LÝ THUYẾT CHƯƠNG III, PHẦN III - SINH HỌC 10 (Bài 29 - 32)
Chia sẻ
PHẦN 3: SINH HỌC VI SINH VẬT
CHƯƠNG III: VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Mục lục
BÀI 29 – CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT
- KHÁI NIỆM VIRUT
- Virut là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ (đo bằng nanomet).
- Sống ký sinh nội bào bắt buộc.
- Có cấu tạo rất đơn giản, hệ gen chỉ chứa một loại axit nucleic (ADN hoặc ARN) bao bọc bởi phân tử protein.
- CẤU TẠO VIRUT
- Virut trần
- Lõi axit nucleic (AND hoặc ARN)
- Vỏ protein (capsit) Nucleocapsit
- Virut có vỏ ngoài
- Lõi axit nucleic (AND hoặc ARN)
- Vỏ protein (capsit)
- Vỏ ngoài (lớp lipit kép và protein)
Trên vỏ ngoài có gai glycôprôtêin làm nhiệm vụ kháng nguyên, giúp virut bám trên bề mặt tế bào vật chủ.
III. HÌNH THÁI
Virut chưa cấu tạo tế bào nên gọi là hạt virut hay virion.
Đặc điểm hình thái các loại virut
Dạng cấu trúc | Đặc điểm | Đại diện |
Xoắn |
Capsôme sắp sếp theo chiều xoắn của axit nuclêic | –Virut sởi
-VR đốm thuốc lá
|
Khối |
Capsôme sắp sếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều. | –Virut bại liệt, -HIV.
|
Hỗn hợp |
Đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn | Phagơ T2 |
Vai trò của lõi: Axit nucleic qui định đặc điểm của virut.
MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý
Câu 1. Virut sao chép ngược (Retrovirut) có vật chất di truyền là gì và được nhân lên như thế nào? Câu 2. Tại sao nói virut là dạng kí sinh nội bào bắt buộc?
BÀI 30. SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ PHẦN
- CHU TRÌNH NHÂN LÊN CỦA VIRUT.
- Hấp phụ
Có sự liên kết đặc hiệu giữa gai glicoprotein hoặc protein bề mặt của virut với thụ thể bề mặt của tế bào chủ.
- Xâm nhập
Đối với phagơ thì chỉ có phần lõi được tuồn vào trong, còn vỏ ở bên ngoài.
Đối với virut động vật đưa cả nuclêôcapsit vào sau đó cởi vỏ để giải phóng axit nuclêic.
- Sinh tổng hợp
Sử dụng các nguyên liệu và enzim của vật chủ để sinh tổng hợp các thành phần của virut (trừ 1 số virut có enzim riêng tham gia vào sinh tổng hợp).
- Lắp ráp
Lắp axit nuclêic và prôtêin vỏ lại với nhau tạo thành virut hoàn chỉnh.
- Phóng thích
Virut phá vỡ tế bào và phóng thích ra ngoài.
Nếu virut không làm tan tế bào gọi là virut ôn hoà
Nếu virut làm tan tế bào gọi là virut độc.
- IV/ AIDS
- Khái niệm
HIV: Human (mmunodeficiency Virus): Virut gây suy giảm miễn dịch ở người.
AIDS: (Aquired Immuno Dficiency Syndrome) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
HIV tấn công vào Limpho bào T4 làm suy giảm hệ thống miễn dịch.
Các VSV cơ hội lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch mà tấn công. Bệnh do chúng gây ra gọi là bệnh cơ hội.
- Các con đường lây truyền HIV
- Qua đường máu.
- Qua đường tình dục.
- Mẹ truyền sang con.
- Ba giai đoạn phát triển của bệnh
- Giai đoạn sơ nhiễm: (cửa sổ)
- Giai đoạn không triệu chứng.
- Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS.
- Cách phòng ngừa
- Hiểu biết về HIV/ AIDS.
- Sống lành mạnh.
- Loại trừ tệ nạn xã hội.
- Vệ sinh y tế.
MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý
Câu 1. Tại sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định? Cho ví dụ.
Câu 2. Quá trình xâm nhập của virut động vật và phagơ khác nhau như thế nào?
Câu 3. HIV nhân lên trong tế bào như thế nào?
Câu 4. Vi sinh vật cơ hội là gì?
Câu 5. Tại sao nhiều người không hay biết mình bị nhiễm HIV? Điều này nguy hiểm như thế nào đối với xã hội?
Câu 6. Ta phải có nếp sống như thế nào để tránh bị nhiễm HIV? Có nên xa lánh người bị nhiễm HIV hay không?
BÀI 31. VIRUT GÂY BỆNH ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THỰC TIỄN
I. CÁC VIRUT KÍ SINH Ở VI SINH VẬT, THỰC VẬT VÀ CÔN TRÙNG
- Virut kí sinh ở vi sinh vật (phagơ)
– Có khoảng 3000 loài.
