TUẦN HOÀN MÁU - TRẮC NGHIỆM THEO CẤP ĐỘ - SINH HỌC 11

Chia sẻ

Phân loại: Trắc Nghiệm

TUẦN HOÀN MÁU – TRẮC NGHIỆM THEO CẤP ĐỘ

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Hệ tuần hoàn hở có máu chảy trong động mạch dưới áp lực
A. cao, tốc độ nhanh.                                                    B. thấp, tốc độ chậm.
C. thấp, tốc độ nhanh.                                                   D. cao, tốc độ chậm.
Câu 2: Hệ tuần hoàn kín có máu chảy trong động mạch dưới áp lực
A. cao, tốc độ nhanh.                                                    B. thấp, tốc độ chậm.
C. thấp, tốc độ nhanh.                                                   D. cao, tốc độ chậm.
Câu 3: Hệ tuần hoàn hở có máu vận chuyển theo chiều:
A. Tim → động mạch → khoang cơ thể → tĩnh mạch→ tim.
B. Tim → tĩnh mạch → động mạch → khoang cơ thể → tim.
C. Tim → khoang cơ thể → động mạch → tĩnh mạch → tim.
D. Tim → động mạch → tĩnh mạch → khoang cơ thể → tim.
Câu 4: Máu vận chuyển trong hệ tuần hoàn kín theo chiều:
A. Tim → động mạch → mao mạch→ tĩnh mạch→ tim.
B. Tim → tĩnh mạch → động mạch → mao mạch → tim.
C. Tim → mao mạch → động mạch → tĩnh mạch → tim.
D. Tim → động mạch → tĩnh mạch → mao mạch → tim.
Câu 5: Những động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A. Ốc sên, trai, châu chấu. B. Tôm, cua, mực ống.
C. châu chấu, giun đốt, trai. D. Tôm, ốc sên, giun đốt.
Câu 6: Những động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín?
A. Mực ống, cá, giun đốt. B. Giun dẹp, cua, mực ống.
C. Côn trùng, giun đốt, trai. D. Tôm, ốc sên, giun đốt.
Câu 7: Tim của lưỡng cư cấu tạo gồm mấy ngăn?
A. 2.                         B. 3.                         C. 4.                         D. 1.
Câu 8: Nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép?
A. Lưỡng cư, bò sát, chim.                         B. Cá, lưỡng cư, bò sát.
C. Bò sát, chim, côn trùng.                         D. Côn trùng, cá, bò sát.
Câu 9: Ở động vật có hệ tuần hoàn kín, máu trao đổi chất với tế bào qua
A. thành mao mạch.                                                   B. thành tĩnh mạch.
C. thành động mạch.                                                 D. khoang cơ thể.
Câu 10: Ở động vật có hệ tuần hoàn hở, máu trao đổi chất với tế bào qua
A. mao mạch.                         B. tĩnh mạch.                         C. động mạch.                       D. khoang cơ thể.
Câu 11: Huyết áp là
A. áp lực máu tác dụng lên phổi                                      B. áp lực máu tác dụng lên cơ quan tiêu hóa.
C. áp lực máu tác dụng lên thành mạch.                         D. áp lực máu tác dụng lên tim.
Câu 12: Khả năng co dãn tự động theo chu kỳ của tim được gọi là
A. tính tự động của tim.                                                   B. hệ dẫn truyền của tim.
C. chu kỳ hoạt động tim.                                                 D. nhịp tim của cơ thể.
Câu 13: Hệ dẫn truyền tim cấu tạo gồm:
A. nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His, mạng Puôckin.
B. nút xoang nhĩ, nút tâm thất, bó His, mạng Puôckin.
C. nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó Puôckin, mạng His.
D. nút xoang nhĩ, nút tâm thất, bó Puôckin, mạng His.
Câu 14: Quan sát hình bên, cho biết các ký hiệu: I, II, III, IV lần lượt tương ứng với thành phần nào của hệ dẫn truyền tim?

A. nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His, mạng Puôckin.
B. nút nhĩ thất, nút xoang nhĩ, bó His, mạng Puôckin.
C. nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, mạng Puôckin, bó His.
D. nút nhĩ thất, nút xoang nhĩ, mạng Puôckin, bó His.
Câu 15: Mỗi chu kì tim gồm các pha theo trình tự:
A. pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất → pha dãn chung.
B. pha co tâm thất → pha co tâm nhĩ → pha dãn chung.
C. pha co tâm nhĩ → pha dãn chung → pha co tâm thất.
D. pha co tâm thất → pha dãn chung → pha co tâm nhĩ.
Câu 16: Trong hệ mạch, huyết áp giảm dần từ
A. động mạch → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch.
B. tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → động mạch.
C. động mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → tĩnh mạch.
D. mao mạch → tiểu động mạch → động mạch → tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch.
Câu 17: Hoạt động hệ dẫn truyền tim theo thứ tự:
A. nút xoang nhĩ → nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin.
B. nút xoang nhĩ → bó His → nút nhĩ thất → mạng Puôckin.
C. nút xoang nhĩ → nút nhĩ thất → mạng Puôckin → bó His.
D. nút xoang nhĩ → mạng Puôckin → nút nhĩ thất → bó His.
Câu 18: Trong chu kì hoạt động tim, huyết áp cực đại xuất hiện ở pha nào?
A. Pha co tâm thất.                                                 B. Pha co tâm nhĩ.
C. Giữa hai pha co.                                                 D. Pha dãn chung.
Câu 19: Khi nói về sự thay đổi huyết áp trong hệ mạch, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Huyết áp cao nhất ở động mạch, giảm ở tĩnh mạch và thấp nhất ở mao mạch.
B. Huyết áp cao nhất ở động mạch, giảm ở mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.
C. Huyết áp cao nhất ở động mạch, tĩnh mạch và thấp nhất ở mao mạch.
D. Huyết áp cao nhất ở động mạch chủ và giữ ổn định ở tĩnh mạch, mao mạch.
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Ở động vật có vú, vòng tuần hoàn nhỏ dẫn máu đến cơ quan nào?
A. Phổi.                         B. Đầu.                         C. Da.                         D. Tim.
Câu 2: Vận tốc máu trong hệ mạch phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào sau đây?
A. Tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
B. Tổng tiết diện của mạch máu và ma sát của dòng máu với thành mạch.
C. Chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch và ma sát của dòng máu với thành mạch.
D. Lực đẩy, lực hút của tim và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
Câu 3: Khi nói về hoạt động bình thuường của hệ tuần hoàn kép, đặc điểm nào sau đây sai?
A. Máu đi ra khỏi mạch trộn với nước mô.                         B. Có vòng tuần hoàn lớn đi khắp cơ thể.
C. Có vòng tuần hoàn nhỏ đi qua phổi.                              D. Máu không tiếp xúc trực tiếp với tế bào.
Câu 4: Những động vật có hệ tuần hoàn hở thường không thể có kích thước lớn vì
A. tim không hoàn thiện nên không thể đẩy máu đi xa.
B. sắc tố hêmôxianin trong máu liên kết với O2 kém.
C. máu đi nuôi tế bào bị hoà lãng với nước mô.
D. mạch hở nên máu chạy tốc độ chậm, áp lực yếu.
Câu 5: Nội dung nào sau đây không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?
A. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng.
B. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.
C. Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi chất.
D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.
Câu 6: Khi nói về chiều di chuyển của dòng máu trong hệ tuần hoàn kín của cơ thể bình thường, phát biểu nào sau đây sai?
A. Từ tĩnh mạnh qua mao mạch.                                         B. Từ động mạch qua mao mạch.
C. Từ tâm nhĩ qua tâm thất.                                                 D. Từ tĩnh mạch qua tâm nhĩ.
Câu 7: Khi nói về tuần hoàn máu, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Vận tốc máu là áp lực của máu tác động lên thành mạch.
B. Hệ tuần hoàn của động vật gồm 2 thành phần là tim và hệ mạch.
C. Huyết áp tâm trương được đo ứng với lúc tim giãn và có Giá – Nguyệt trị lớn nhất.
D. Dịch tuần hoàn gồm máu hoặc hỗn hợp máu và dịch mô.
III. VẬN DỤNG
Câu 1: Ở người già, khi huyết áp tăng cao dễ bị xuất huyết não vì
