CHỦ ĐỀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT - TRẮC NGHIỆM THEO CẤP ĐỘ - SINH HỌC 11
Chia sẻ
TRẮC NGHIỆM CHỦ ĐỀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT
I. NHẬN BIẾT
Câu 1: Quá trình nào sau đây biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được?
A. Quang hợp. B. Hô hấp. C. Tiêu hóa. D. Tuần hoàn.
Câu 2: Nhóm động vật nào sau đây chưa có cơ quan tiêu hoá?
A. Động vật đơn bào. B. Động vật có xương sống.
C. Giun dẹp. D. Ruột khoang.
Câu 3: Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức nào sau đây?
A. Tiêu hoá nội bào. B. Tiêu hoá ngoại bào.
C. Tiêu hoá trong túi tiêu hóa. D. Tiêu hoá trong ống tiêu hóa.
Câu 4: Ở động vật đơn bào, các enzim tiêu hóa có ở bào quan nào sau đây?
A. Không bào tiêu hóa. B. Ti thể.
C. Lizôxôm. D. Túi tiêu hóa.
Câu 5: Nhóm động vật nào sau đây có túi tiêu hoá?
A. Ruột khoang và giun dẹp. B. Chim và thú.
C. Trùng giày và giun dẹp. D. Ruột khoang và trùng amip.
Câu 6: Ở động vật có túi tiêu hóa, các enzim tiêu hóa được tiết ra từ
A. lizôxôm trên thành túi. B. tế bào cơ trên thành túi.
C. tế bào tuyến trên thành túi. D. lòng túi tiêu hóa.
Câu 7: Ở động vật có túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?
A. Tiêu hóa ngoại bào. B. Tiêu hoá nội bào.
C. Tiêu hóa ngoại bào trước rồi đến nội bào. D. Tiêu hoá nội bào trước rồi đến ngoại bào.
Câu 8: Nhóm động vật nào sau đây có ống tiêu hoá?
A. Giun dẹp. B. Động vật có xương sống.
C. Ruột khoang. D. Động vật đơn bào.
Câu 9: Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá bằng hình thức nào sau đây?
A. Tiêu hóa ngoại bào. B. Tiêu hoá nội bào.
C. Tiêu hóa ngoại bào và tiêu hoá nội bào. D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.
Câu 10: Nhóm động vật nào sau đây dạ dày có 4 ngăn?
A. Trâu, bò, cừu, dê. B. Thỏ, ngựa, chuột, lợn.
C. Trâu, bò, cừu, ngựa. D. Cừu, dê, thỏ, ngựa.
Câu 11: Nhóm động vật nào sau đây có dạ dày đơn?
A. Trâu, bò, cừu, dê. B. Thỏ, ngựa, chuột, lợn.
C. Trâu, bò, cừu, ngựa. D. Cừu, dê, thỏ, ngựa.
Câu 12: Ở động vật ăn thực vật có dạ dày đơn, bộ phận nào sau đây được xem là dạ dày thứ hai?
A. Dạ tổ ong. B. Manh tràng. C. Dạ múi khế. D. Dạ cỏ.
Câu 13: Ở động vật nhai lại, dạ lá sách có vai trò
A. ợ thức ăn lên miệng để nhai lại. B. tiết pepin và HCl để tiêu hoá thức ăn.
C. hấp thụ bớt nước trong thức ăn. D. vi sinh vật tiết enzim tiêu hoá xellulôzơ.
Câu 14: Ở động vật nhai lại, sự tiêu hoá ở dạ múi khế diễn ra như thế nào?
A. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.
B. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.
C. Thức ăn được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.
D. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.
Câu 15: Đặc điểm nào dưới đây không có ở cơ quan tiêu hóa của thú ăn thịt?
A. Dạ dày đơn. B. Ruột ngắn.
C. Răng nanh phát triển. D. Manh tràng phát triển.
Câu 16: Ở người, trật tự nào sau đây đúng với các bộ phận cấu thành ống tiêu hóa?
A. Miệng –> ruột non –> dạ dày –> hầu –> ruột già–> hậu môn.
B. Miệng –>thực quản –> dạ dày –> ruột non –> ruột già–> hậu môn.
C. Miệng –> ruột non –> thực quản –> dạ dày –> ruột già –> hậu môn.
D. Miệng –> dạ dày –> ruột non –> thực quản –> ruột già –> hậu môn.
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Ở động vật có ống tiêu hóa, sự tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng bao gồm
A. chỉ có tiêu hóa cơ học. B. chỉ có tiêu hóa hóa học.
C. tiêu hóa cơ học và hóa học. D. tiêu hóa nội bào và ngoại bào.
Câu 2: Ở động vật có ống tiêu hoá, quá trình tiêu hoá hoá học diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào sau đây?
