CHỦ ĐỀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT - TRẮC NGHIỆM THEO CẤP ĐỘ - SINH 11

Chia sẻ

CHỦ ĐỀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT - TRẮC NGHIỆM THEO CẤP ĐỘ - SINH 11
Phân loại: Trắc Nghiệm

HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

I. NHẬN BIẾT
Câu 1: Nhóm thực vật nào sau đây có xảy ra hô hấp sáng?
A. C4.                                 B. CAM.                             C. C3.                             D. C4 và CAM.
Câu 2: Trật tự nào sau đây đúng về diễn biến các giai đoạn của quá trình phân giải hiếu khí trong tế bào?
A. Đường phân → Chuỗi chuyền êlectron hô hấp → Chu trình Crep.
B. Chu trình Crep → Đường phân → Chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
C. Chuỗi chuyền êlectron hô hấp → Đường phân → Chu trình Crep.
D. Đường phân → Chu trình Crep → Chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
Câu 3: Ở thực vật, quá trình phân giải chất hữu cơ mà chất nhận êlectron (êlectron) cuối cùng là ôxi phân tử gọi là
A. hô hấp kị khí.                                                         B. hô hấp hiếu khí.

C. lên men lactic.                                                        D. đường phân.
Câu 4: Sản phẩm cuối cùng của sự phân giải hoàn toàn phân tử C6H12O6 trong hô hấp ở thực vật là
A. axit piruvic, côenzim A và CO2.                             B. CO2, rượu êtylic, nước và năng lượng.
C. nước, CO2 và năng lượng.                                    D. axit lactic, CO2 và năng lượng.
Câu 5: Quá trình ôxi hóa axit piruvic trong phân giải hiếu khí xảy ra ở
A. các hạt grana.                                                         B. tế bào chất.

C. ti thể.                                                                        D. chất nền strôma.
Câu 6: Qua giai đoạn đường phân, một phân tử đường glucôzơ sẽ được phân giải tạo thành
A. 2 phân tử nước.                                                         B. 2 phân tử axit piruvic

C. 4 phân tử CO2.                                                         D. 4 phân tử axit axêtic.
Câu 7: Trong quá trình phân giải hiếu khí ở thực vật, 1 phân tử glucôzơ được phân giải hoàn toàn tạo ra bao nhiêu phân tử ATP?
A. 36.                             B. 34                                  . C. 38.                             D. 40.
Câu 8: Trong tế bào thực vật, bào quan thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí là
A. không bào.                                                           B. ti thể.

C. lục lạp.                                                                 D. trung thể.
Câu 9: Chu trình Crep diễn ra ở cấu trúc nào sau đây?
A. Hạt grana của lục lạp.                                          B. Chất nền của ti thể.
C. Chất nền của lục lạp.                                           D. Màng trong của ti thể.
Câu 10: Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của các bào quan theo thứ tự đúng là
A. ti thể → lục lạp → ribôxôm.                                   B. lục lạp  pêrôxixôm  ti thể.
C. ti thể → lizôxôm → lục lạp.                                   D. ti thể → pêrôxixôm → lục lạp.
Câu 11: Trong hô hấp hiếu khí ở thực vật, ôxi phân tử có vai trò
A. là chất nhận êlectron cuối cùng.
B. là chất cho êlectron cuối cùng.
C. làm chất trung gian của chuỗi chuyền êlectron.
D. làm chất khử trong chuỗi chuyền êlectron.
Câu 12: Trong hô hấp hiếu khí ở thực vật, giai đoạn nào tạo ra nhiều năng lượng ATP nhất?
A. Chuỗi chuyền êlectron.                                             B. Đường phân.
C. Chu trình Crep.                                                         D. Quá trình lên men.
Câu 13: Hô hấp ở thực vật là quá trình
A. ôxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng.
B. hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2, đồng thời giải phóng năng lượng.
C. ôxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2, nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời.
D. dị hóa, biến đổi các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các hợp chất đơn giản.
Câu 15: Trong hô hấp ở thực vật, sản phẩm của giai đoạn đường phân từ việc phân giải 1 phân tử glucôzơ là
A. 2 phân tử axit piruvic và 2 ATP.                                    B. 2 phân tử axetyl-CoA và 2 CO2.
C. 2 phân tử rượu êtilic và 2 CO2.                                    D. 2 phân tử axit lactic và 2 ATP.
Câu 16: Hình sau mô tả các thí nghiệm về hô hấp ở thực vật sau:

