CHỦ ĐỀ ẢNH HƯỞNG CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG - TRẮC NGHIỆM THEO CẤP ĐỘ - SINH 11
Chia sẻ
ẢNH HƯỞNG CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP
QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG
I. NHẬN BIẾT
Câu 1: Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp
A. cân bằng với cường độ hô hấp. B. đạt cực đại.
C. lớn hơn so với cường độ hô hấp. D. đạt cực tiểu.
Câu 2: Điểm bão hòa ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp
A. cân bằng với cường độ hô hấp. B. đạt cực đại.
C. bé hơn so với cường độ hô hấp. D. đạt cực tiểu.
Câu 3: Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp
A. axit amin và prôtêin. B. cacbohiđrat và lipit.
C. prôtêin và lipit. D. axit amin và cacbohiđrat.
Câu 4: Các tia sáng đỏ kích thích quá trình hình thành
A. prôtêin. B. lipit.
C. axit nuclêic. D. cacbohiđrat.
Câu 5: Khí cacbonic trong đất chủ yếu là do hô hấp của
A. giun đất. B. vi sinh vật đất và rễ cây.
B. vi khuẩn cố định nitơ. D. Vi khuẩn cố định nitơ và rễ cây.
Câu 6: Trường hợp đất bị thiếu nước, nhóm thực vật nào sau đây có thể duy trì quang hợp ổn định hơn?
A. Cây trung sinh. B. Cây ưa ẩm.
B. Cây ưa sáng. D. Cây chịu hạn.
Câu 7: Đối với cây ưa nhiệt, quang hợp đã bị hư hại ở nhiệt độ
A. 12oC. B. 30oC. C. 50oC. D. 40oC.
Câu 8: Năng suất kinh tế là
A. tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
B. một phần năng suất sinh học tích lũy trong cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
C. tổng sinh khối của cây trên 1 ha gieo trồng trong thời gian sinh trưởng.
D. một phần năng suất sinh học tích lũy trong củ và quả chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
Câu 9: Năng suất sinh học là
A. tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
B. một phần năng suất sinh học tích lũy trong cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế.
C. tổng sinh khối của cây trên 1 ha gieo trồng trong thời gian sinh trưởng.
D. tổng lượng chất khô có ích cho con người tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
Câu 10: Quang hợp ở thực vật chỉ xảy ra tại miền ánh sáng nào sau đây?
A. Xanh tím và đỏ. B. Xanh lục và vàng
C. Da cam và đỏ. D. Vàng và đỏ.
Câu 11: Khi nồng độ CO2 vượt giá trị bão hòa thì cường độ quang hợp sẽ
A. tăng lên. B. giảm xuống.
C. giảm xuống rồi tăng lên. D. tăng lên rồi giảm xuống.
Câu 12: Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp ở thực vật vùng cực và ôn đới là
A. -15oC. B. -20oC. C. 0 – 2oC. D. 4 – 8oC.
Câu 13: Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp ở thực vật vùng á nhiệt đới là
A. -15oC. B. -20oC. C. 0 – 2oC. D. 4 – 8oC.
Câu 14: Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp ở thực vật vùng nhiệt đới là
A. -15oC. B. -20oC. C. 0 – 2oC. D. 4 – 8oC.
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Trường hợp môi trường có đủ CO2 cho quang hơp, khi cường độ ánh sáng tăng cao hơn điểm bù ánh sáng nhưng chưa đạt tới điểm bão hòa ánh sáng thì cường độ quang hợp
A. duy trì ở mức ổn định, không thay đổi. B. tăng dần, tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.
C. giảm dần, tỉ lệ nghịch với cường độ ánh sáng. D. tăng dần và sẽ đạt tới giá trị cực đaị.
Câu 2: Khi nói về ảnh hưởng của nồng độ CO2 đến quang hợp, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
(1) Hoạt động hô hấp của vi sinh vật đất và rễ cây sẽ cung cấp một phần CO2 cho cây xanh quang hợp.
(2) Khi nồng độ CO2 đạt vượt mức bão hòa thì cường độ quang hợp sẽ tăng mạnh.
(3) Nồng độ bão hòa CO2 ở mỗi loài thực vật luôn ổn định không phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng, nhiệt độ của môi trường.
