KHUNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 10 - KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Chia sẻ

Phân loại: Biểu Mẫu
Số trang/slide: 9

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ………

TỔ CHUYÊN MÔN SINH HỌC

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH 2018

Số tuần: 35 tuần – Tổng số tiết: 70 tiết

Học kì 1: 18 tuần (36 tiết)

Học kì 2: 17 tuần (34 tiết)

 

 

 

TT Nội dung dạy học

(Tên bài/ chủ đề)

Tiết dạy Yêu cầu cần đạt Kiểm tra
  PHẦN MỞ ĐẦU      
 

 

 

 

 

 

 

1

Bài 1. Giới thiệu khái quát môn Sinh học  

 

 

 

 

 

 

2

– Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.

– Trình bày được mục tiêu môn Sinh học.

– Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển kinh tế –xã hội; vai trò sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu.

– Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai.

– Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. Trình bày được các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt (y – dược học, pháp y, công nghệ  thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp,…). Nêu được triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.

– Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững.

– Trình bày được vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống.

– Phân tích được mối quan hệ  giữa sinh học với những vấn đề  xã hội: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ.

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 2. Phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

– Trình bày và vận dụng được một số phương pháp nghiên cứu sinh học, cụ thể:

+ Phương pháp quan sát;

+ Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm (các kĩ thuật phòng thí nghiệm);

+ Phương pháp thực nghiệm khoa học.

– Nêu được một số vật liệu, thiết bị nghiên cứu và học tập môn Sinh học.

– Trình bày và vận dụng được các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu:

+ Quan sát: logic thực hiện quan sát; thu thập, lưu giữ kết quả quan sát; lựa chọn hình thức

biểu đạt kết quả quan sát;

+ Xây dựng giả thuyết;

+ Thiết kế và tiến hành thí nghiệm;

+ Điều tra, khảo sát thực địa;

+ Làm báo cáo kết quả nghiên cứu;

– Giới thiệu được phương pháp tin sinh học (Bioinfomatics) như là công cụ trong nghiên cứu và học tập sinh học.

 


Theo dõi Tài Liệu Sinh:

Chia sẻ

Đăng nhập

Đăng ký

Đặt lại mật khẩu

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn, bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo mật khẩu mới qua email.

Xem Sản Phẩm
X

Nếu thấy TaiLieuSinh.com hữu ích, bạn hãy giúp TLS bằng cách xem 1 sản phẩm mà TLS liên kết nha.
Love You 3000!!!


(Chỉ cần xem sản phẩm là bạn đã góp thêm cơ hội cho TLS có thêm kinh phí duy trì website để tiếp tục chia sẻ tài liệu FREE cho các bạn!)