Chuyên đề Sinh Học 11
Chia sẻ
Chủ đề 1. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
Mục tiêu:
– Trình bày được khái niệm chung về: Chuyển hoá vật chất (Đồng hoá; Dị hoá; Enzim);
– Chuyển hoá năng lượng (Quá trình photphorin hoá và sự hình thành ATP).
– Sự phân bố của thực vật trong tự nhiên phụ thuộc vào sự có mặt của nước.
– Trình bày được cơ chế sự hút nước vào rễ. Nêu được khái niệm về hệ số héo và hạn sinh lí. – Làm được một số bài tập vận dụng
– Nêu được các phản ứng đóng mở khí khổng. Cơ sở vật lí của quá trình thoát hơi nước
– Vai trò của N, P, K đối với thực vật.
– Bài tập về trao đổi khoáng và nitơ
– Thực hành: So sánh tốc độ thoát hơi nước ở hai mặt lá bằng phương pháp sử dụng giấy tẩm coban clorua hoặc sử dụng keo trong suốt và soi dưới kính hiển vi.
– Đi sâu giải thích cơ chế quang hợp
– Các đặc điểm giải phẫu, hình thái, sinh lí, sinh thái và hoá sinh phân biệt các nhóm thực vật C3, C4, CAM.
– Bài tập vận dụng về quang hợp ở thực vật
– Giải thích được cơ chế hô hấp.
– Trình bày được cơ chế hô hấp sáng. Năng lượng hô hấp.
– Bài tập vận dụng về hô hấp ở thực vật
– Một số câu hỏi lý thuyết thực hành liên quan đến quang hợp và hô hấp.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Cây hấp thụ nước bằng cách nào? Cây hút nước qua miền lông hút của rễ, một số cây thủy sinh hấp thụ nước qua toàn bộ bề mặt của cây. Rễ là cơ quan chính hấp thụ nước. Nước có vai trò gì đối với thực vật, quá trình trao đổi nước ở thực vật như thế nào? Khi cây hấp thụ nước thỉ các chất hòa tan trong nước có vào cây không? nếu vào sẽ theo cơ chế như thế nào?
Quang hợp là gì? Quá trình đó điễn ra như thế nào? Con người có thể điều khiển được quang hợp ở thực vật không?
Ở thực vật hô hấp diễn ra theo những con đường nào ? Quang hợp và hô hấp có mới quan hệ gì ?
Chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung này ở chủ đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Chuyển hóa vật chất và chuyển hóa năng lượng
Mỗi cơ thể sống luôn luôn có sự trao đổi vật chất với môi trường. Trao đổi chất ngừng lại thì cơ thể sẽ chết. Kết quả của qúa trình trao đổi chất làm cho cơ thể sống, tồn tại và phát triển. Quá trình chuyển hoá vật chất bao gồm những quá trình trung gian với nhiều phản ứng phức tạp, mỗi phản ứng là một mắt xích của một trong hai qúa trình cơ bản của chuyển hoá vật chất là đồng hóa và dị hóa.
- Đồng hóalà quá trình biến đổi những chất lấy từ môi trường vào, tổng hợp chúng thành những chất sống của cơ thể và tích luỹ năng lượng. Thực vật hút nước và khí cacbonic từ môi trường hấp thụ năng lượng ánh sáng tổng hợp thành các chất hữu cơ khác nhau, trước hết là các gluxit đơn giản. Động vật và người ăn thức ăn, biến đổi các chất hữu cơ của thức ăn (gluxit, lipit, protein) từ các nguồn khác nhau (thực vật, động vật, vi sinh vật) thành các chất hữu cơ (gluxit, lipit, protein) đặc hiệu của cơ thể. Qúa trình này bao gồm chủ yếu những phản ứng tổng hợp, đó là những phản ứng thu năng lượng.
- Dị hóalà quá trình phân giải các chất hữu cơ trong cơ thể và giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống và đào thải các chất cặn bã ra ngoài.
Quá trình dị hóa bao gồm các phản ứng phân giải các chất hữu cơ có nguồn gốc từ thức ăn hay từ kho dự trữ nội bào. Qúa trình dị hóa bao gồm hàng loạt phản ứng khác nhau: oxy hóa – khử, thủy phân, chuyển nhóm, tách nhóm…. Trong qúa trình phân giải các chất hữu cơ, đặc biệt trong qúa trình oxy hóa – khử có nhiều năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt, một phần được tích luỹ trong các liên kết hóa học để sử dụng trong phản ứng tổng hợp, các hoạt động sinh lý như: vận động, cảm ứng, vận chuyển chủ động các chất, phát quang sinh học, co cơ, sự hấp thu bài tiết, sự dẫn truyền xung động thần kinh. Sản phẩm cuối cùng của quá trình dị hóa là CO2, H2O, NH3…
Đồng hóa và dị hóa là hai quá trình đối lập nhưng lại thống nhất với nhau trong qúa trình trao đổi chất của cơ thể. Trong mỗi tế bào chúng xảy ra đồng thời và liên quan mật thiết với nhau. Năng lượng giải phóng trong qúa trình dị hóa được sử dụng trong các qúa trình tổng hợp. Các sản phẩm trung gian tạo thành trong dị hoá cũng được dùng làm nguyên liệu cho qúa trình tổng hợp các chất hữu cơ. Mặt khác, các chất được tổng hợp trong đồng hóa lại được sử dụng trong dị hóa.
Chia sẻ