ĐỀ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM SINH HỌC 11 - ĐỀ 1
Chia sẻ
PHẦN TRẮC NGHIỆM (8 điểm)
Câu 1: Cơ chế hấp thụ ion khoáng qua rễ là
A. chủ động, tốn năng lượng ATP. B. thẩm thấu.
C. thụ động, không tốn năng lượng ATP. D. chủ động hoặc thụ động.
Câu 2: Các con đường thoát hơi nước chủ yếu gồm:
A. qua thân, cành và lớp cutin bề mặt lá. B. qua khí khổng và qua cutin.
C. Đua cành và khí khổng của lá. D. qua thân, cành và lá.
Câu 3: Nguyên tố vi lượng chỉ cần với một hàm lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu thì cây sẽ còi cọc và chết. Nguyên nhân là do các nguyên tố vi lượng có vai trò
A. hoạt hóa enzim trong quá trình trao đổi chất. B. thúc đẩy quá trình chín của quả và hạt.
C. tham gia cấu trúc tế bào. D. quy định áp suất thẩm thấu của dịch tế bào.
Câu 4: Nước đi vào mạch gỗ theo con đường gian bào đến nội bì thì chuyển sang con đường tế bào chất vì
A. Tế bào nội bì không thấm nước nên nước không vận chuyển qua được.
B. Áp suất thẩm thấu của tế bào nội bì thấp nên nước phải di chuyển sang con đường khác.
C. Tế bào nội bì có đai caspari thấm nước nên nước vận chuyển qua được.
D. Nội bì có đai caspari không thấm nước nên nước không thấm qua được.
Câu 5: Nồng độ Ca2+ trong cây là 0.3%, trong đất là 0.5%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào?
BA. Hấp thụ thụ động. B. Hấp thụ C. Hấp thụ chủ động. D. Thẩm thấu.
Câu 6: Trong thu hoạch mủ cao su, người ta sẽ cắt vào vị trí nào của cây?
BA. Mạch gỗ gần cành cây. B. Mạch gỗ ở gốc cây.
C. Mạch rây ở cành cây. D. Mạch rây ở thân cây.
Câu 7: Hiện tượng thiếu các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thường biểu hiện ở đặc điểm nào của cây?
BA. Màu sắc và hình dạng của lá. B. Hình dạng quả và hạt.
C. Màu sắc của thân cây. D. Chiều dài của rễ.
Câu 8: Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Khả năng hút nước của cây ở rễ không phụ thuộc vào sự thoát hơi nước ở lá.
B. Bón phân càng nhiều cây sinh trưởng càng tốt.
C. Khi sự chênh lệch giữa nồng độ dung dịch đất và dịch của tế bào rễ thấp thì khả năng hút nước của cây sẽ cao
D. Khi nồng độ ôxi trong đất giảm thì khả năng hút nước của cây giảm
Câu 9: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua
A. miền chóp rễ. B. miền lông hút. C. miền sinh trưởng. D. miền kéo dài
Câu 10: Khi nói về trao đổi khoáng ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu đúng?
- Muối khoáng trong đất tồn tại ở dạng không tan hoặc hòa tan.
- Sắt là một nguyên tố khoáng vi lượng trong cây.
- Phân bón là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây.
- Đảm bảo độ thoáng cho đất là một biện pháp giúp chuyển hóa muối khoáng từ dạng không tan sang hòa tan.
A. 4 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 11: Mạch gỗ được cấu tạo từ các tế bào chết có bao nhiêu vai trò sau đây?
- Tạo lực hút phía trên để hút nước và chất khoáng từ rễ lên.
- Giảm lực cản khi dòng mạch gỗ vận chuyển ngược chiều trọng lực.
- Các tế bào này sẽ không hút nước và ion khoáng của những tế bào bên cạnh.
- Thành dày giúp bảo vệ mạch dẫn trước áp lực do lực hút từ quá trình thoát hơi nước.
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 12: Khi tế bào khí khổng trương nước thì:
A. Thành dày căng ra, làm cho thành mỏng căng theo nên khi khổng mở ra.
B. Thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại nên khí khổng mở ra.
C. Thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra.
D. Thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo nên khí khổng mở ra.
Câu 13: Dòng nước và ion khoáng di chuyển với vận tốc chậm và được chọn lọc là đặc điểm của con đường vận chuyển nào trong cây?
A. Hấp thụ chủ động. B. Con đường gian bào.
C. Vận chuyển thụ động. D. Con đường tế bào chất.
Câu 14: Trong cơ thể thực vật nguyên tố phôtpho có vai trò là
A. Hoạt hóa enzim. B. thành phần của màng tế bào.
C. thành phần cấu tạo axit nuclêic, ATP. D. thành phần của chất diệp lục, xitôcrôm.
Câu 15: Khi nói về quá trình hấp thụ nước và vận chuyển nước ở rễ cây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
- Nước chỉ được vận chuyển từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ theo con đường gian bào.
- Nước chủ yếu được cây hấp thụ vào theo cơ chế vận chuyển chủ động cần nhiều năng lượng.
- Sự vận chuyển nước thường diễn ra đồng thời với sự vận chuyển chất tan.
- Tất cả các phân tử nước trước khi đi vào mạch gỗ của rễ đều phải đi qua lớp đai caspari của tế bào nội bì.
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Câu 16: Tế bào nào của rễ có đai Caspari?
A. Tế bào biểu bì. B. Tế bào nội bì. C. Tế bào vỏ rễ. D. Tế bào trung trụ.
PHẦN TỰ LUẬN (2 điểm).
Thực vật thủy sinh hấp thụ nước và thoát hơi nước qua bộ phận nào?
—— HẾT ——
Chia sẻ