CHỦ ĐỀ QUANG HỢP Ở THỰC VẬT - TRẮC NGHIỆM THEO CẤP ĐỘ - SINH 11
Chia sẻ
QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
I. NHẬN BIẾT
Câu 1: Quang hợp ở thực vật là quá trình
A. sử dụng năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbohiđrat và giải phóng ôxi từ cacbonic và nước.
B. phân giải chất hữu cơ thành những chất vô cơ và giải phóng năng lượng.
C. tổng hợp cacbohiđrat và giải phóng khí cacbonic từ các chất vô cơ.
D. sử dụng năng lượng ATP được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbohiđrat và giải phóng ôxi từ cacbonic và nước.
Câu 2: Cấu trúc nào sau đây vận chuyển sản phẩm quang hợp từ lá đến các cơ quan khác trong cây?
A. Mô giậu. B. Mô khuyết. C. Khí khổng. D. Mạch dẫn.
Câu 3: Cơ quan quang hợp chủ yếu ở thực vật là
A. vỏ thân. B. lá xanh. C. đài hoa. D. quả xanh.
Câu 4: Bào quan nào sau đây thực hiện quá trình quang hợp?
A. Ti thể. B. Lizôxôm. C. Lục lạp. D. Ribôxôm.
Câu 5: Đặc điểm hình thái nào sau đây của hệ lá giúp cây xanh hấp thụ nhiều tia sáng?
A. Hệ thống khí khổng nhiều. B. Hệ gân lá nhiều.
C. Phiến lá mỏng. D. Diện tích bề mặt lớn.
Câu 6: Cacbonic từ không khí khuếch tán vào bên trong lá nhờ bộ phận nào sau đây?
A. Khí khổng. B. Hệ gân lá. C. Lớp cutin. D. Biểu bì lá.
Câu 7: Sắc tố quang hợp nào sau đây thuộc nhóm sắc tố chính?
A. Diệp lục a và diệp lục b. B. Diệp lục a và carôtenôit.
C. Diệp lục a và xantôphyl. D. Diệp lục và carôtênôit.
Câu 8: Sắc tố quang hợp nào sau đây thuộc nhóm sắc tố phụ?
A. Diệp lục a và diệp lục b. B. Diệp lục a và carôtenôit.
C. Carôten và xantôphyl. D. Diệp lục và carôtênôit.
Câu 9: Sắc tố quang hợp nào sau đây tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh?
A. Diệp lục a. B. Diệp lục b. C. Diệp lục a, b. D. Carôtenôit.
Câu 10: Diệp lục phân bố ở vị trí nào sau đây?
A. Trong chất nền strôma. B. Trên màng tilacôit.
C. Trên màng trong. D. Trên màng ngoài.
Câu 11: Các sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền cho nhau theo sơ đồ nào sau đây?
A. Carôtenôit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a ở trung tâm phản ứng.
B. Carôtenôit → Diệp lục a → Diệp lục b → Diệp lục b ở trung tâm phản ứng.
C. Diệp lục b → Carôtenôit → Diệp lục a → Diệp lục a ở trung tâm phản ứng.
D. Diệp lục a → Diệp lục b → Carôtenôit → Carôtenôit ở trung tâm phản ứng.
Câu 12: Màu đỏ, vàng, da cam của lá, quả, củ là do sắc tố nào sau đây quy định?
A. Diệp lục. B. Carôtenôit. C. Diệp lục a. D. Diệp lục b.
Câu 13: Phân tử nào sau đây được cây xanh hấp thụ trong quang hợp nhằm góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính?
A. CO2. B. H2O. C. O2. D. Diệp lục tố.
Câu 14: Nguyên tố nào sau đây là thành phần tham gia cấu tạo diệp lục?
A. Magiê. B. Đồng. C. Sắt. D. Kẽm.
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Ở trong lá, tế bào nào sau đây chứa nhiều lục lạp nhất?
A. Tế bào mô giậu. B. Tế bào biểu bì trên.
C. Tế bào biểu bì dưới. D. Tế bào mô xốp.
Câu 2: Ôxi trong quá trình quang hợp được giải phóng ra từ phân tử nào sau đây?
A. H2O. B. NADPH. C. CO2. D. ATP.
Câu 3: Khi nói về vai trò của quá trình quang hợp, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cung cấp thức ăn cho sinh vật.
B. Chuyển hóa quang năng thành hóa năng.
C. Ôxi hóa các chất hữu cơ tạo năng lượng.
D. Điều hòa không khí.
Câu 4: Cấu trúc nào sau đây của lục lạp chứa hệ sắc tố quang hợp?
