- Câu 15 (H): Ở người, trật tự nào sau đây đúng với các bộ phận cấu thành ống tiêu hóa?
- Câu 16 (H): Khi nói về hoạt động tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người, phát biểu nào sau đây sai?
- Câu 17 (H): Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng nào sau đây?
- Câu 18 (H): Ở người, ống tiêu hóa phân hóa thành các bộ phận khác nhau có tác dụng gì?
- Câu 19 (VD): Ở động vật, khi nói đến sự biến đổi thức ăn trong túi tiêu hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Câu 20 (VD): Khi nói về quá trình tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Câu 21 (VD): Khi nói về quá tiêu hóa ở động vật, có bao nhiêu phát biều sau đây đúng?
- Câu 22 (VD): Khi nói về quá tiêu hóa ở động vật, có bao nhiêu phát biều sau đây đúng?
- Câu 23 (VD): Khi nói về đặc điểm cấu tạo của ruột non thích nghi với hấp thụ các chất dinh dưỡng, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
- Câu 24 (VD): Sự làm trống dạ dày được quyết định bởi lực co thắt nhu động của dạ dày và sức kháng của cơ vòng tâm vị. Thời gian để làm trống một nửa lượng vật chất trong dạ dày được đo đạc ở một bệnh nhân và so sánh với số liệu bình thường được thể hiện qua bảng sau. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
Câu 1 (B): Ở động vật, quá trình dinh dưỡng gồm bao nhiêu giai đoạn?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Xem đáp án
Câu 2 (B): Ở động vật, quá trình dinh dưỡng không bao gồm giai đoạn nào sau đây?
A. Lấy thức ăn. B. Tiêu hóa thức ăn.
C. Đồng hóa các chất. D. Thải chất độc.
Xem đáp án
Câu 3 (B): Động vật nào sau đây lấy thức ăn từ môi trường sống theo kiểu ăn thức ăn rắn kích cỡ khác nhau?
A. Muỗi. B. Trai sông. C. Hổ. D. Sò huyết.
Xem đáp án
Câu 4 (B): Động vật nào sau đây lấy thức ăn từ môi trường sống theo kiểu ăn lọc?
A. Muỗi. B. Ếch đồng. C. Hổ. D. Sò huyết.
Xem đáp án
Câu 5 (B): Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức nào sau đây?
A. Tiêu hóa ngoại bào.
B. Tiêu hóa nội bào.
C. Tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
D. Một số tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.
Xem đáp án
Câu 6 (B): Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức nào sau đây?
A. Tiêu hóa ngoại bào.
B. Tiêu hóa nội bào.
C. Tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
D. Một số tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.
Xem đáp án
Câu 7 (B): Động vật nào sau đây tiêu hóa thức ăn bằng hình thức tiêu hóa nội bào?
A. Trùng giày. B. Thủy tức. C. Ếch đồng. D. Sò huyết.
Xem đáp án
Câu 8 (B): Ở động vật đơn bào, các enzyme tiêu hóa có ở bào quan nào sau đây?
A. Không bào tiêu hóa. B. Ti thể.
C. Lysosome. D. Túi tiêu hóa.
Xem đáp án
Câu 9 (B): Nhóm động vật nào sau đây có túi tiêu hóa?
A. Ruột khoang và giun dẹp. B. Chim và thú.
C. Trùng giày và giun dẹp. D. Ruột khoang và trùng amip.
Xem đáp án
Câu 10 (B): Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa theo hình thức
A. tiêu hóa ngoại bào.
B. một số tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.
C. tiêu hóa nội bào.
D. tiêu hóa nội bào và ngoại bào.
Xem đáp án
Câu 11 (H): Ở động vật có ống tiêu hóa, quá trình tiêu hóa hóa học diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào sau đây?
A. Thực quản. B. Dạ dày. C. Ruột non. D. Ruột già.
Xem đáp án
Câu 12 (H): Ở động vật, quá trình dinh dưỡng gồm các giai đoạn theo trình tự nào sau đây?
A. Lấy thức ăn → tiêu hóa thức ăn → hấp thu chất dinh dưỡng → đồng hóa các chất.
B. Lấy thức ăn → tiêu hóa thức ăn → đồng hóa các chất → hấp thu chất dinh dưỡng.
C. Lấy thức ăn → đồng hóa các chất → tiêu hóa thức ăn → hấp thu chất dinh dưỡng.
D. Lấy thức ăn → hấp thu chất dinh dưỡng → tiêu hóa thức ăn → đồng hóa các chất.
Xem đáp án
Câu 13 (H): Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong túi tiêu hóa, thức ăn chỉ được biến đổi về mặt cơ học.
B. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ enzyme của lizôxôm.
C. Trong ngành Ruột khoang, chỉ có thủy tức mới có cơ quan tiêu hóa dạng túi.
D. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
Xem đáp án
Câu 14 (H): Ở động vật có túi tiêu hóa, các enzyme tiêu hóa được tiết ra từ
A. lizôxôm trên thành túi. B. tế bào cơ trên thành túi.
C. tế bào tuyến trên thành túi. D. lòng túi tiêu hóa.
Xem đáp án
Câu 15 (H): Ở người, trật tự nào sau đây đúng với các bộ phận cấu thành ống tiêu hóa?
