GIÁO ÁN CẢ NĂM KHTN (PHẦN SINH HỌC) 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Chia sẻ
CHỦ ĐỀ 1: TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG
CHỦ ĐỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 : TẾ BÀO
(Thời lượng: 2 tiết)
- MỤC TIÊU DẠY HỌC
Phẩm chất, năng lực | YÊU CẦU CẦN ĐẠT | (STT) của YCCĐ
hoặc dạng mã hoá của YCCĐ |
|
(STT) | Dạng mã hoá | ||
NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN | |||
Nhận thức KHTN | – Nêu được khái niệm tế bào, chức năng của tế bào. | (1) | KHTN 1.1
|
– Nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào như tế bào của rễ, thân, lá. | (2) | KHTN 1.1
|
|
– Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần (màng sinh chất, chất tế bào và nhân). | (3) | KHTN 1.2
|
|
– Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống. | (4) | KHTN 1.1
|
|
– Phân biệt được tế bào động vật, tế bào thực vật, tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ, thông qua quan sát hình ảnh. | (5) | KHTN 1.3
|
|
– Dựa vào sơ đồ nhận biết sự lớn lên và sinh sản của tế bào. | (6) | KHTN 1.1 | |
– Nêu được ý nghĩa của của sự lớn lên và sinh sản của tế bào | (7) | KHTN 1.1 | |
Tìm hiểu tự nhiên | Quan sát được tế bào lớn bằng mắt thường và tế bào nhỏ dưới kính lúp và kính hiển vi quang học. | KHTN.2.4 | |
NĂNG LỰC CHUNG | |||
Tự chủ – tự học | Tích cực, chủ động thực hiện những công việc được phân công | (8) | TC 1.1 |
Giao tiếp và hợp tác | Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.
|
(9) | HT 1.4 |
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU | |||
Trung thực | Trả lời trung thực kết quả quan sát tiêu bản tế bào. | (10) | TT 0.1 |
Trách nhiệm | Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ | (11) | TN |
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên
Máy chiếu, file hình ảnh, tranh ảnh, phiếu học tập, giấy A0
- Học sinh
– Phiếu học tập 1,2,3,4,5
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học
(thời gian)
|
Mục tiêu | Nội dung dạy học
trọng tâm |
PP/KTDH
chủ đạo |
Phương án đánh giá | ||||
STT | Mã hóa | |||||||
Phương pháp | Công cụ | |||||||
Hoạt động 1: Khởi động
(5phút)
|
– Điều học sinh đã biết về tế bào
– Điều học sinh muốn biết về tế bào |
Hỏi – đáp
|
KWL | |||||
Hoạt động 2:
Tìm hiểu khái quát về tế bào Phân biệt các loại tế bào ( 10phút) |
(1)
(2)
|
KHTN 1.1
KHTN 1.1
KHTN 1.3 |
– Khái niệm tế bào
– Hình dạng và kích thước của tế bào. – Phân biệt tế bào động vật, tế bào thực vật, tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ thông qua hình ảnh. |
– PP: trực quan
– KTDH: khăn trải bàn, hỏi- đáp – PPDH: trực quan. – KTDH: Hỏi – đáp. |
Hỏi – đáp
Viết, hỏi đáp
|
Câu hỏi.
Câu hỏi, bài tập. |
||
Hoạt động 3:
Tìm hiểu cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào (12 phút) |
(3)
|
KHTN 1.1
KH 1.2
|
– Cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần. | – PP: trực quan, hợp tác
– KTDH: hỏi- đáp, khăn trải bàn |
Viết | Bài tập. | ||
Hoạt động 4:
Nhận biết sự lớn lên và sinh sản của tế bào ( 8phút)
Chứng minh tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống |
(6)
(7)
(8) |
KHTN 1.1
KHTN 1.1
KHTN 1.1 |
– Nhận biết sự lớn lên và sinh sản của tế bào,
– Nêu nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào. – Nhận biết tế bào là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của cơ thể |
– PPDH: giải quyết vấn đề, trực quan.
– KTDH: hỏi – đáp.
– PPDH: giải quyết vấn đề, trực quan. – KTDH: hỏi đáp.
|
Viết, hỏi – đáp
Viết, hỏi – đáp
|
Câu hỏi, bài tập.
Câu hỏi, bài tập. |
||
Hoạt động 5:
Luyện tập ( 10 phút) |
(9) | ` | HS làm được các bài tập cơ bản trong chủ đề. | Viết, hỏi – đáp | Bảng hỏi | |||
Hoạt động 6: Quan sát tế bào lớn bằng mắt thường và kính lúp (10 phút)
Hoạt động 7: Quan sát tế bào nhỏ bằng kính hiển vi (30 phút) |
|
KHTN.2.4
GT-HT.4 TT.1
KHTN.2.4 GT-HT.4 TT.1 |
– Quan sát tế bào lớn
– Quan sát tế bào nhỏ |
– PPDH: Dạy học trực quan (Sử dụng vật mẫu)
– PPDH: Dạy học trực quan (GV biểu diễn TN) Kĩ thuật Phòng tranh |
– Phương pháp viết
– Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập
|
– Bảng hỏi ngắn
– Bảng kiểm, Rubrics |
||
- CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Em đã biết gì về tế bào | Em muốn biết gì về tế bào | Em đã học được gì về tế bào sau khi học chủ đề Vật sống |
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái quát về tế bào (10 phút)
- Mục tiêu:
(1) KHTN1.1 Nêu được khái niệm tế bào.