Các hình A, B và C lần lượt là thí nghiệm nhằm phát hiện
A. sự thải khí CO2, sự hấp thụ O2 và sự tăng nhiệt độ của hô hấp.
B. sự hấp thụ O2, sự thải khí CO2 và sự tăng nhiệt độ của hô hấp.
C. sự thải khí CO2, sự tăng nhiệt độ và sự hấp thụ O2 của hô hấp.
D. sự hấp thụ O2, sự tăng nhiệt độ vàsự thải khí CO2 của hô hấp.
Câu 17: Đường phân trong phân giải hiếu khí ở thực vật là giai đoạn phân giải glucôzơ thành
A. axit piruvic, có sự tham gia của ôxi.
B. CO2 và nước, có sự tham gia của ôxi.
C. axit piruvic, không có sự tham gia của ôxi.
D. CO2 và nước, không có sự tham gia của ôxi.
Câu 18: Trong quá trình hô hấp ở thực vật, giai đoạn đường phân tạo ra những sản phẩm nào sau đây?
(1) CO2 và H2O.
(2) NADH.
(3) ATP.
(4) CH3COCOOH.
(5) Axit lactic.
A. (2), (3) và (4).                                                                 B. (1), (2) và (4).

C. (1), (3) và (5).                                                                 D. (2), (3) và (5).

II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Khi nói về các con đường hô hấp ở thực vật, nhận định nào sau đây đúng?
A. Hô hấp bao gồm 4 giai đoạn: đường phân, chu trình Crep, chuỗi chuyền êlectron và lên men.
B. Sự phân giải kị khí axit piruvic dẫn đến tạo ra sản phẩm cuối cùng là nước và giải phóng năng lượng.
C. Giai đoạn cuối cùng của hô hấp hiếu khí là chuỗi chuyền êlectron để hình thành nước và giải phóng năng lượng.
D. Khi có ôxi, axit piruvic bị ôxi hóa hoàn toàn theo chuỗi chuyển hóa của chu trình Crep tại tế bào chất.
Câu 2: Khi nói về hô hấp ở thực vật, nhận định nào sau đây đúng?
A. Đường phân là quá trình ôxi hóa đường glucôzơ nhờ oxi.
B. Quá trình lên men kị khí axit piruvic dẫn đến tạo ra sản phẩm cuối cùng là nước.
C. Axêtyl-CoA là sản phẩm tạo ra từ ôxi hóa glucôzơ.
D. Giai đoạn cuối cùng của hô hấp hiếu khí là chuỗi chuyền êlectron.
Câu 3: Theo lý thuyết, kết thúc giai đoạn hô hấp hiếu khí ở ti thể, mỗi phân tử axit piruvic nếu bị phân giải hoàn toàn thì sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử CO2?
A. 3.                                 B. 4.                                 C. 5.                                 D. 6.
Câu 4: Trong bảo quản nông sản, quá trình hô hấp sẽ gây ra tác hại nào sau đây?
A. Làm giảm nhiệt độ.                                               B. Làm tăng khí O2 và giảm CO2.
C. Tiêu hao chất hữu cơ.                                          D. Giàm giảm độ ẩm.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây đúng với quá trình phân giải kị khí ở thực vật?
A. Xảy ra ở tế bào chất, trong điều kiện có ôxi.
B. Tạo ra được ít năng lượng hơn so với phân giải hiếu khí.
C. Sản phẩm tạo ra gây độc cho cây.
D. Năng lượng được tạo ra chủ yếu ở chuỗi chuyền êlectron.
Câu 6: Khi nói về giai đoạn đường phân trong phân giải hiếu khí, phát biểu nào sau đây sai?
A. Giai đoạn đường phân có hình thành NADH.
B. Giai đoạn đường phân có hình thành ATP.
C. Giai đoạn đường phân phân giải glucôzơ thành axit piruvic.
D. Giai đoạn đường phân ôxi hóa hoàn toàn glucôzơ.
Câu 7: Nếu tiến hành thí nghiệm bằng cách đánh dấu ôxi phóng xạ vào phân tử glucôzơ, sau đó sử dụng phân tử glucôzơ này làm nguyên liệu hô hấp hiếu khí thì ôxi phóng xạ được đánh dấu sẽ được tìm thấy trong sản phẩm nào sau đây của quá trình hô hấp?