A. Strôma. B. Màng tilacôit.
C. Xoang tilacôit. D. Màng trong.
Câu 5: Thành phần nào sau đây không có ở tilacôit?
A. Hệ sắc tố. B. Trung tâm phản ứng.
C. Chất truyền điện tử. D. Enzim cacbôxilaza.
Câu 6: Mắt người nhìn thấy lá cây có màu lục vì
A. diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
B. diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
C. diệp lục b không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
D. diệp lục không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
Câu 7: Carôtenôit được xem là sắc tố phụ vì chúng
A. chỉ nhận năng lượng ánh sáng từ diệp lục.
B. hấp thụ năng lượng ánh sáng sau đó truyền cho diệp lục.
C. chỉ hấp thụ được tia sáng có bước sóng dài.
D. chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành nhiệt năng.
Câu 8: Ánh sáng đơn sắc nào sau đây không được diệp lục hấp thụ?
A. Đỏ. B. Lục. C. Xanh tím. D. Vàng.
Câu 9: Carôtenôit được xem là “vệ sĩ” của diệp lục vì chúng bảo vệ
A. xantôphyl khỏi bị phá hủy khi gặp cường độ ánh sáng cao.
B. diệp lục b khỏi bị phá hủy khi gặp cường độ ánh sáng cao.
C. diệp lục a khỏi bị phá hủy khi gặp cường độ ánh sáng cao.
D. diệp lục khỏi bị phá hủy khi gặp cường độ ánh sáng cao.
III. VẬN DỤNG
Câu 1: Khi nói về đặc điểm thích nghi của lá phù hợp với chức năng quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Hệ gân lá vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm quang hợp.
(2) Lá có nhiều tế bào chứa lục lạp có khả năng quang hợp.
(3) Diện tích bề mặt lá lớn giúp hấp thụ nhiều tia sáng.
(4) Phiến lá mỏng thuận lợi cho hấp thu CO2 và thải khí O2.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2: Khi nói về cấu tạo của lục lạp phù hợp với chức năng quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Xoang tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp.
(2) Màng tilacôit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước.
(3) Chất nền strôma là nơi diễn ra các phản ứng trong pha tối.
(4) Có hệ enzim cacbôxilaza ở strôma.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 3: Khi nói về vai trò của quang hợp đối với sự sống trên trái đất, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Sản phẩm quang hợp là nguồn cung cấp thức ăn cho sinh vật.
(2) Sản phẩm quang hợp là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu chữa bệnh cho con người.
(3) Quang hợp cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.
(4) Quang hợp điều hòa lượng nước trong khí quyển.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4: Trong quá trình quang hợp, nước có bao nhiêu vai trò sau đây?
(1) Nguyên liệu trực tiếp cho quang hợp.
(2) Điều tiết khí khổng đóng mở.
(3) Môi trường của các phản ứng hóa học.
(4) Giúp vận chuyển các ion khoáng cho quang hợp.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây sai với tính chất của chất diệp lục?
A. Hấp thụ ánh sáng ở vùng xanh tím và đỏ xa. B. Có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác.
C. Khi được chiếu sáng có thể phát huỳnh quang. D. Màu lục của lá liên quan trực tiếp đến quang hợp.
IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật có lá toàn màu đỏ, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cây không quang hợp được khi ánh sáng yếu.
B. Cây quang hợp bình thường, cường độ quang hợp rất cao.
C. Cây quang hợp bình thường, cường độ quang hợp thấp.
D. Cây không quang hợp được khi ánh sáng gay gắt.
Câu 2: Khi nói về quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Trong quang hợp, H2O bị ôxi hóa.
(2) Trong quang hợp, CO2 là chất khử.
(3) Ôxi giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ H2O.
(4) Ôxi trong glucôzơ tạo ra trong quang hợp có nguồn gốc từ CO2.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 3: Khi nói về hệ sắc tố quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
(1) Diệp lục a trực tiếp chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP và NADPH.
(2) Diệp lục bảo vệ bộ máy quang hợp và tế bào khỏi bị nắng cháy khi cường độ ánh sáng quá cao.
(3) Carôten và xantôphyl hấp thụ ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ được cho diệp lục.
(4) Carôtenôit là nhóm sắc tố chính của quang hợp.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4: Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên trái đất.
(2) Quang hợp xảy ra tại miền ánh sáng xanh tím và đỏ.
(3) Tất cả các sắc tố đều trực tiếp tham gia quang hợp.
(4) Thực vật có lá toàn màu đỏ không thể quang hợp.
(5) Carôtenôit bảo vệ diệp lục khỏi bị phá hủy khi gặp cường độ ánh sáng cao.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
— HẾT —
Chia sẻ