HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT - [Trắc nghiệm Sinh 11]
Chia sẻ
Mục lục
- Câu 1 (B): Hô hấp đảm bảo cho động vật lấy được
- Câu 2 (B): Thủy tức trao đổi khí bằng hình thức nào sau đây?
- Câu 3 (B): Ở động vật đơn bào hoặc đa bào có tổ chức thấp trao đổi khí theo hình thức nào sau đây?
- Câu 4 (B): Các loài động vật như ruột khoang, giun tròn, giun dẹp trao đổi khí theo hình thức nào?
- Câu 5 (B): Châu chấu trao đổi khí theo hình thức nào sau đây?
- Câu 6 (B): Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường thông qua hệ thống ống khí?
- Câu 7 (B): Nòng nọc của lưỡng cư trao đổi khí theo hình thức nào sau đây?
- Câu 8 (B): Các loài động vật thân mềm trao đổi khí theo hình thức nào sau đây?
- Câu 9 (B): Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở mang?
- Câu 10 (H): Khi cá thở ra, diễn biến nào sau đây đúng?
- Câu 11 (H): Khi nói về trao đổi khí ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Câu 12 (H): Khi nói về trao đổi khí ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
- Câu 13 (H): Khi nói về hô hấp ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
- Câu 14 (H): Khi thở ra, không khí qua các phần của đường hô hấp theo trật tự:
- Câu 15 (H): Một người có sức khỏe bình thường, sau khi chủ động thở nhanh và sâu một lúc thì người này lặn được lâu hơn. Giải thích nào sau đây là đúng?
- Câu 16 (VD): Khi nói về đặc điểm trao đổi khí bằng mang, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Câu 17 (VD): Khi nói về đặc điểm bề mặt trao đổi khí, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Câu 18 (VD): Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây dẫn đến khói thuốc lá có hại đối với hệ hô hấp ở người?
- Câu 19 (VD): Hình bên thể hiện mối tương quan giữa hàm lượng và phân áp của O2 (Po2) trong các mẫu máu của hai loài động vật có xương sống (loài 1 và loài 2). Mỗi mẫu được đo đạc ở hai mức độ phân áp khí CO2: Pco2 thấp, thể hiện bằng đường nét liền (—) và Pco2 cao, thể hiện bằng đường nét đứt (- – -). Ở cả hai loài, máu giàu O2 có Po2 là 100 mm Hg, máu nghèo O2 có Po2 là 40 mm Hg. Nhận định nào sau đây là đúng?
- Câu 20 (VD): Một nghiên cứu được thực hiện để xác định vai trò của thụ thể hóa học đối với hô hấp của động vật có vú. Các nhà khoa học đã tiến hành phá hủy thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ của chuột, sau đó chia chuột làm 4 nhóm thí nghiệm, mỗi nhóm được hít thở không khí với phân áp O2 và CO2 khác nhau thể hiện qua bảng sau:
Câu 1 (B): Hô hấp đảm bảo cho động vật lấy được
A. O2 thải CO2. B. CO2 thải O2. C. CO2 thải CO2. D. O2 thải O2.
Xem đáp án
Câu 2 (B): Thủy tức trao đổi khí bằng hình thức nào sau đây?
A. Qua bề mặt cơ thể. B. Qua hệ thống ống khí.
C. Qua mang. D. Qua phổi.
Xem đáp án
Câu 3 (B): Ở động vật đơn bào hoặc đa bào có tổ chức thấp trao đổi khí theo hình thức nào sau đây?
A. Qua bề mặt cơ thể. B. Qua hệ mao mạch mang.
C. Qua hệ thống ống khí. D. Qua hệ thống phế nang.
Xem đáp án
Câu 4 (B): Các loài động vật như ruột khoang, giun tròn, giun dẹp trao đổi khí theo hình thức nào?
A. Qua bề mặt cơ thể. B. Qua hệ thống ống khí.
C. Qua mang. D. Qua phổi.
Xem đáp án
Câu 5 (B): Châu chấu trao đổi khí theo hình thức nào sau đây?