A. CO2.                                 B. H2O.                                 C. ATP.                                 D. NADH.
Câu 8: Vì sao ti thể ở các tế bào còn non có số lượng nhiều hơn hẳn so với các tế bào khác trong cây?
A. Do quá trình đồng hóa mạnh, cần được cung cấp nhiều năng lượng.
B. Vì chất nguyên sinh của chúng chứa một lượng nước rất lớn.
C. Do hệ enzim phân giải hoạt động mạnh hơn nên cần nhiều năng lượng.
D. Vì quá trình phân giải xảy ra mạnh hơn để thực hiện phân hóa tế bào.
Câu 9: Tại sao cần phải bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả ở nhiệt độ thấp?
A. Vì nhiệt độ thấp sẽ hạn chế quá trình hô hấp, giúp bảo quản lâu hơn.
B. Vì nhiệt độ thấp khiến vi khuẩn không hoạt động, giúp bảo quản tốt hơn.
C. Vì nhiệt độ thấp sẽ giúp đường chuyển hóa thành tinh bột dữ trữ, giúp nâng cao chất lượng của nông sản, thực phẩm, rau quả.
D. Vì nhiệt độ thấp sẽ làm cho quá trình trao đổi chất tạm thời dừng lại, tế bào chuyển sang tồn tại ở trạng thái tiềm sinh.
III. VẬN DỤNG
Câu 1: Cho sơ đồ sau: .
(1), (2) và (3) trong sơ đồ trên lần lượt là
A. Đường phân, lên men rượu và CO2.
B. Đường phân, lên men lactic và CO2.
C. Ôxi hóa, lên men rượu và H2O.
D. Ôxi hóa, lên men lactic và H2O.
Câu 2: Nguyên nhân vì sao người ta thường bảo quản hạt giống bằng phương pháp làm cho hạt khô?
A. Giúp hạt sống ở trạng thái tiềm sinh do cường độ hô hấp giảm đến mức tối thiểu.
B. Giúp hạt sống ở trạng thái tiềm sinh do làm ngừng quá trình hô hấp của hạt.
C. Giúp công tác bảo quản được thực hiện dễ dàng do làm giảm khối lượng của hạt.
D. Giúp công tác bảo quản được thuận lợi do sinh vật gây hại không xâm nhập được.
Câu 3: Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng khi nói về hô hấp ở thực vật?
(1) Nồng độ CO2 cao sẽ ức chế quá trình hô hấp làm cho cường độ hô hấp giảm.
(2) Trong hô hấp hiếu khí, O2 có vai trò ôxi hóa các chất hữu cơ và là chất nhận điện tử cuối cùng để hình thành nước.
(3) Axit piruvic được ôxi hóa hoàn toàn sau chuỗi chuyền êlectron trong hô hấp hiếu khí.
(4) Hô hấp hiếu khí diễn ra mạnh trong các mô, cơ quan đang có các hoạt động sinh lí mạnh.
A. 1.                                 B. 2.                                 C. 3.                                 D. 4.
Câu 4: Có bao nhiêu biện pháp sau đây được người ta thường sử dụng để bảo quản nông sản, thực phẩm hiện nay?
(1) Bảo quản khô.
(2) Bảo quản lạnh.
(3) Bảo quản bằng cách ngâm đối tượng với hóa chất.
(4) Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao nhằm gây ức chế hô hấp.
A. 1.                                 B. 2.                                 C. 3.                                 D. 4.
Câu 5: Ở thực vật, hiệu quả của quá trình hô hấp hiếu khí cao hơn so với lên men. Những giải thích nào sau đây là đúng?
(1) Cơ chất trong hô hấp hiếu khí được phân giải triệt để hơn so với lên men.
(2) Trong điều kiện thiếu ôxi khi lên men kị khí, các enzim hoạt động yếu.
(3) Các sản phẩm trung gian trong quá trình lên men ức chế việc tạo ra ATP.
(4) Trong hô hấp hiếu khí có chuỗi chuyền êlectron hình thành các coenzim dạng khử, có lực khử mạnh như NADH và FADH2.
A. (1) và (4).                                                               B. (2) và (4).

