Chuyên đề Sinh Học 10
Chia sẻ
Chủ đề 1: TỔNG QUAN TẾ BÀO
Mục tiêu:
– Nhận biết được học thuyết tế bào
– Phân biệt được cấu trúc tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
– Phân biệt được các liên kết hóa học trong tế bào
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trong các đại phân tử xuất hiện những loại lien kết hóa học nào? Vai trò của những lien kết này trong thế giới sống?
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
– 1665: Robert Hook là người đầu tiên mô tả tế bào khi ông sử dụng kính hiển vi để quan sát lát mỏng của cây bấc. Vài năm sau, nhà tự nhiên học người Hà Lan Antonie Van Leeuwenhoek đã quan sát các tế bào sống đầu tiên.
– 1838, Mathias Schleiden khi nghiên cứu các mô thực vật đã đưa ra Học thuyết về tế bào: tất cả các cơ thể thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.
– 1839, Theodor Schwarm cũng cho rằng tất cả các cơ thể động vật được xây dựng từ tế bào.
II. THUYẾT TẾ BÀO
Tế bào là đơn vị sống bé nhất, đơn vị tổ chức cơ bản của tất cả các cơ thể sống.
Tất cả cơ thể sống được cấu tạo gồm một tế bào hoặc nhiều tế bào. Các quá trình trao đổi chất và di truyền đều diễn ra trong tế bào.
Tế bào được sinh ra từ tế bào có trước.
Tế bào được cấu tạo từ các phân tử, đại phân tử, bào quan à 3 thành phần cơ bản: màng sinh chất, tế bào chất và nhân/vùng nhân.
Các đại phân tử, bào quan chỉ thực hiện được chức năng sống với mối quan hệ tương tác lẫn nhau trong tổ chức tế bào toàn vẹn.
III. KHÁI QUÁT VỀ TẾ BÀO
Tế bào rất đa dạng, dựa vào cấu trúc người ta chia chúng thành hai nhóm: Tế bào nhân sơ (Prokaryote) và tế bào nhân thực (Eukaryote).
Tất cả các tế bào đều có ba thành phần cấu trúc cơ bản:
– Màng sinh chất bao quanh tế bào: Có nhiều chức năng, như màng chắn, vận chuyển, thẩm thấu, thụ cảm…
– Tế bào chất: là chất keo lỏng hoặc keo đặc (bán lỏng) có thành phần là nước, các hợp chất vô cơ và hữu cơ…
– Nhân hoặc vùng nhân: Chứa vật chất di truyền.
IV. CẤU TẠO TẾ BÀO NHÂN SƠ
So với tế bào nhân thực, thì tế bào vi khuẩn có kích thước 1-5mm, bằng 1/10 tế bào nhân thực, tức S/V lớn ” Giúp tế bào trao đổi chất với môi trường, sinh sản một cách nhanh chóng.
Không có các bào quan có màng bao bọc.
- Lông roi, vỏ nhầy, thành tế bào, MSC:
a. Lông, roi: (Ở một số VK)
– Cấu tạo:
Từ 9 bộ ba vi ống xếp thành vòng tròn có bản chất là protein .
– Chức năng:
+ Như thụ thể: tiếp nhận các virus.
+ Tiếp hợp: trao đổi plasmid giữa các tế bào nhân sơ (pili giới tính)
+ Bám vào bề mặt tế bào: Một số vi khuẩn gây bệnh ở người thì lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người. (pili phổ thông)
+ Di chuyển.
Chia sẻ