BỘ ĐỀ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM SINH HỌC 11 - 6
Chia sẻ
ĐỀ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM SINH HỌC 11
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Khoanh tròn chữ cái đầu đáp án đúng nhất.
Câu 1: Phagơ là gi?
A. Virut kí sinh ở người B. Virut kí sinh ở động vật
C. Virut kí sinh ở vi khuẩn D. Virut kí sinh ở thực vật
Câu 2: Pha đầu tiên trong hình thức nuôi cấy liên tục có tên là gì?
A. Pha suy vong B. Pha lũy thừa C. Pha tiềm phát D. Pha cân bằng
Câu 3: “Số lượng vi khuẩn tăng với tốc độ bằng 0, số lượng cực đại, tế bào sinh ra bằng tế bào chết đi”, là diễn biến của pha nào trong nuôi cấy liên tục?
A. Pha cân bằng B. Pha suy vong C. Pha tiềm phát D. Pha lũy thừa
Câu 4: HIV phá huỷ loại tế bào nào của cơ thể?
A. Tế bào cơ tim B. Tế bào máu
C. Tế bào não. D. Tế bào của hệ thống miễn dịch.
Câu 5: Khi lột vỏ 1 đoạn cành cây (trong chiết cành) thì phần trên chổ bị lột vỏ sẽ phình ra vì
A. Ở vị trí đó chuẩn bị mọc rễ.
B. Các chất hữu cơ bị tích tụ lại.
C. Các tế bào ở vị trí đó bị tổn thương.
D. Dòng vận chuyển bị tắt nghẽn.
Câu 6: Kí hiệu “n” trong công thức tính số lượng vi khuẩn sau t thời gian từ N0 tế bào ban đầu là:
A. Số tế bào được tạo ra B. Số lần phân chia của vi khuẩn
C. Thời gian phân chia của vi khuẩn D. Thời gian thế hệ
Câu 7: Giả sử nuôi cấy vi sinh vật trong môi trường gồm: 10g glucôzơ, 50ml nước cất và 10ml dịch chiết từ cà chua, đây là loại môi trường gì?
A. Tổng hợp B. Dùng chất tự nhiên
B. Bán tổng hợp D. Dùng chất hóa học
Câu 8: Điểm ưu việt nhất của thuốc trừ sâu từ virut là gì?
A. Giá thành hạ
B. Dễ sản xuất
C. Hiệu quả trừ sâu cao
D. Virut có tính đặc hiệu cao nên không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích.
Câu 9: “Giai đoạn này kéo dài từ 1 đến 10 năm, lúc này số lượng tế bào lim-pô T-CD4 giảm dần”. Đây là giai đoạn nào của bệnh do nhiễm HIV?
A. Giai đoạn không triệu chứng
B. Giai đoạn cửa sổ
C. Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS
D. Giai đoạn sơ nhiễm
Câu 10: Vì sao không tưới nước cho cây trồng khi trời nắng gắt?
A. Vì nước làm nóng vùng rễ cây và làm cây bị chết.
B. Vì nhiệt độ cao của mặt đất làm nước tưới bốc thành hơi nóng, làm héo lá.
C. Vì độ ẩm không khí thấp nên cây không cần nước.
D. Vì lúc này tế bào khí khổng đóng nên cây không hấp thu được nước.
Câu 11: Cho các nhận định sau:
(1) Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa.
(2) Lực liên kết giữa cac phân tử nước đảm bảo cho dòng mạch gỗ được vận chuyển liên tục.
(3) Thành phần của dòng mạch rây là nước và các ion khoáng được tái sử dụng.
(4) Động lực chính giúp nước di chuyển được từ rễ lên lá là lực liên kết giữa phân tử nước với thành mạch gỗ.
(5) Hiện tượng ứ giọt là do tác động của áp suất rễ.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 12: Vi khuẩn H.pylori ký sinh trong dạ dày người, nó thuộc nhóm vi sinh vật nào?
A. Vi sinh vật ưa lạnh. B. Vi sinh vật ưa axit.
C. Vi sinh vật ưa kiềm D. Vi sinh vật ưa pH trung tính.
II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1: Trình bày 2 giai đoạn đầu trong chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ. (3,5 điểm)
Câu 2: Cho biết vai trò của nguyên tố magie trong cây. (0,5 điểm)
—— HẾT ——
BỘ ĐỀ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM SINH HỌC 11 – 1
Chia sẻ