A. Qua bề mặt cơ thể. B. Qua hệ thống ống khí.
C. Qua mang. D. Qua phổi.
Xem đáp án
Câu 6 (B): Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường thông qua hệ thống ống khí?
A. Châu chấu. B. Sư tử. C. Chuột đồng. D. Ếch đồng.
Xem đáp án
Câu 7 (B): Nòng nọc của lưỡng cư trao đổi khí theo hình thức nào sau đây?
A. Qua bề mặt cơ thể. B. Qua hệ thống ống khí.
C. Qua mang. D. Qua phổi.
Xem đáp án
Câu 8 (B): Các loài động vật thân mềm trao đổi khí theo hình thức nào sau đây?
A. Qua bề mặt cơ thể. B. Qua hệ thống ống khí.
C. Qua mang. D. Qua phổi.
Xem đáp án
Câu 9 (B): Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở mang?
A. Mèo rừng. B. Tôm sông. C. Chim sâu. D. Ếch đồng.
Xem đáp án
Câu 10 (H): Khi cá thở ra, diễn biến nào sau đây đúng?
A. Miệng ngậm lại, nền khoang miệng nâng lên, nắp mang mở.
B. Miệng ngậm lại, nền khoang miệng nâng lên, nắp mang đóng.
C. Miệng ngậm lại, nền khoang miệng hạ xuống, nắp mang mở.
D. Miệng ngậm lại, nền khoang miệng nâng lên, nắp mang đóng.
Xem đáp án
Câu 11 (H): Khi nói về trao đổi khí ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hệ thống mao mạch trên phiến mang là nơi trao dổi khí O2 và CO2 với dòng nước chảy qua mang.
II. Thông khí ở cá xương là nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang miệng và khoang mang.
III. Phổi là cơ quan trao đổi khí chuyên hóa của nhiều loài động vật sống trên cạn như bò sát, chim và thú.
IV. Phổi của lưỡng cư có ít phế nang hơn phổi của chim nên trao đổi khí chủ yếu qua da.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Xem đáp án
Câu 12 (H): Khi nói về trao đổi khí ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở tất cả động vật sống trong nước, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở mang.
B. Ở tất cả động vật không xương sống, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở ống khí.
C. Ở tất cả động vật sống trên cạn, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở phổi.
D. Ở tất cả các loài thú, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở phổi.
Xem đáp án
Câu 13 (H): Khi nói về hô hấp ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hô hấp ở động vật bao gồm hô hấp ngoài, vận chuyển khí và hô hấp trong.
B. Hô hấp là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí.
C. Hô hấp là quá trình trao đổi khí giữa tế bào với môi trường sống.
D. Hô hấp là quá trình O2 khuếch tán từ môi trường vào máu và CO2 từ máu ra môi trường.
Xem đáp án
Câu 14 (H): Khi thở ra, không khí qua các phần của đường hô hấp theo trật tự:
A. các phế nang, khí quản, phế quản, hầu, mũi.
B. các phế nang, phế quản, khí quản, hầu, mũi.
C. các phế nang, phế quản, khí quản, mũi, hầu.
D. phế quản, các phế nang, khí quản, hầu, mũi
Xem đáp án
Câu 15 (H): Một người có sức khỏe bình thường, sau khi chủ động thở nhanh và sâu một lúc thì người này lặn được lâu hơn. Giải thích nào sau đây là đúng?
A. Khi chủ động thở nhanh và sâu thì thể tích phổi được tăng lên dự trữ được nhiều khí oxi trong phổi.
B. Khi chủ động thở nhanh và sâu thì tất cả hoạt động của các cơ quan khác đều giảm nên giảm tiêu hao năng lượng giúp tích trữ năng lượng cho khi lặn.
C. Chủ động thở nhanh và sâu làm giảm lượng CO2 trong máu làm chậm kích thích lên trung khu hô hấp.
D. Chủ động thở nhanh và sâu giúp loại hoàn toàn CO2 trong máu làm chậm kích thích lên trung khu hô hấp.
Xem đáp án
Câu 16 (VD): Khi nói về đặc điểm trao đổi khí bằng mang, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mang là cơ quan hô hấp thích nghi với môi trường nước, có ở cá, thân mềm, chân khớp sống trong nước.
