ĐỀ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM SINH HỌC 10 - ĐỀ 2

Chia sẻ

ĐỀ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM SINH HỌC 10 - ĐỀ 2
Phân loại: Đề Kiểm Tra

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1:  Vật sống và không sống cùng được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học nhưng lại có đặc điểm rất khác nhau là do

A. sự khác biệt về thành phần hóa học, sự sống được hình thành do sự tương tác đặc biệt theo quy luật lý hóa giữa các nguyên tử nhất định.

B. sự sống ngoài 4 nguyên tố C, H, O, N còn được cấu tạo từ các nguyên tố vi lượng, các nhóm nguyên tố này tương tác với nhau tạo nên sự khác biệt của sự sống.

C. sự sống cấu tạo từ 4 nguyên tố C, H, N, O, sự tương tác đặc biệt giữa các nguyên tố này tạo nên sự khác biệt của sự sống.

D. sự sống được cấu tạo từ các đại phân tử cacbohydrat, prôtêin, lipit, …

Câu 2:  Khi nói về nước, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

  1. Ở điều kiện bình thường, liên kết hidro giữa các phân tử luôn bị bẻ gãy và tái tạo liên tục.
  2. Khi chuyển từ trạng thái lỏng sang rắn, thể tích nước giảm.
  3. Không có nước, tế bào sẽ không thể duy trì sự sống.
  4. Nước có thể là dung môi, môi trường, nguyên liệu của các phải ứng trong tế bào.

A. 1.                               B.  2.                                   C.  3.                                   D.  4.

Câu 3:  Khi nói về các nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

  1. Bốn nguyên tố C, H, N, O chiếm khoảng 96% khối lượng cơ thể sống.
  2. Các nguyên tố đa lượng chiếm tỷ lệ > 0,1 % khối lượng cơ thể sống.
  3. Thiếu I có thể làm trẻ em chậm phát triển trí tuệ, người lớn bị bướu cổ.
  4. Các nguyên tố vi lượng tham gia cấu tạo nên các enzym.
  5. Mg là thành phần cấu tạo nên diệp lục của lá cây.

A. 2.                               B.  5.                                   C.  4.                                   D.  3.

Câu 4:  Đơn vị cấu tạo cơ bản của mọi cơ thể sinh vật là

A. tế bào.                      B.  cơ thể.                          C.  quần thể.                      D.  quần xã.

 Câu 5:  Tổ tiên của giới động vật là

A. nấm nhầy ở pha hợp bào.                                 B.  động vật nguyên sinh.

C. tảo lục đa bào nguyên thủy.                             D.  tập đoàn trùng roi nguyên thủy.

Câu 6:  Trong các loài bên dưới, loài nào là đại diện thuộc giới khởi sinh?

A. Trùng đế giày.         B.  Amip.                           C.  Trùng roi.                    D.  E. coli.

Câu 7:  Đâu không phải là đặc tính nổi trội của thế giới sống?

A. Tiến hóa.

B. Sinh trưởng và phát triển.

C. Khả năng chuyển hóa vật chất và năng lượng.

D. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.

Câu 8:  “Sinh vật thuộc giới này phân bố khắp mọi nơi, thậm chí ở những nơi khắc nghiệt như miệng núi lửa, suối nước nóng, đáy đại dương, …”. Đây là đặc điểm của giới sinh vật nào theo hệ thống phân loại của Oaitayker và Magulis?

A. Khởi sinh.                B.  Vi khuẩn cổ.               C.  Nguyên sinh.               D.  Nấm.

Câu 9:  Nhóm các nguyên tố vi lượng là

A. Zn, B, Cr, I, F, Mo, Co.                                      B.  Zn, B, Cl, I, F, Mn, Se.

C. Zn, B, Cr, I, F, Mn, C.                                        D.  Zn, B, Cl, I, F, Mo, Co.

Câu 10:  Đặc điểm làm nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự sống là

A. tính phân cực.

B. thay đổi thể tích khi hạ nhiệt độ.

C. là dung môi hòa tan các chất trong tế bào.

D. nước chiếm tỉ lệ rất lớn trong tế bào.

Câu 11:  Bậc phân loại nào bao gồm các họ sinh vật có chung một số đặc điểm nhất định?

A. Lớp.                          B.  Chi.                               C.  Ngành.                         D.  Bộ.

Câu 12:  Trong các đặc điểm sau đây, có bao nhiêu đặc điểm thuộc về giới nấm?

  1. Phần lớn sống cố định
  2. Có thành tế bào
  3. Tự dưỡng
  4. Tế bào nhân thực
  5. Cơ thể đơn bào hoặc đa bào.
  6. Sinh sản bằng bào tử

A. 3.                               B.  5.                                   C.  4.                                   D.  6.

PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm).

 

Câu 1: Trình bày đặc điểm về cấu tạo, dinh dưỡng và vai trò của giới động vật.

Câu 2: Trong tế bào nước có vai trò như thế nào? Tại sao nước đá lại nổi trên mặt nước?

 

—— HẾT ——

 

 

 

 

 

 

 

 

 



Theo dõi Tài Liệu Sinh:

Chia sẻ

Đăng nhập

Đăng ký

Đặt lại mật khẩu

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn, bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo mật khẩu mới qua email.

Xem Sản Phẩm
X

Nếu thấy TaiLieuSinh.com hữu ích, bạn hãy giúp TLS bằng cách xem 1 sản phẩm mà TLS liên kết nha.
Love You 3000!!!


(Chỉ cần xem sản phẩm là bạn đã góp thêm cơ hội cho TLS có thêm kinh phí duy trì website để tiếp tục chia sẻ tài liệu FREE cho các bạn!)