(4) Khi nồng độ CO2 thấp hơn 0,008% thì cây có thể ngừng quang hợp.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 3: Khi nói về sự ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp nhận định nào sau đây đúng?
A. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng enzim trong quang hợp.
B. Nguồn CO2 cho cây xanh quang hợp chỉ được cung cấp từ hoạt động hô hấp của động vật.
C. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.
D. Khi cây bị thiếu nước đến 40 – 60% thì quang hợp sẽ tăng mạnh.
Câu 4: Khi nói về sự ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp. Phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quang hợp tùy thuộc vào đặc điểm của giống và loài cây.
(2) Các nhân tố môi trường không tác động riêng lẻ lên quang hợp mà là tác động phối hợp.
(3) Các tia sáng xanh tím và tia sáng đỏ đều kích thích sự tổng hợp các axit amin và prôtêin.
(4) Thông thường, ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 sẽ thuận lợi cho quang hợp.
A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4).
C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4).
Câu 5: Có bao nhiêu biện pháp sau đây giúp tăng năng suất cây trồng?
(1) Bón phân, tưới nước hợp lí cho cây trồng.
(2) Thực hiện kĩ thuật chăm sóc phù hợp với từng giống, loài cây trồng.
(3) Trồng cây đúng thời vụ.
(4) Tuyển chọn và tạo mới các giống cây trồng có hiệu suất quang hợp cao.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6: Nước có ảnh hưởng trực tiếp đến quang hợp vì
A. nước là nguyên liệu trực tiếp của các phản ứng trong pha sáng.
B. nước hấp thụ năng lượng ánh sáng.
C. nước là nguyên liệu trực tiếp của các phản ứng trong pha tối.
D. nước ảnh hưởng đến sự hấp thụ CO2 vào lục lạp.
III. VẬN DỤNG
Câu 1: Khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
(1) Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp đạt cực đại.
(2) Cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng thấp hơn cây ưa sáng.
(3) Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.
(4) Cây mọc dưới tán rừng thường có hàm lượng diệp lục b cao giúp hấp thụ được các tia sáng có bước sóng ngắn hơn.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 2: Đối với quang hợp, các nguyên tố khoáng có bao nhiêu vai trò sau đây?
(1) Tham gia cấu tạo bộ máy quang hợp.
(2) Tham gia cấu trúc và hoạt hóa các enzim quang hợp.
(3) Điều tiết độ đóng mở khí khổng để CO2 khuếch tán vào lá.
(4) Liên quan đến quá trình quang phân li nước.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 3: Khi nói về ảnh hưởng của nước đến quang hợp có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
(1) Hàm lượng nước trong không khí, trong lá ảnh hưởng đến tốc độ hấp thụ CO2 vào lục lạp.
(2) Nước ảnh hưởng đến sinh trưởng của lá do đó ảnh hưởng đến quang hợp.
(3) Sự thoát hơi nước ở lá đã điều hòa nhiệt độ bề mặt lá do đó ảnh hưởng đến hệ enzim, ảnh hưởng đến quang hợp.
(4) Nước là nguyên liêu trực tiếp cho quang hợp.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4: Nếu khí hậu trong một vùng địa lý trở nên nóng và khô hạn hơn thì thành phần của các loại thực vật C3, C4, CAM ở vùng đó sẽ thay đổi như thế nào?
A. Số lượng các loài cây C3, C4 giảm; CAM tăng.
B. Số lượng các loài cây C3, C4 tăng; CAM giảm.
C. Số lượng các loài cây C3, CAM tăng; C4 giảm.
D. Số lượng các loài cây C4, CAM tăng; C3 giảm.
IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Khi nói về sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Quá trình quang hợp ở cây xanh chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của không khí.
(2) Cây thông có nhiệt tối thiểu để quang hợp thấp hơn lúa nước.
(3) Nhiệt độ của đất có ảnh hưởng đến hô hấp của rễ do đó ảnh hưởng đến quang hợp của cây.
(4) Khi hàm lượng sắc tố trong lá tăng thì sự hấp thu năng lượng ánh sáng sẽ tăng và làm giảm nhiệt độ của lá.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Chia sẻ