GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH 10 - BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THPT
Chia sẻ
BÀI 1- CẤU TRÚC & CHỨC NĂNG ADN
- Mục tiêu:
- Kiến thức
- Học sinh trình bày được cấu trúc ADN
- Hiểu được chức năng của ADN trong di truyền
- Kỹ năng
Phân tích, tổng hợp kiến thức
- Giáo dục
- Lòng yêu thích môn học và giải thích được hiện tượng di truyền
- Phương pháp:
Phân tích, khái quát và tổng hợp kiến thức
- Tiến trình bài giảng
Hoạt động thầy – trò | Nội dung ghi bảng |
I. Cấu trúc ADN
1.Cấu trúc cụ thể 1 Nu: Đơn phân của ADN là Nucleotit, cấu trúc gồm 3 thành phần: – Đường đeoxiriboz: – Nhóm Photphat – Bazo nito: gồm 2 loại chính: purin và pirimidin: + Purin: Nucleotit có kích thước lớn hơn: A (Adenin) và G (Guanin) + Pirimidin: Nucleotit có kích thước nhỏ hơn: T (Timin) và X (Xitozin) 2. Cấu trúc chung – ADN cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P – ADN là 1 đại phân tử, cấu trúc theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là các Nucleotit (viết tắt là Nu) – ADN thường gặp có cấu trúc 2 mạch bổ sung, xoắn phải (theo mô hình của J.Oat xơn và F Crick), 2 mạch ngược chiều nhau, liên kết giữa các Nu trên 1 mạch là liên kết photphodieste; giữa các Nu trên 2 mạch với nhau là liên kết Hidro. – Có nhiều loại ADN khác nhau, trong đó loại ADN mà J.Oat xơn và F Crick công bố là loại B, ngoài ra còn có nhiều loại ADN khác: A, C, D,… Z khác nhau chủ yếu ở kích thước và số Nu trong 1 chu kì. Đáng chú ý là ADN loại Z cấu trúc xoắn trái. ADN mạch đơn tìm thấy ở virus 3. Sự tạo mạch Khi tạo mạch, nhóm photphat của Nu đứng trước sẽ tạo liên kết với nhóm OH của Nu đứng sau (tại vị trí C số 3). Liên kết này là liên kết photphodieste (nhóm photphat tạo liên kết este với OH của đường của chính nó và tạo liên kết este thứ 2 với OH của đường của Nu kế tiếp => đieste). Liên kết này, tính theo số thứ tự đính với C trong đường thì sẽ là hướng 3′-OH; 5′-photphat. Giữa 2 mạch, các Nu liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung. A liên kết với T bằng 2 liên kết Hidro; G liên kết với X bằng 3 liên kết Hidro. Do liên kết Hidro là liên kết yếu, nên nó có thể bị phá vỡ dễ dàng trong quá trình nhân đôi ADN và phiên mã gen. II. Chức năng AND – Mang thông tin di truyền là số lượng, thành phần, trình tự các nuclêôtit trên ADN. – Bảo quản thông tin di truyền là mọi sai sót trên phân tử ADN hầu hết đều được các hệ thống enzim sửa sai trong tế bào sửa chữa. – Truyền đạt thông tin di truyền(qua nhân đôi ADN) từ tế bào này sang tế bào khác
|
- Củng cố:
Trả lời các câu hỏi sau về cấu trúc ADN
Tải xuống để đọc hết nhé!!
Chia sẻ