A. Miệng → ruột non → dạ dày → hầu → ruột già → hậu môn.
B. Miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn.
C. Miệng → ruột non → thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn.
D. Miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn.
Xem đáp án
Câu 16 (H): Khi nói về hoạt động tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người, phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở ruột già có tiêu hóa cơ học và hóa học. B. Ở dạ dày có tiêu hóa cơ học và hóa học.
C. Ở miệng có tiêu hóa cơ học và hóa học. D. Ở ruột non có tiêu hóa cơ học và hóa học.
Xem đáp án
Câu 17 (H): Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng nào sau đây?
A. Tiêu hóa nội bào → tiêu hóa ngoại bào → tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.
B. Tiêu hóa ngoại bào → tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hóa nội bào.
C. Tiêu hóa nội bào → tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hóa ngoại bào.
D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hóa nội bào → tiêu hóa ngoại bào.
Xem đáp án
Câu 18 (H): Ở người, ống tiêu hóa phân hóa thành các bộ phận khác nhau có tác dụng gì?
A. Giúp quá trình tiêu hóa đạt hiệu quả cao nhất.
B. Đủ thời gian để có thể tiêu hóa được xenlulôzơ.
C. Tiết kiệm năng lượng tối ưu nhất.
D. Chứa nhiều vi sinh vật tiết nhiều enzyme tiêu hóa.
Xem đáp án
Câu 19 (VD): Ở động vật, khi nói đến sự biến đổi thức ăn trong túi tiêu hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Lấy thức ăn và thải cặn bã qua lỗ miệng.
II. Thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành chất đơn giản trong túi tiêu hóa.
III. Thức ăn bị trộn lẫn với các chất thải.
IV. Dịch tiêu hóa tiết ra bị hòa loãng với nước.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Xem đáp án
Câu 20 (VD): Khi nói về quá trình tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thức ăn được tiêu hóa nội bào nhờ enzyme phân giải chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
II. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản.
III. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào (nhờ emzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi) và nội bào.
IV. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào triệt để, enzyme thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Xem đáp án
Câu 21 (VD): Khi nói về quá tiêu hóa ở động vật, có bao nhiêu phát biều sau đây đúng?
I. Các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào hệ tuần hoàn máu và hệ tuần hoàn bạch huyết.
II. Các chất dinh dưỡng được hấp thụ chủ yếu diễn ra ở ruột non.
III. Ruột non có nhiều nếp gấp, lông ruột và vi nhung mao.
IV. Các chất dinh dưỡng được ruột non hấp thụ theo phương thức vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Xem đáp án
Câu 22 (VD): Khi nói về quá tiêu hóa ở động vật, có bao nhiêu phát biều sau đây đúng?
I. Các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non là protein, đường đơn, acid béo, khoáng chất.
II. Dạ dày co bóp theo kiểu sóng nhu động đẩy thức ăn từ dạ dày qua môn vị vào ruột non.
III. Quá trình tiêu hóa cơ học và hóa học được điều khiển bởi hệ thần kinh và hormone.
IV. Trong tế bào, các chất dinh dưỡng được đồng hóa thành chất sống của cơ thể và dự trử năng lượng, cung cấp năng lượng cho tế bào.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Xem đáp án
Câu 23 (VD): Khi nói về đặc điểm cấu tạo của ruột non thích nghi với hấp thụ các chất dinh dưỡng, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Bề mặt hấp thụ của ruột tăng lên nhiều lần nhờ các nếp gấp của niêm mạc ruột (van ruột).
II. Cấu tạo bởi cơ vân nên tạo nhu động ruột đẩy thức ăn di chuyển trong lòng ruột.
III. Bề mặt các nếp gấp lại có nhiều lông ruột và vi lông hút nằm trên đỉnh của tế bào lông ruột.
IV. Lông ruột chứa lớp tế bào biểu mô, bên trong có hệ mạch máu và dây thần kinh.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Xem đáp án
Câu 24 (VD): Sự làm trống dạ dày được quyết định bởi lực co thắt nhu động của dạ dày và sức kháng của cơ vòng tâm vị. Thời gian để làm trống một nửa lượng vật chất trong dạ dày được đo đạc ở một bệnh nhân và so sánh với số liệu bình thường được thể hiện qua bảng sau.
Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
Cá thể | Thời gian để làm trống một nửa lượng vật chất trong dạ dày | |
Chất lỏng | Chất rắn | |
Bình thường | <20 | <120 |
Người bệnh | 18 |
150 |
I. Người bệnh dường như tăng nguy cơ trào ngược acid.
II. Khi bệnh nhân nôn, vật chất nôn chứa dịch mật.
III. Người bệnh có nguy cơ bị thiếu dinh dưỡng cao hơn so với người khỏe mạnh.
IV. Tăng lên sức đề kháng của cơ vòng môn vị sẽ làm tăng sự trống vật chất rắn trong dạ dày.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Xem đáp án
tailieusinh.com
Chia sẻ