II. Mang gồm các cung mang, mỗi cung mang là hệ thống tĩnh mạch chằng chịt bao lấy chúng.
III. Miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo dòng nước chảy 1 chiều liên tục qua mang.
IV. Sự trao đổi khí của cá xương đạt hiệu quả cao, có thể lấy được hơn 80% lượng O2 trong nước khi đi qua mang.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Xem đáp án
Câu 17 (VD): Khi nói về đặc điểm bề mặt trao đổi khí, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Diện tích bề mặt trao đổi khí lớn để tăng hiệu quả trao đổi khí.
II. Bề mặt mỏng và ẩm ướt giúp cho O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua.
III. Bề mặt có nhiều mao mạch và máu chứa sắc tố hô hấp để vận chuyển khí.
IV. Có sự lưu thông khí tạo chênh lệch về nồng độ O2 và CO2.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Xem đáp án
Câu 18 (VD): Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây dẫn đến khói thuốc lá có hại đối với hệ hô hấp ở người?
I. Khói thuốc lá làm tê liệt lớp lông rung của phế quản.
II. Khói thuốc lá có thể gây ung thư phổi.
III. Khói thuốc lá chứa CO làm giảm hiệu quả hô hấp.
IV. Khói thuốc lá làm nhiệt độ trong phổi tăng lên.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Xem đáp án
Câu 19 (VD): Hình bên thể hiện mối tương quan giữa hàm lượng và phân áp của O2 (Po2) trong các mẫu máu của hai loài động vật có xương sống (loài 1 và loài 2). Mỗi mẫu được đo đạc ở hai mức độ phân áp khí CO2: Pco2 thấp, thể hiện bằng đường nét liền (—) và Pco2 cao, thể hiện bằng đường nét đứt (- – -). Ở cả hai loài, máu giàu O2 có Po2 là 100 mm Hg, máu nghèo O2 có Po2 là 40 mm Hg. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Tăng lượng CO2 trong máu không ảnh hưởng đến mức độ bão hòa O2 trong máu ở phổi của cả hai loài trên.
B. Khi máu nghèo O2 tiếp xúc với Po2 cao (trên 100 mmHg) thì máu của loài 1 bão hòa O2 nhanh hơn so với máu của loài 2.
C. Ở loài 2, tăng CO2 trong máu làm giảm ái lực của Hb – O2 và khả năng chứa tối đa hàm lượng O2 trong máu.
D. Ở loài 1 có khoảng 160 mililít O2 được giải phóng từ 1 lít máu tại các mô.
Xem đáp án
Câu 20 (VD): Một nghiên cứu được thực hiện để xác định vai trò của thụ thể hóa học đối với hô hấp của động vật có vú. Các nhà khoa học đã tiến hành phá hủy thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ của chuột, sau đó chia chuột làm 4 nhóm thí nghiệm, mỗi nhóm được hít thở không khí với phân áp O2 và CO2 khác nhau thể hiện qua bảng sau:
Nhóm thí nghiệm | Không khí |
Nhóm 1 | Khí quyển. |
Nhóm 2 | Phân áp O2 = 120 mmHg; phân áp CO2 như khí quyển. |
Nhóm 3 | Phân áp O2 như khí quyển; phân áp CO2 = 0,5 mmHg. |
Nhóm 4 | Phân áp O2 = 120 mmHg; phân áp CO2 = 0,5 mmHg. |
Khi nói về kết quả nghiên cứu trên, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Mức độ thông khí phổi của chuột nhóm 2 cao hơn chuột nhóm 1.
II. Mức độ hoạt động của thụ thể hóa học trung ương ở chuột nhóm 3 thấp hơn chuột nhóm 2.
III. Nhịp hô hấp của chuột nhóm 1 cao hơn chuột nhóm 2.
IV. Hàm lượng HCO3- trong nước tiểu của chuột nhóm 4 cao hơn chuột nhóm 2.
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Xem đáp án
Chia sẻ