A. Thực quản. B. Dạ dày. C. Ruột non. D. Ruột già.
Câu 3: Ở động vật có ống tiêu hóa, sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày bao gồm
A. chỉ có tiêu hóa cơ học. B. chỉ có tiêu hóa hóa học.
C. tiêu hóa cơ học và hóa học. D. tiêu hóa nội bào và ngoại bào.
Câu 4: Ở động vật có ống tiêu hóa, sự tiêu hóa ở ruột non bao gồm
A. chỉ có tiêu hóa cơ học. B. chỉ có tiêu hóa hóa học.
C. tiêu hóa cơ học và hóa học. D. tiêu hóa nội bào và ngoại bào.
Câu 5: Ở thủy tức, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức nào sau đây?
A. Tiêu hóa nội bào xong rồi đến ngoại bào. B. Tiêu hóa ngoại bào xong rồi đến nội bào.
C. Chỉ tiêu hóa nội bào. D. Chỉ tiêu hóa ngoại bào.
Câu 6: Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa theo hình thức nào sau đây?
A. Tiêu hóa nội bào xong rồi đến ngoại bào. B. Tiêu hóa ngoại bào xong rồi đến nội bào.
C. Chỉ tiêu hóa nội bào. D. Chỉ tiêu hóa ngoại bào.
Câu 7: Ở người, thức ăn vừa tiêu hóa cơ học vừa tiêu hóa hóa học không xảy ra ở bộ phận nào sau đây?
A. Ruột già. B. Dạ dày. C. Miệng. D. Ruột non.
Câu 8: Sự tiến hoá của các hình thức tiêu hoá diễn ra theo hướng nào sau đây?
(1) Tiêu hoá nội bào.
(2) Tiêu hoá ngoại bào.
(3) Tiêu hoá ngoại bào kết hợp với nội bào.
A. (1) –> (2) –> (3). B. (1) –> (3) –> (2).
C. (2) –> (3) –> (1). D. (3) –> (2) –> (1).
Câu 9: Khi nói về cấu tạo cơ quan tiêu hóa ở động vật, trình tự tiến hóa nào sau đây là đúng?
(1) Túi tiêu hóa.
(2) Ống tiêu hóa ngày càng phân hóa về cấu tạo.
(3) Ống tiêu hóa đơn giản.
(4) Chưa có cơ quan tiêu hóa.
A. (1) –> (3) –> (2) –> (4). B. (4) –> (1) –> (3) –> (2).
C. (1) –> (4) –> (3) –> (2). D. (2) –> (3) –> (1) –> (4).
Câu 10: Trật tự nào sau đây đúng với quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày ở động vật nhai lại?
(1) Dạ cỏ. (2) Dạ múi khế. (3) Dạ tổ ong. (4) Dạ lá sách.
(5) Ợ lên miệng nhai lại.
A. (1) –> (5) –> (3) –> (2) –> (4). B. (4) –> (1) –> (5) –> (3) –> (2).
C. (1) –> (4) –> (3) –> (2)–> (5). D. (1) –> (3) –>(5) –>(4) –> (2).
Câu 11: Ở động vật nhai lại, thức ăn xenlulôzơ lưu lại trong dạ cỏ đã tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật phát triển mạnh. Quá trình biến đổi này được gọi là gì?
A. Biến đổi cơ học. B. Biến đổi hoá học.
C. Biến đổi sinh học. D. Biến đổi nội bào.
Câu 12: Ở người, thức ăn prôtêin được biến đổi thành các axit amin. Quá trình này diễn ra chủ yếu ở bộ phận nào sau đây của ống tiêu hóa?
A. Khoang miệng. B. Dạ dày. C. Ruột non. D. Ruột già.
III. VẬN DỤNG
Câu 1: Ở thú ăn thực vật, có bao nhiêu hình thức tiêu hóa thức ăn sau đây là đúng?
(1) Tiêu hoá hoá học.
(2) Tiêu hoá cơ học.
(3) Tiêu hóa nhờ vi sinh vật cộng sinh.
