CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT - [Trắc nghiệm Sinh 11 - Chương trình 2018]

Chia sẻ

CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT - [Trắc nghiệm Sinh 11 - Chương trình 2018]
Phân loại: Trắc Nghiệm

Mục lục

CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT – [Trắc nghiệm Sinh 11 – Chương trình 2018]

Câu 1: Các hình thức cảm ứng ở thực vật bao gồm

A. hướng động và ứng động.

B. hướng động và ứng động sinh trưởng.

C. hướng động và ứng động không sinh trưởng.

D. ứng động không sinh trưởng và ứng động sinh trưởng.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 2: Khi nói về cảm ứng ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Cảm ứng ở thực vật là sự tiếp nhận và trả lời của thực vật đối với các kích thích từ môi trường.

B. Cảm ứng biểu hiện bằng sự vận động của cơ quan, bộ phận thực vật chỉ khi nhận kích thích từ một hướng xác định.

C. Cảm ứng biểu hiện bằng sự vận động của cơ quan, bộ phận thực vật chỉ khi nhận kích thích không theo hướng xác định.

D. Con người không thể quan sát được cảm ứng ở thực vật bằng mắt thường.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 3: Hướng động là

A. hình thức phản ứng của cây đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định.

B. hình thức phản ứng của cây đối với tác nhân kích thích không định hướng.

C. hình thức phản ứng của cây đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định hoặc không định hướng.

D. hình thức phản ứng của cây đối với mọi tác nhân kích thích.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 4: Sự vận động định hướng của thực vật được chia thành

A. 2 kiểu.                    B. 3 kiểu.                       C. 4 kiểu.                      D. 5 kiểu.

Xem đáp án

Đáp án: D

Câu 5: Sự vận động cảm ứng của thực vật được chia thành

A. 2 kiểu.                     B. 3 kiểu.                       C. 4 kiểu.                      D. 5 kiểu.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 6: Các kiểu hướng động dương của rễ cây là

A. hướng đất, hướng nước, hướng sáng.

B. hướng đất, hướng sáng, hướng hóa.

C. hướng đất, hướng nước, hướng hóa.

D. hướng sáng, hướng nước, hướng hóa.

Xem đáp án

Đáp án: C

Câu 7: Hiện tượng nào sau đây thuộc kiểu ứng động không sinh trưởng?

A. Hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ khi va chạm.

B. Vận động quấn vòng của tua cuốn ở cây bầu, bí.

C. Vận động nở hoa khi cảm ứng với ánh sáng ở cây bồ công anh.

D. Vận động ngủ, thức của chồi cây theo mùa ở cây bàng, cây phượng.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 8: Loại hướng động nào sau đây là hướng động âm?

A. Hướng sáng của ngọn cây.                  B. Hướng sáng của rễ.

C. Hướng trọng lực của rễ.                      D. Hướng nước của rễ.

Xem đáp án

Đáp án: B

Câu 9: Sự vận động định hướng của cây phụ thuộc vào

A. hướng của tác nhân kích thích.                    B. hướng vận động của cơ quan.

C. tuổi cây.                                                         D. thời kì sinh trưởng của cây.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 10: Ở thực vật, cơ quan có nhiều kiểu hướng động là

A. hoa.                        B. thân.                         C. lá.                             D. rễ.

Xem đáp án

Đáp án: D

Câu 11: Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối thuộc kiểu

A. ứng động không sinh trưởng dưới tác động của nhiệt độ.

B. ứng động không sinh trưởng dưới tác động của ánh sáng.

C. ứng động sinh trưởng dưới tác động của nhiệt độ.

D. ứng động sinh trưởng dưới tác động của ánh sáng.

Xem đáp án

Đáp án: D

Câu 12: Trường hợp nào sau đây là ứng động không sinh trưởng?

A. Vận động bắt mồi của cây gọng vó.

B. Vận động hướng đất của rễ cây đậu.

C. Vận động hướng ánh sáng của của ngọn cây dừa.

D. Vận động nở hoa khi cảm ứng với ánh sáng ở cây bồ công anh.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về vận động định hướng ở thực vật?

A. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.

B. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương.

C. Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm.

D. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 14: Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là thường diễn ra

A. nhanh, dễ nhận thấy.                                           B. chậm, khó nhận thấy.

C. nhanh, khó nhận thấy.                                         D. chậm, dễ nhận thấy.

Xem đáp án

Đáp án: B

Câu 15: Vào rừng nhiệt đới, ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó chủ yếu là kết quả của

A. hướng hóa.                                                      B. hướng trọng lực âm.

C. hướng tiếp xúc.                                               D. hướng trọng lực dương.

Xem đáp án

Đáp án: C

Câu 16: Nguyên nhân của hiện tượng ngọn cây khi mọc vươn về phía có ánh sáng là do

A. auxin phân bố tập trung ở đỉnh chồi.

B. auxin phân bố đồng đều ở hai phía sáng và tối của cây.

C. auxin phân bố nhiều hơn về phía sáng của cây.

D. auxin phân bố nhiều hơn về phía tối của cây.

Xem đáp án

Đáp án: D

Câu 17: Khi nói về hướng động của thực vật. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Rễ cây có tính hướng nước dương.