(2) KH1.1 Nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào.
- 2. Tổ chức hoạt động
2.1) GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: HS thực hiện các nội dung sau:
1) Quan sát cấu tạo trong của rễ, thân, lá em có nhận xét gì?
2) Tế bào là gì?
3) Em có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của các TB của rễ, thân, lá?
4) Tế bào có chức năng gì đối với cơ thể sống?
2.2) HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS hoạt động nhóm (4 hs), quan sát tranh, hoàn thành nhiệm vụ học tập
+ Nhận giấy A0 chia thành 4 phần và 1 phần trung tâm
+ Mỗi thành viên độc lập suy nghĩ viết câu trả lời vào ô của mình
+ Thảo luận thống nhất ý kiến ghi nội dung học tập vào phần trung tâm
– HS trình bày theo phân công
+ Nhóm 1 : câu 1
+ Nhóm 2 : câu 2
+ Nhóm 3 : câu 3
+ Nhóm 4 : câu 4
– HS các nhóm hỏi – đáp lẫn nhau , hoàn thành nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm. Bổ sung kiến thức
– Qua hỏi – đáp , HS kết luận:
+ Rễ, thân, lá được cấu tạo bởi các ô, mỗi một ô nhỏ là 1 tế bào → rễ, thân, lá được cấu tạo bởi TB.
+ Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể
+ Hình dạng, kích thước tế bào khác nhau (đa dạng) nhưng cấu tạo giống nhau, mỗi tế bào có cấu tạo gồm 3 thành phần chính: màng, chất tế bào và nhân tế bào. Ngoài ra còn có không bào chứa dịch tế bào
+ Lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở thực vật.
+ Chức năng của tế bào: cấu tạo nên cơ thể, giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống
- Sản phẩm học tập:
– Nội dung các câu trả lời và phần trình bày của HS
- Phương án đánh giá:
Phương pháp đánh giá: hỏi – đáp
Công cụ đánh giá là câu hỏi tự luận:
1) Tế bào là gì?
2) Em có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của các TB của rễ, thân, lá?
Nội dung đánh giá | Mức 4 (Giỏi) | Mức 3 ( Khá) | Mức 2 (Trung bình) | Mức 1 ( Yếu) |
Trả lời câu hỏi | Trả lời đúng câu hỏi. Viết/ trình bày rõ ràng, ngắn gọn. | Trả lời được hầu hết các ý đúng, có thể viết còn dài hoặc quá ngắn. | Trả lời được khoảng 50% các ý đúng, diễn đạt còn chưa súc tích. | Trả lời được rất ít ý đúng, diễn đạt lúng túng. |
HS thực hiện các nội dung sau:
1) Phân tích H 3.1 để phân biệt tế bào thực và tế bào động vật.
- 3.1 Các biểu hiện đặc trưng của giới động vật và thực vật.
2) Phân tích H 3.2 để phân biệt tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ.
H 3.2 Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
3) Hoàn thành phiếu học tập 1 và phiếu học tập số 2.
2.3) HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS hoạt động nhóm, quan sát tranh, thảo luận hoàn thành phiếu học tập 1 và phiếu học tập số 2 (15 phút)
– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập, và các nhóm nhận xét và lẫn nhau (10 phút)
– GV đánh giá sản phẩm của HS và bổ sung kiến thức sinh vật nhân sơ, sinh vật nhân thực qua nhận xét kết quả phần khởi động.
Sinh vật nhân sơ | Sinh vật nhân thực |
Vi khuẩn ăn thịt người WHITMORE |
Trùng roi |
Vi khuẩn ECOLI | Nấm |
Song cầu khuẩn | Mèo |
Xoắn khuẩn | Hoa hồng |
Cá chép |
- Sản phẩm học tập
PHIẾU HỌC TẬP 2
Đặc điểm phân biệt | Cấu tạo từ tế bào | Thành xenlulozo ở tế bào | ||
Có | Không | Có | Không | |
Thực vật | x | x | ||
Động vật | x | x |
PHIẾU HỌC TẬP 3
Dấu hiệu so sánh | Tế bào nhân sơ | Tế bào nhân thực |
Cấu trúc của nhân
|
Không có màng nhân | Có màng nhân |
Kích thước | Kích thước nhỏ = 1/10 tế bào nhân thực
|
Kích thước lớn hơn. |
- Phương án đánh giá:
- Phương pháp đánh giá: Viết, hỏi đáp.
- Công cụ đánh giá:
Rubric
Năng lực KHTN | Mức 3 ( Rất tốt) | Mức 2 ( Tốt) | Mức 1 ( Trung bình) |
(5) KHTN 1.1
|
Vẽ được sơ đồ cấu tạo đơn giản của tế bào thực vật, tế bào động vật, tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ.
|
Phân biệt được tế bào thực vật, tế bào động vật, tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ qua một số dấu hiệu cơ bản.
|
Nhận dạng được tế bào thực vật, tế bào động vật, tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực qua hình ảnh. |
Chia sẻ