A. mạch máu bị xơ cứng, máu ứ động ở các mạch máu não nên khi huyết áp tăng cao dễ làm vỡ mạch.
B. mạch máu bị xơ cứng, tính đàn hồi kém nên khi huyết áp tăng cao dễ làm vỡ mạch máu não.
C. mạch máu dày lên nên không co bóp được, khi huyết áp tăng cao dễ làm vỡ mạch máu não.
D. mạch máu dày lên, tính đàn hồi kém nên khi huyết áp tăng cao dễ làm vỡ mạch máu não.
Câu 2: Khi nói về hệ tuần hoàn hở, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ chậm.
II. Côn trùng là nhóm động vật hoạt động nhiều nhưng có hệ tuần hoàn hở.
III. Hệ tuần hoàn của côn trùng không tham gia vận chuyển O2, CO2.
IV. Máu không tiếp xúc trực tiếp với các tế bào.
A. 1.                         B. 2.                         C. 3.                         D. 4.
Câu 3: Khi nói về ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao.
II. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với tế bào.
III. Tốc độ máu chảy nhanh, vận chuyển đi xa.
IV. Điều hòa phân phối máu đến các cơ quan nhanh.
A. 1.                         B. 2.                         C. 3.                         D. 4.
Câu 4: Khi nói về hệ tuần hoàn hở, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chậm.
II. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.
III. Các tế bào tắm trong hỗn hợp máu – dịch mô.
IV. Máu vận chuyển trong động mạch nhờ các van động mạch.
A. 1.                         B. 2.                         C. 3.                         D. 4.
Câu 5: Có bao nhiêu yếu tố sau đây làm thay đổi huyết áp của cơ thể?
I. Lực co tim.
II. Lưu lượng máu.
III. Nhịp tim.
IV. Sự đàn hồi của mạch máu.
A. 1.                         B. 4.                         C. 2.                         D. 3.
Câu 6: Có bao nhiêu hành động sau đây, người bị cao huyết áp nên thực hiện?
I.Tập thể dục, thể thao điều độ.
II.Ăn các loại thức ăn có chất béo, bột đường.
III.Hạn chế ăn các loại thức ăn có nồng độ muối cao.
IV.Sử dụng dầu thực vật hoặc dầu cá thay vì mỡ động vật.
A. 1.                         B. 2.                         C. 3.                         D. 4.
Câu 7: Khi nói về đặc tính của huyết áp, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
I. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn.
II. Tim co dãn nhanh và mạnh làm huyết áp tăng.Tim co dãn chậm, yếu làm huyết áp hạ.
III. Khi cơ thể bị mất nhiều máu thì huyết áp giảm.
IV. Sự giảm dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành tim mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển.
A. 1.                         B. 4.                         C. 2.                         D. 3.
IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Nhịp tim của voi là 25 nhịp/phút. Giả sử thời gian nghỉ của tâm nhĩ là 2,1 giây và của tâm thất là 1,5 giây. Theo lý thuyết, tỉ lệ về thời gian của các pha trong một chu kì tim voi là
A. 1 : 3 : 4                         B. 3 : 4 : 1.                         C. 1 : 4 : 3.                         D. 4 : 3 : 1.
Câu 2: Nhịp tim ở một loài động vật là 120 nhịp/phút, ở điều kiện bình thường có tỉ lệ thời gian của 3 pha là 1 : 3 : 8. Theo lý thuyết, thời gian nghỉ của tâm thất trong 1 phút là
A. 22,5 s.                         B. 45 s.                         C. 15 s.                         D. 40 s.
Câu 3: Theo dõi chu kỳ hoạt động của tim ở một động vật thấy tỉ lệ thời gian của 3 pha là 1 : 2 : 3. Biết thời gian tim nghỉ là 0,6 giây. Lượng máu trong tim là 120 ml đầu tâm trương và 290 ml ở cuối tâm trương. Theo lý thuyết, lượng máu (lít/phút) mà tim đẩy vào động mạch trong một phút sẽ là
A. 8,5 lít.                         B. 14,5 lít.                         C. 6,0 lít.                         D. 10,2 lít.

 

 

 

 

 

 

 

 

 



Theo dõi Tài Liệu Sinh:

Chia sẻ

Đăng nhập

Đăng ký

Đặt lại mật khẩu

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn, bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo mật khẩu mới qua email.

Xem Sản Phẩm
X

Nếu thấy TaiLieuSinh.com hữu ích, bạn hãy giúp TLS bằng cách xem 1 sản phẩm mà TLS liên kết nha.
Love You 3000!!!


(Chỉ cần xem sản phẩm là bạn đã góp thêm cơ hội cho TLS có thêm kinh phí duy trì website để tiếp tục chia sẻ tài liệu FREE cho các bạn!)