BÀI TIẾT VÀ CÂN BẰNG NỘI MÔI - [Trắc nghiệm Sinh 11 - Chương trình 2018]

Chia sẻ

BÀI TIẾT VÀ CÂN BẰNG NỘI MÔI - [Trắc nghiệm Sinh 11 - Chương trình 2018]
Phân loại: Trắc Nghiệm

Mục lục

Câu 1 (B): Ở người, quá trình loại bỏ ra khỏi cơ thể các chất sinh ra từ quá trình chuyển hóa mà cơ thể không sử dụng, các chất độc hại, các chất dư thừa được gọi là

A. tiêu hóa. B. tuần hoàn. C. bài tiết. D. hô hấp tế bào.

Xem đáp án

Đáp án: C

Câu 2 (B): Cơ quan nào sau đây có vai trò lọc máu hình thành nước tiểu?

A. Ruột. B. Da. C. Phổi. D. Thận.

Xem đáp án

Đáp án: D

Câu 3 (B): Cơ quan nào sau đây có vai trò bài xuất carbon dioxide ra khỏi cơ thể?

A. Ruột. B. Da. C. Phổi. D. Thận.

Xem đáp án

Đáp án: C

Câu 4 (B): Cơ quan nào sau đây có vai trò bài tiết mồ hôi ra khỏi cơ thể?

A. Da. B. Hệ tuần hoàn. C. Thận. D. Phổi.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 5 (B): Sản phẩm bài tiết chính của phổi là

A. oxygen. B. urea. C. bilirubin. D. carbon dioxide.

Xem đáp án

Đáp án: D

Câu 6 (B): Nội môi là môi trường

A. trong cơ thể được tạo bởi máu, bạch huyết và dịch mô.
B. ngoài cơ thể được tạo ra bởi máu, bạch huyết và dịch mô.
C. trong cơ thể được tạo ra mao mạch, bạch huyết và dịch mô.
D. ngoài cơ thể được tạo bởi huyết tương, bạch cầu và hồng cầu.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 7 (B): Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong

A. tế bào. B. mô. C. cơ thể. D. cơ quan.

Xem đáp án

Đáp án: C

Câu 9 (B): Cơ quan nào sau đây không tham gia cân bằng nội môi?

A. Thận. B. Phổi. C. Gan. D. Mắt.

Xem đáp án

Đáp án: D

Câu 10 (B): Bộ phận nào sau đây là bộ phận thực hiện cân bằng nội môi?

A. Hệ thần kinh và tuyến nội tuyến. B. Các cơ quan như thận, gan, mạch máu.
C. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. D. Cơ và tuyến.

Xem đáp án

Đáp án: B

Câu 11 (B): Tuyến tụy tiết ra hormone insulin và glucagon tham gia vào cơ chế nào sau đây?

A. Điều hòa hấp thụ nước ở thận.
B. Duy trì nồng độ glucose bình thường trong máu.
C. Điều hòa hấp thụ Na+ ở thận.
D. Điều hòa pH máu.

Xem đáp án

Đáp án: B

Câu 12 (H): Khi nói về cơ chế duy trì cân bằng nội môi, trật tự nào sau đây đúng?

A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích.
B. Bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích.
C. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích.
D. Bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 13 (H): Khi lượng nước trong cơ thể giảm sẽ dẫn đến hiện tượng nào sau đây?

A. Áp suất thẩm thấu tăng và huyết áp giảm.
B. Áp suất thẩm thấu tăng và huyết áp tăng.
C. Áp suất thẩm thấu giảm và huyết áp tăng.
D. Áp suất thẩm thấu giảm và huyết áp giảm.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 14 (H): Có bao nhiêu bệnh lí sau đây ở người là bệnh về hệ tiết niệu?

(I) Viêm thận. (II) Thận nhiễm mỡ. (III) Suy thận.
(IV) Sỏi thận. (V) Tăng huyết áp vô căn.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Xem đáp án

Đáp án: C

Câu 15 (H): Trong cơ chế điều hòa cân bằng nội môi, liên hệ ngược xảy ra khi

A. điều kiện lý hóa ở môi trường trong sau khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.
B. điều kiện lý hóa ở môi trường trong trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.
C. sự trả lời của bộ phận thực hiện làm biến đổi các điều kiện lý hóa ở môi trường trong.
D. điều kiện lý hóa ở môi trường trong trở về bình thường trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 16 (H): Cơ thể của chúng ta xuất hiện cảm giác khát nước khi

A. áp suất thẩm thấu trong máu tăng. B. áp suất thẩm thấu trong máu giảm.
C. pH máu giảm. D. nồng độ glucose trong máu giảm.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 17 (H): Hormone insulin làm giảm glucose máu bằng cách

A. tăng đào thải glucose theo đường bài tiết.
B. tích lũy glucose dưới dạng tinh bột để tránh sự khuếch tán ra khỏi tế bào.
C. tăng cường giải phóng glucose ra khỏi tế bào.
D. tăng cường vận chuyển glucose vào trong tế bào.