(4) Tiêu hóa nội bào.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2: Ở người, ống tiêu hoá phân hoá thành các bộ phận khác nhau có tác dụng gì?
A. Giúp quá trình tiêu hoá đạt hiệu quả cao nhất.
B. Đủ thời gian để có thể tiêu hóa được xenlulôzơ.
C. Tiết kiệm năng lượng tối ưu nhất.
D. Chứa nhiều vi sinh vật tiết nhiều enzim tiêu hóa.
Câu 3: Ở dạ dày cơ của gà, chim bồ câu có chứa nhiều hạt sạn và sỏi nhỏ. Các hạt này có tác dụng gì?
A. Hỗ trợ tiêu hóa cơ học. B. Giúp tiêu hóa được xenlulôzơ.
C. Hạn chế tiết thừa dịch tiêu hóa. D. Kích thích tiết dịch tiêu hóa.
Câu 4: Ở thú ăn thịt, có bao nhiêu hình thức tiêu hóa thức ăn sau đây là đúng?
(1) Tiêu hoá hoá học.
(2) Tiêu hoá cơ học.
(3) Tiêu hóa nhờ vi sinh vật cộng sinh.
(4) Tiêu hóa nội bào.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 5: Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hoá, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Dịch tiêu hoá không bị pha loãng.
(2) Dịch tiêu hoá được pha loãng.
(3) Ống tiêu hoá được phân hoá thành các bộ phận khác nhau.
(4) Kết hợp giữa tiêu hoá hoá học và cơ học.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6: Khi nói về manh tràng ở thú ăn thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Manh tràng chứa hệ vi sinh vật cộng sinh giúp tiêu hóa xenlulôzơ.
(2) Thỏ, ngựa có manh tràng phát triển hơn ở trâu, bò.
(3) Các chất dinh dưỡng đơn giản tạo thành được hấp thụ qua thành manh tràng vào máu.
(4) Manh tràng ít phát triển ở thú ăn thực vật có dạ dày đơn.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 7: Khi nói về chiều hướng tiến hóa của tiêu hóa ở động vật, có bao nhiêu phát biểu và sơ đồ sau đây đúng?
(1) Chưa có cơ quan tiêu hóa –> túi tiêu hóa –> ống tiêu hóa.
(2) Sự chuyên hoá về chức năng tiêu hóa ngày càng rõ rệt.
(3) Từ tiêu hoá nội bào –> Tiêu hoá ngoại bào kết hợp với nội bào –>Tiêu hóa ngoại bào.
(4) Từ tiêu hóa cơ học –> Tiêu hóa hóa học –> Tiêu hóa sinh học.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 8: Thức ăn thực vật nghèo dinh dưỡng và khó tiêu hóa nhưng các động vật nhai lại như trâu, bò vẫn phát triển bình thường. Có bao nhiêu giải thích sau đây là đúng?
(1) Số lượng thức ăn lấy vào nhiều.
(2) Các vi sinh vật được sử dụng làm nguồn thức ăn cung cấp prôtêin cho động vật.
(3) Ruột non rất dài giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn.
(4) Các vi sinh vật tiết enzim tiêu hóa xenlulôzơ cung cấp dinh dưỡng cho động vật.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Khi nói về vai trò của vi sinh vật cộng sinh trong ống tiêu hóa ở động vật ăn cỏ, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ và manh tràng tiết enzim tiêu hoá xenlulôzơ.
(2) Enzim mà vi sinh vật cộng sinh tiết ra là amilaza giúp động vật nhai lại tiêu hóa được xenlulôzơ.
(3) Vi sinh vật tiết ra nhiều loại enzim giúp động vật nhai lại tiêu hóa được tất cả các loại thức ăn.
(4) Vi sinh vật cộng sinh là nguồn cung cấp prôtêin quan trọng cho động vật nhai lại.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2: Khi nói về tiêu hóa ở dộng vật, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
(1) Răng nanh ở thú ăn thịt phát triển hơn thú ăn thực vật.
(2) Tất cả thú ăn thịt đều có dạ dày đơn, tất cả thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn.
(3) Thú ăn thịt có ruột ngắn hơn thú ăn thực vật.
(4) Ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật đều có manh tràng phát triển.
(5) Quá trình tiêu hóa và hấp thu ở ruột non của thú ăn thịt và thú ăn thực vật tương tự nhau.
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Chia sẻ