CÂN BẰNG NỘI MÔI - TRẮC NGHIỆM THEO CẤP ĐỘ - SINH HỌC 11

Chia sẻ

Phân loại: Trắc Nghiệm

TRẮC NGHIỆM CÂN BẰNG NỘI MÔI

I. NHẬN BIẾT
Câu 1: Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định
A. của môi trường trong cơ thể.
B. trong tế bào.
C. của bạch huyết.
D. của máu.
Câu 2: Trình tự nào sau đây đúng về sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi?
A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích.
B. Bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích.
C. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích.
D. Bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích.
Câu 3: Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, bộ phận tiếp nhận kích thích là
A. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
B. trung ương thần kinh.
C. tuyến nội tiết.
D. các cơ quan thận, gan, phổi, tim, mạch máu.
Câu 4: Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, bộ phận điều khiển là
A. trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.
B. các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu.
C. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
D. trung ương thần kinh hoặc tuyến ngoại tiết.
Câu 5: Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, bộ phận thực hiện là
A. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
B. trung ương thần kinh.
C. tuyến nội tiết.
D. thận, gan, phổi, tim, mạch máu.
Câu 6: Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, bộ phận thực hiện có chức năng nào sau đây?
A. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.
B. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.
C. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.
D. Tác động vào các bộ phận kích thích dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn.
Câu 7: Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, bộ phận điều khiển có chức năng nào sau đây?
A. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.
B. Điều khiển làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.
C. Điều khiển tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.
D. Điều khiển tác động vào các bộ phận kích thích dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn.
Câu 8: Áp suất thẩm thấu của máu được duy trì ổn định chủ yếu nhờ vào hoạt động của các cơ quan nào sau đây?
A. Gan và thận.                                                 B. Phổi và thận.
C. Phổi và các hệ đêm.                                     D. Gan và các hệ đệm.
Câu 9: Ở người, loại hoocmôn nào sau đây có vai trò làm tăng đường huyết?
A. Insulin.                         B. Glucagôn.                         C. Prôgestêron.                         D. Tirôxin.
Câu 10: Ở người, loại hoocmôn nào sau đây có vai trò làm giảm đường huyết?
A. Insulin.                         B. Glucagôn.                         C. Prôgestêron.                         D. Tirôxin.
Câu 11: Trong cân bằng pH nội môi, hệ đệm nào sau đây có vai trò mạnh nhất?
A. Hệ đệm bicacbonat.                                                 B. Hệ đệm phôtphat.
C. Hệ đệm prôtêinat.                                                     D. Hệ đệm sunfat.
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Có bao nhiêu hệ đệm sau đây tham gia vào cân bằng pH máu?
(1) Hệ đệm bicacbonat.
(2) Hệ đệm phôtphat.
(3) Hệ đệm prôtêinat.
(4) Hệ đệm sunfat.
A. 1.                         B. 2.                         C. 3.                         D. 4.
Câu 2: Các hoocmôn nào sau đây do tuyến tụy tiết ra có vai trò điều hòa đường huyết?
(1) Insulin.
(2) Ơstrôgen.
(3) Glucagôn.
(4) Prôgestêron.
(5) Tirôxin.
A. (1), (2).                         B. (1), (3).                         C. (1), (4).                         D. (1), (5).
Câu 3: Trong cơ chế cân bằng nội môi, liên hệ ngược xảy ra khi
A. điều kiện lý hóa ở môi trường trong sau khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.
B. điều kiện lý hóa ở môi trường trong trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.
C. sự trả lời của bộ phận thực hiện làm biến đổi các điều kiện lý hóa ở môi trường trong.
D. điều kiện lý hóa ở môi trường trong trở về bình thường trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.
Câu 4: Ở người, khi lượng nước trong cơ thể giảm sẽ dấn đến hiện tượng áp suất thẩm thấu
A. giảm, huyết áp giảm.                         B. tăng, huyết áp giảm.
C. giảm, huyết áp tăng.                         D. tăng, huyết áp tăng.
Câu 5: Ở người, khi lượng nước trong cơ thể tăng sẽ dấn đến hiện tượng áp suất thẩm thấu
A. giảm, huyết áp giảm.                         B. tăng, huyết áp giảm.
C. giảm, huyết áp tăng.                         D. tăng, huyết áp tăng.
Câu 6: Khi nói về vai trò của các hệ đệm trong cân bằng pH nội môi. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Các hệ đệm đều có khả năng lấy đi H+ hoặc OH-.
B. Hệ đệm prôtêin ít có vai trò trong cân bằng pH nội môi.
C. Hệ đệm bicacbonat không phải là hệ đệm mạnh nhất.
D. Phổi và thận có thể tham gia điều hòa pH máu.
Câu 7: Hoạt động nào sau đây không có vai trò chủ yếu đối với sự duy trì ổn định pH máu?