II. Rễ cây có tính hướng hóa dương đối với mọi hóa chất trong môi trường đất.

III. Tế bào rễ cây có độ nhạy cảm đối với auxin cao hơn so với tế bào thân cây.

IV. Với hàm lượng auxin cao sẽ kích thích sự dãn dài của tế bào rễ trong khi ức chế sự sinh trưởng của tế bào thân.

A. 2.                                        B. 3.                              C. 4.                              D. 1.

Xem đáp án

Đáp án: A – I, III

Câu 18: Khi đặt một cây non nằm ngang. Sau một thời gian, rễ cây cong xuống còn ngọn cây vươn lên. Hiện tượng này do

A. mặt trên và mặt dưới có lượng auxin ngang nhau ở rễ.

B. mặt trên có hàm lượng auxin cao hơn mặt dưới ở rễ.

C. mặt trên có hàm lượng auxin thấp hơn mặt dưới ở rễ.

D. tế bào thân và tế bào rễ nhạy cảm như nhau với auxin.

Xem đáp án

Đáp án: C

Câu 19: Khi nói về ứng dụng của hướng động vào trồng trọt. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Làm đất tơi xốp, bón phân, tưới nước đều quanh gốc.

II. Gieo trồng với mật độ cao khi cây còn non và tỉa thưa khi cây đã lớn.

III. Làm giàn đối với cây thân leo.

IV. Kéo dài thời gian ngủ của hạt bằng cách giảm nhiệt độ, độ ẩm.

A. 1.                               B. 2.                                    C. 3.                                 D. 4.

Xem đáp án

Đáp án: C – I, II, III

Câu 20: Trong quá trình làm rau mầm, người ta thường che tối 2 – 3 ngày đầu khi hạt mới nảy mầm, việc làm này có ý nghĩa

A. kích thích thân mầm phát triển nhanh hơn.                 B. kích thích rễ mầm phát triển nhanh hơn.

C. tế bào thân mầm già hoá nhanh hơn.                          D. tạo màu xanh cho cây mầm.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 21: Nối các biện pháp canh tác và tác dụng của chúng cho phù hợp.

Biện pháp canh tác

Tác dụng

1. Làm đất tơi xốp, thoáng khí, bón phân tưới nước đều quanh gốc. a. Tăng chiều cao cây.
2. Hạn chế chiếu sáng trong thời gian đầu khi hạt nảy mầm, tỉa thưa khi cây đã lớn. b. Kéo dài thời gian ngủ của hạt.
3. Làm giàn, mở rộng giàn cho một số loại cây trồng. c. Tăng kích thước bộ rễ.
4. Bảo quản hạt trong kho lạnh, phơi khô hạt giống. d. Thúc đẩy cây thân leo sinh trưởng.
5. Bố trí vùng trồng hợp lí, đảm bảo các yêu cầu về nhiệt độ ánh sáng. e. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ra hoa, nở hoa

A. 1 – c, 2 – a, 3 – d, 4 – b, 5 – e.            B. 1 – c, 2 – a, 3 – e, 4 – b, 5 – d.

C. 1 – a, 2 – c, 3 – e, 4 – b, 5 – d.           D. 1 – a, 2 – c, 3 – b, 4 – d, 5 – e.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 22: Khi nói về các kiểu ứng động sinh trưởng ở thực vật. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đỉnh sinh trưởng của cành và thân luôn hướng về phía có ánh sáng.

II. Hiện tượng cụp lá của cây hoa trinh nữ khi bị va chạm.

III. Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu.

IV. Vận động ngủ, thức của chồi cây theo mùa.

A. 1.                                B. 2.                              C. 3.                              D. 4.

Xem đáp án

Đáp án: B – III, IV

Câu 23: Khi nói về tính cảm ứng ở thực vật. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cảm ứng đảm bảo cho thực vật có thể thích ứng tốt hơn với sự biến đổi của môi trường.

II. Cơ chế của các kiểu vận động định hướng ở thực vật do sự thay đổi hàm lượng auxin ở hai phía đối diện nhau của cơ quan bị kích thích.

III. Cơ chế của các kiểu vận động cảm ứng ở thực vật xảy ra do sự thay đổi sức trương nước trong tế bào hoặc sự thay đổi hàm lượng hormone.

IV. Hiểu biết về cảm ứng ở thực vật giúp con người có thể nâng cao năng suất cây trồng, chất lượng nông phẩm thông qua điều chỉnh các biện pháp canh tác.

A. 1.                                 B. 2.                              D. 3.                              D. 4.

Xem đáp án

Đáp án: D



Theo dõi Tài Liệu Sinh:

Chia sẻ

Đăng nhập

Đăng ký

Đặt lại mật khẩu

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn, bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo mật khẩu mới qua email.

Xem Sản Phẩm
X

Nếu thấy TaiLieuSinh.com hữu ích, bạn hãy giúp TLS bằng cách xem 1 sản phẩm mà TLS liên kết nha.
Love You 3000!!!


(Chỉ cần xem sản phẩm là bạn đã góp thêm cơ hội cho TLS có thêm kinh phí duy trì website để tiếp tục chia sẻ tài liệu FREE cho các bạn!)