ĐỀ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM SINH HỌC 12 - ĐỀ 1
Chia sẻ


Câu 1: Ý nghĩa của pôlixôm là
A. giúp quá trình dịch mã kết thúc đúng vị trí. B. giúp tăng tính chính xác của quá trình dịch mã.
C. giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin. D. giúp tăng hiệu suất quá trình tổng hợp mARN.
Câu 2: Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng
A. một mã bộ ba mã hóa cho nhiều axit amin.
B. các mã bộ ba nằm nối tiếp nhau trên gen mà không gối lên nhau.
C. nhiều mã bộ ba cùng mã hóa cho 1 axit amin.
D. nhiều mã bộ ba mã hóa cho nhiều axit amin.
Câu 3: Gen cấu trúc gồm các vùng
A. mở đầu, mã hóa và kế thúc. B. điều hòa, mã hóa và kết thúc.
C. điều hòa, phiên mã và kết thúc. D. khởi đầu, phiên mã và kết thúc.
Câu 4: Cho các thành phần sau:
- ATP
- ADN
- mARN
- tARN
- ribôxôm
- axit amin
- nuclêôtit tự do
Các thành phần tham gia dịch mã gồm:
A. (3), (4), (5), (7). B. (1), (3), (4), (5), (7).
C. (1), (3), (4), (5), (6). D. (1), (2), (3), (4), (5), (7).
Câu 5: Chức năng của ADN là
A. mang thông tin di truyền. B. truyền đạt thông tin di truyền.
C. mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. D. bảo quản thông tin di truyền.
Câu 6: Giả sử trên mARN có 30 bộ ba, phân tử prôtêin được dịch mã từ mARN này sẽ có bao nhiêu axit amin?
A. 30. B. 27. C. 28. D. 29.
Câu 7: Chiều dài của gen D ở sinh vật nhân sơ là 5100Å. Mạch 1 của nó có 400 nuclêôtit loại A, 500 nuclêôtit loại T và 400 nuclêôtit loại G. Phân tử mARN có chiều dài tương ứng vừa được tổng hợp trên mạch 2 của gen D có số nuclêôtit từng loại là bao nhiêu?
A. U=200; G=400; X=200; A=700 B. U=300; G=400; X=200; A=600
C. U=500; G=400; X=200; A=400 D. U=400; G=200; X=400; A=500
Câu 8: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã:
(1) ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã).
(2) ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’ → 5’.
(3) ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’ → 5’.
(4) Khi ARN pôlimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã.
Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là:
A. (2) → (1) → (3) → (4) B. (2) → (3) → (1) → (4)
C. (1) → (4) → (3) → (2) D. (1) → (2) → (3) → (4)
Câu 9: Khi nói về mã di truyền, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Mã di truyền là mã bộ ba, có 64 mã.
- Có 61 bộ ba có khả năng mã hóa axit amin.
- Bộ ba mở đầu là AUG.
- Bộ ba trên mARN gọi là anticôđon.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 10: Nguyên tắc bổ sung trong phân tử ADN được thể hiện như thế nào?
A. A=T, G≡X B. A=T, G=X C. A≡T, G≡X D. A≡T, G=X
Câu 11: Enzym trực tiếp tham gia phiên mã là
A. Amilaza. B. Ligaza. C. ADN pôlimeraza. D. ARN pôlimeraza.
Câu 12: Phiên mã diễn ra trên mạch nào của ADN?
A. Mạch bổ sung 5’ – 3’. B. Mạch gốc 3’ – 5’.
C. Trên cả 2 mạch của ADN. D. Có thể diễn ra trên mạch gốc hoặc mạch bổ sung.
Câu 13: Một gen có chiều dài 3400Å, số nuclêôtit trên gen đó là
A. 1000 nuclêôtit. B. 4000 nuclêôtit. C. 3000 nuclêôtit. D. 2000 nuclêôtit.
Câu 14: Mối liên hệ giữa các quá trình trong cơ chế di truyền được thể hiện bởi sơ đồ nào sau đây?
Câu 15: Khi nói về nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Diễn ra trên cả 2 mạch của ADN.
- Một mạch mới được tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp ngắt quãng.
- Enzym ligaza tháo xoắn phân tử ADN.
- Sinh vật nhân sơ mỗi lần nhân đôi ADN chỉ có 1 đơn vị tái bản.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 16: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:
A. 5’UAG3’ ; 5’UAA3’ ; 5’AGU3’ B. 3’UAG5’ ; 3’UAA5’ ; 3’UGA5’
C. 3’GAU5’; 3’AAU5’ ; 3’AUG5’ D. 5’UAG3’; 5;UGA3’; 5’UAA3’
Câu 17: Khi nói về gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá một sản phẩm xác định.
- Một ADN có thể mang nhiều gen.
- Trên gen có thể có nhiều ADN.
- Gen ở sinh vật nhân thực là chuỗi ADN mạch thẳng.
A. 4 B. 2 C. 1 D. 3
Câu 18: Dịch mã là quá trình
A. làm tăng số lượng ADN. B. tổng hợp mARN từ ADN.
C. hoạt hóa axit amin. D. tổng hợp prôtêin.
Câu 19: Một đoạn gen có trình tự nuclêôtit như sau: 5’ ATXTAAXAAGXXXTA 3’. mARN được phiên mã từ đoạn gen trên sẽ có trình tự nuclêôtit như sau:
A. 5’ UAGGGXUUGUUAGAU 3’. B. 3’ UAGAUUGUUXGGGAU 5’.
C. 3’ UAGGGXUUGUUAGAU 5’. D. 5’ UAGAUUGUUXGGGAU 3’
Câu 20: Điểm khác biệt giữa gen của sinh vật nhân sơ và nhân thực là:
A. Vùng mã hóa trên gen của sinh vật nhân thực phân mảnh (gồm các đoạn intron và exon), của sinh vật nhân sơ liên tục.
B. Gen của sinh vật nhân thực thường có chiều dài và khối lượng và cấu trúc tương đương với gen của sinh vật nhân sơ.
C. Đơn phân cấu tạo nên ADN của sinh vật nhân sơ là A, U, G, X, cấu tạo nên ADN của sinh vật nhân thực là A, T, G, X.
D. Vùng mã hóa trên gen của sinh vật nhân sơ phân mảnh (gồm các đoạn intron và exon), của sinh vật nhân thực liên tục.
—— HẾT ——
Chia sẻ