A. Hệ đệm trong máu. B. Phổi thải CO2.
C. Thận thải H+ và HCO3-. D. Phổi hấp thu O2.
Câu 8: Khi nồng độ glucôzơ trong máu tăng cao, cơ thể người sẽ điều chỉnh bằng cách tuyến tụy tiết
A. insulin chuyển hóa glucôzơ thành glicôgen.
B. insulin chuyển hóa glicôgen thành glucôzơ.
C. glucagôn chuyển hóa glucôzơ thành glicôgen.
D. glucagôn chuyển hóa glicôgen thành glucôzơ.
Câu 9: Khi hàm lượng glucôzơ trong máu giảm, cơ thể người sẽ điều chỉnh bằng cách tuyến tụy tiết
A. glucagôn chuyển hóa glucôzơ thành glicôgen.
B. glucagôn chuyển hóa glicôgen thành glucôzơ.
C. insulin chuyển hóa glucôzơ thành glicôgen.
D. insulin chuyển hóa glicôgen thành glucôzơ.
Câu 10: Ở người, trường hợp nào sau đây có thể gây ra cảm giác khát nước?
A. Áp suất thẩm thấu trong máu tăng.
B. Áp suất thẩm thấu trong máu giảm.
C. Thận tăng cường thải nước ra khỏi máu.
D. Thận tăng cường tái hấp thu urê và crêatin.
Câu 11: Trong sơ đồ cơ chế điều hòa huyết áp ở người, trình tự nào sau đây đúng?
A. Huyết áp giảm → thụ thể áp lực ở mạch máu → trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → huyết áp tăng cao → thụ thể áp lực ở mạch máu.
B. Huyết áp tăng cao → trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → thụ thể áp lực ở mạch máu → tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → huyết áp bình thường → thụ thể áp lực ở mạch máu.
C. Huyết áp tăng cao → thụ thể áp lực ở mạch máu → trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → huyết áp bình thường→ thụ thể áp lực ở mạch máu.
D. Huyết áp tăng cao → thụ thể áp lực ở mạch máu → trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → tim tăng nhịp và tăng lực co bóp, mạch máu co → huyết áp bình thường → thụ thể áp lực ở mạch máu.
III. VẬN DỤNG
Câu 1: Ở người, có bao nhiêu hiện tượng sau đây thể hiện sự mất cân bằng nội môi?
(1) Nồng độ glucôzơ trong máu ở khoảng 0,1%.
(2) Nhiệt độ của cơ thể là 39oC.
(3) pH của máu bằng khoảng 7,35 – 7,45.
(4) Giá trị huyết áp tối đa đo được là 150mmHg.
A. 1.                         B. 2.                         C. 3.                         D. 4.
Câu 2: Trường hợp nào sau đây làm cho huyết áp giảm?
A. Đi bộ lên 3 tầng cầu thang. B. Chạy thể dục buổi sáng.
C. Ăn thực phẩm có chứa nhiều muối. D. Bị tại nạn dẫn đến mất nhiều máu.
Câu 3: Có bao nhiêu hiện tượng sau đây có thể dẫn đến áp suất thẩm thấu của máu giảm?
(1) Uống nhiều nước.
(2) Mất nhiều mồ hôi.
(3) Ăn thức ăn có nhiều muối.
(4) Gan giảm sản sinh prôtêin huyết tương.
A. 2.                         B. 1.                         C. 3.                         D. 4.
IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Khi nói về cân bằng nội môi, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
(1) Huyết áp tỉ lệ nghịch với áp suất thẩm thấu.
(2) Áp suất thẩm thấu tỉ lệ thuận với nồng độ Na+.
(3) Nồng độ Na+ tỉ lệ nghịch với lượng nước trong cơ thể.
(4) Huyết áp tỉ lệ nghịch với lượng nước trong cơ thể.
A. 1.                          B. 2.                         C. 3.                         D. 4.
Câu 2: Có bao nhiêu thay đổi sau đây sẽ diễn ra trong cơ thể khi ta uống nhiều nước?
(1) Lượng nước tiểu tăng.
(2) Áp suất thẩm thấu máu tăng.
(3) Huyết áp tăng.
(4) Áp lực lọc ở cầu thận giảm.
A. 2.                         B. 3.                         C. 4.                         D. 1.
Câu 3: Có bao nhiêu trường hợp sau đây sẽ gây ra cảm giác khát nước?
(1) Khi áp suất thẩm thấu tăng.
(2) Khi huyết áp tăng.
(3) Do ăn mặn.
(4) Khi cơ thể mất nước.
(5) Khi cơ thể mất máu.
A. 2.                         B. 3.                         C. 4.                         D. 5.
Câu 4: Một bệnh nhân tiểu đường có một lần do tiêm quá nhiều insulin, dẫn đến choáng váng và cơ thể run rẩy. Bác sĩ chỉ định tiêm cho anh ta một liều glucagôn. Giải thích nào sau đây đúng?
A. Do insulin có vai trò chuyển glucôzơ thành glicôgen quá nhiều làm hạ đường huyết. Tiêm glucagôn để gan nhận và chuyển glicogen thành glucôzơ làm tăng đường huyết trở lại.
B. Do insulin có vai trò chuyển glucôzơ thành glicogen quá nhiều làm tăng đường huyết. Tiêm Glucagôn để gan nhận và chuyển glicogen thành glucôzơ làm hạ đường huyết trở lại.
C. Do insulin có vai trò chuyển glycogen thành glucôzơ quá nhiều làm hạ đường huyết. Tiêm Glucagôn để gan nhận và chuyển glucozơ thành glicogen làm tăng đường huyết trở lại.
D. Do insulin có vai trò chuyển glicogen thành glucôzơ quá nhiều làm tăng đường huyết. Tiêm Glucagôn để gan nhận và chuyển glicogen thành glucôzơ làm hạ đường huyết trở lại.

 

 

 

 

 

 



Theo dõi Tài Liệu Sinh:

Chia sẻ

Đăng nhập

Đăng ký

Đặt lại mật khẩu

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn, bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo mật khẩu mới qua email.

Xem Sản Phẩm
X

Nếu thấy TaiLieuSinh.com hữu ích, bạn hãy giúp TLS bằng cách xem 1 sản phẩm mà TLS liên kết nha.
Love You 3000!!!


(Chỉ cần xem sản phẩm là bạn đã góp thêm cơ hội cho TLS có thêm kinh phí duy trì website để tiếp tục chia sẻ tài liệu FREE cho các bạn!)