C. (1) và (3).                                                                 D. (2) và (3).
Câu 6: Khi nói về quá trình lên men và quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, có bao nhiêu nhận định sau đây sai?
(1) Năng lượng được tạo ra từ hô hấp hiếu khí thấp hơn so với lên men.
(2) Hô hấp hiếu khí cần ôxi, còn lên men thì không cần ôxi.
(3) Trong hô hấp hiếu khí có chuỗi chuyền êlectron, còn lên men thì không.
(4) Hô hấp hiếu khí và lên men đều xảy ra ở tế bào chất.
A. 1.                                 B. 2.                                 C. 3.                                 D. 4.
Câu 7: Có bao nhiêu trường hợp sau đây sẽ diễn ra quá trình lên men ở cơ thể thực vật?
(1) Rễ cây khi cây bị ngập úng trong nước.
(2) Khi ngâm hạt vào nước làm hạt no nước nhưng không lấy được ôxi.
(3) Khi cây ở điều kiện thiếu oxi.
(4) Thực vật C4 sau những ngày mưa liên tục.
A. 1.                                 B. 2.                                 C. 3.                                 D. 4.
IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Có bao nhiêu phát biểu sau đây sai khi nói về hô hấp ở thực vật?
(1) Mỗi phân tử đường glucôzơ trải qua giai đoạn đường phân tạo ra 2 phân tử axit piruvic.
(2) Trong điều kiện không có ôxi, sản phẩm tạo ra từ quá trình phân giải axit piruvic có thể là axit lactic.
(3) Trong tế bào thực vật, quá trình phân giải kị khí xảy ra ở tế bào chất và trong ti thể.
(4) Khí CO2 là sản phẩm của hô hấp, nhưng ở nồng độ cao nó lại là một tác nhân ức chế hô hấp.
(5) Trong trường hợp đều sử dụng glucôzơ làm nguyên liệu đầu vào, hô hấp hiếu khí tích lũy được năng lượng nhiều hơn gấp 19 lần so với hô hấp kị khí.
A. 1.                                 B. 2.                                 C. 3.                                 D. 4.
Câu 2: Khi nói về hô hấp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Khi có oxi, axit piruvic đi từ tế bào chất vào ti thể chuyển hóa theo chu trình Crep và bị oxi hóa hoàn toàn.
(2) Hô hấp có vai trò tạo ra các sản phẩm trung gian cho quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.
(3) Khi ngâm hạt vào nước, hạt no nước nhưng không lấy được ôxi nên quá trình phân giải các chất dự trữ trong hạt diễn ra, gây ức chế hạt nảy mầm.
(4) Nước cần cho hô hấp, mất nước làm giảm cường độ hô hấp.
(5) Khi nhiệt độ tăng, cường độ hô hấp tăng theo đến giới hạn mà hoạt động sống của tế bào vẫn còn bình thường.
A. 1.                                 B. 2.                                 C. 3.                                 D. 4.
Câu 3: Có bao nhiêu nhận định sau đây sai khi nói về mục tiêu của vấn đề bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả?
(1) Thời gian bảo quản được càng lâu càng tốt.
(2) Giữ được dạng sống tiềm ẩn, để có thể làm giống, trồng tỉa sau này.
(3) Hạn chế tối thiểu khả năng hô hấp để bảo quản tốt hơn.
(4) Bảo quản nơi có độ ẩm cao và hạn chế ôxi sẽ tốt hơn.
(5) “Neo hàng” lại để gây tăng giá sản phẩm trên thị trường.
A. 1.                                 B. 2.                                 C. 3.                                 D. 4.

 

 

 



Theo dõi Tài Liệu Sinh:

Chia sẻ

Đăng nhập

Đăng ký

Đặt lại mật khẩu

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn, bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo mật khẩu mới qua email.

Xem Sản Phẩm
X

Nếu thấy TaiLieuSinh.com hữu ích, bạn hãy giúp TLS bằng cách xem 1 sản phẩm mà TLS liên kết nha.
Love You 3000!!!


(Chỉ cần xem sản phẩm là bạn đã góp thêm cơ hội cho TLS có thêm kinh phí duy trì website để tiếp tục chia sẻ tài liệu FREE cho các bạn!)