Xem đáp án

Đáp án: D

Câu 18 (H): Hệ đệm bicarbonate (NaHCO3/Na2CO3) có vai trò

A. duy trì cân bằng lượng đường glucose trong máu.
B. duy trì cân bằng nhiệt độ cơ thể.
C. duy trì cân bằng độ pH của máu.
D. duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.

Xem đáp án

Đáp án: C

Câu 19 (VD): Biện pháp nào sau đây được sử dụng để bảo vệ thận?

I. Chế độ ăn hợp lý. II. Uống đủ nước.
III. Không uống nhiều rượu bia. IV. Hạn chế hút thuốc lá.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Xem đáp án

Đáp án: C

Câu 20 (VD): Khi nói về cơ chế điều hòa cân bằng nội môi, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Hệ hô hấp giúp duy trì pH bằng cách thải CO2 ra môi trường.
II. Gan duy trì cân bằng nội môi thông qua điều hoà nồng độ nhiều chất tan như protein, glucose,….
III. Hệ tiết niệu tham gia điều hòa pH máu thông qua điều hoà áp suất thẩm thấu, điều chỉnh tiết H+ và tái hấp thu HCO3-.
IV. Trong cơ thể, chỉ có gan, thận và phổi tham gia điều hoà cân bằng nội môi.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Xem đáp án

Đáp án: C

Câu 21 (VD): Khi hàm lượng glucose trong máu tăng, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự

A. tuyến tụy → insulin → gan và tế bào cơ thể → glucose trong máu giảm.
B. gan → insulin → tuyến tụy và tế bào cơ thể → glucose trong máu giảm.
C. gan → tuyến tụy và tế bào cơ thể → insulin → glucose trong máu giảm.
D. tuyến tụy → insulin → tế bào cơ thể → gan → glucose trong máu giảm.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 22 (VD): Những cơ quan nào dưới đây có khả năng tiết ra hormone tham gia cân bằng nội môi?

I. Tụy. II.Gan. III. Thận. IV. Lá lách. V. Phổi.
Phương án trả lời đúng là
A. I, IV và V. B. I, III và V. C. I, II và V. D. I, II và III.

Xem đáp án

Đáp án: D

Câu 23 (VD): Trong máy lọc máu, hỗn hợp chất nào sau đây được phép thoát ra khỏi máu của bệnh nhân?

A. Hồng cầu, urea và uric acid.
B. Urea, creatinin, ion K+ và chất lỏng dư thừa.
C. Tế bào máu, nước và glucose.
D. Nước, uric acid và glucose.

Xem đáp án

Đáp án: B

Câu 27 (VD): Khi nói về vai trò của hormone tuyến tụy, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Dưới tác dụng phối hợp của insulin và glucagon lên gan dẫn đến sự ổn định đường huyết ở người bình thường.
II. Dưới tác động của glucagon lên gan làm chuyển hóa glucose thành glycogen, còn dưới tác động của insulin lên gan làm phân giải glycogen thành glucose.
III. Dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucose thành glycogen dự trữ, dưới tác động của glucagon lên gan làm phân giải glycogen thành glucose.
IV. Dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glycogen thành glucose dự trữ, với tác động của glucagon lên gan làm phân giải glucose thành glycogen.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Xem đáp án

Đáp án: B

 



Theo dõi Tài Liệu Sinh:

Chia sẻ

Đăng nhập

Đăng ký

Đặt lại mật khẩu

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn, bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo mật khẩu mới qua email.

Xem Sản Phẩm
X

Nếu thấy TaiLieuSinh.com hữu ích, bạn hãy giúp TLS bằng cách xem 1 sản phẩm mà TLS liên kết nha.
Love You 3000!!!


(Chỉ cần xem sản phẩm là bạn đã góp thêm cơ hội cho TLS có thêm kinh phí duy trì website để tiếp tục chia sẻ tài liệu FREE cho các bạn!)