Giáo án Sinh Học 10 cả năm theo CV5512
Chia sẻ
PHẦN MỘT
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
Bài 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
I/MỤC TIÊU:
1-Kiến thức:
– Học sinh phải giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống.
– Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống.
– Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
2-Kỹ năng:
– Kỹ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng phân loại, nhận dạng.
– Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
3-Thái độ:
-Chỉ ra được mặc dù thế giới sống rất đa dạng nhưng lại thống nhất.
-Có ý thức bảo tồn sự đa dạng sinh học.
-Liên hệ sử dụng tiết kiệm năng lượng để bảo vệ môi trường
- Phát triển năng lực
a/ Năng lực kiến thức:
– HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì
– Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
– HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập
b/ Năng lực sống:
– Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
– Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
– Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
– Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…
– Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề…
– Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập…
- PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1.Phương pháp dạy học
– Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…
– Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng
2.Kĩ thuật dạy học
-Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.
III. CHUẨN BỊ
-Tranh vẽ Hình 1- SGK và những hình ảnh liên quan đến bài học mà HS và GV sưu tầm: Tế bào, cấu tạo lông ruột, cấu tạo tim, hệ sinh thái…
-Phiếu học tập số 1: Đặc điểm các cấp tổ chức sống
-Phiếu học tập số 2 : Bảng ghép các cấp tổ chức sống với đặc điểm.
- CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Họat động của giáo viên | Họat động của học sinh | Nội dung | |
A. KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu : – Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới – Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh. * Phương pháp: trò chơi, gợi mở.. * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức |
******Tải về để xem đầy đủ******
Chia sẻ