– Virut kí sinh hầu hết ở vi sinh vật nhân sơ (xạ khuẩn, vi khuẩn,…) hoặc vi sinh vật nhân chuẩn (nấm men, nấm sợi,..)
– Virut gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vi sinh như sản xuất kháng sinh, sinh khối, thuốc trừ sâu sinh học, mì chính…
- Virut kí sinh ở thực vật
– Có khoảng 1000 loài. Đa số các virut có bộ gen là ARN mạch đơn.
– Quá trình xâm nhập của virut vào thực vật:
+ Virut không tự xâm nhập được vào tế bào thực vật.
+ Đa số virut xâm nhập vào tế bào thực vật nhờ côn trùng.
+ Một số virut xâm nhập qua vết xây sát, qua hạt phấn hoặc phấn hoa, giun ăn rễ hoặc nấm kí sinh.
– Đặc điểm cây bị nhiễm virut:
+ Sau khi nhân lên trong tế bào, virut lan sang các tế bào khác qua cầu sinh chất.
– Cách phòng bệnh do vi sinh vật:
+ Chọn giống cây sạch bệnh
+ Vệ sinh đồng ruộng.
+ Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh.
- Virut kí sinh ở côn trùng
– Côn trùng trở thành vật chủ cho virut kí sinh
– Virut tồn tại trong cơ thể côn trùng trước và sau khi lây nhiễm vào cơ thể khác, khi đó côn trùng là ổ chứa.
– Virut xâm nhập qua đường tiêu hóa.
II. Ứng dụng của virut trong thực tiễn
– Ứng dụng trong sản xuất chế phẩm sinh học
– Sử dụng là thuốc trừ sâu
MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý
Câu 1. Cho ví dụ một số ứng dụng cụ thể của virut.
Câu 2. Trình bày con đường xâm nhiễm của virut vào cơ thể thực vật và các biện pháp phòng bệnh do virut gây ra ở thực vật.
Câu 3. Trình bày nguyên lí và ứng dụng thực tiễn của kĩ thuật di truyền có sử dụng phagơ.
Câu 4. Virut khác với các sinh vật có cấu tạo tế bào như thế nào?
Câu 5. Phagơ gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vi sinh vật như thế nào? Làm thế nào để giảm bớt thiệt hại do virut gây ra trong công nghệ vi sinh?
BÀI 32: BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH
I. BỆNH TRUYỀN NHIỄM
- Bệnh truyền nhiễm
– Là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.
– Nguyên nhân: Do vi khuẩn, virut, vi nấm, động vật nguyên sinh…..
– Điều kiện gây bệnh: độc lực, số lượng, con đường xâm nhập thích hợp.
- Phương thức lây truyền
- Truyền ngang
– Qua đường hô hấp: sol khí bắn ra hoặc do hắt hơi.
– Qua đường tiêu hóa: vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm.
– Qua tiếp xúc trực tiếp: qua vết thương, quan hệ tình dục, qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt…
– Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt.
- Truyền dọc
– Là phương thức truyền từ mẹ sang con qua nhau thai, nhiễm khi sinh nở hay qua sữa mẹ.
- Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut
– Bệnh đường hô hấp:
+ Nguyên nhân do các loại virut gây các bệnh viêm phổi, cảm lạnh, viêm đường hô hấp…
+ Con đường xâm nhập: Virut từ sol khí đi qua niêm mạc vào mạch máu rồi tới các cơ quan của đường hô hấp.
– Bệnh đường tiêu hóa: quai bị, tiêu chảy, viêm gan…
+ Virut xâm nhập qua miệng và nhân lên trong mô bạch huyết → xâm nhập vào máu tới các cơ quan khác nhau của hệ tiêu hóa hoặc vào xoang ruột để theo phân ra ngoài.
– Bệnh đường thần kinh: bệnh dại, viêm màng não, bại liệt….
+ Virut xâm nhập vào cơ thể → vào máu hoặc dây thần kinh ngoại vi à hệ thần kinh trung ương.
– Bệnh lây qua đường sinh dục: mụn cơm sinh dục, ung thư cổ tử cung….
+ Lây trực tiếp qua quan hệ tình dục
– Bệnh da: đậu mùa, mụn cơm, sởi…
+ Virut xâm nhập vào cơ thể → máu → da
+ Lây trực tiếp qua tiếp xúc.
II. MIỄN DỊCH
- Khái niệm miễn dịch
– Miễn dịch là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Phân loại miễn dịch
- Miễn dịch không đặc hiệu
– Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh.
– Các hình thức miễn dịch không đặc hiệu:
+ Da, niêm mạc chống không cho vi sinh vật xâm nhập.
+ Tuyến nhung mao chuyển động đẩy các vi sinh vật ra ngoài.
+ Nước mắt rửa trôi vi sinh vật ra khỏi cơ thể.
– Không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc với các kháng nguyên.
- Miễn dịch đặc hiệu
– Miễn dịch đặc hiệu là miễn dịch xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập.
* Miễn dịch thể dịch là miễn dịch sản xuất ra kháng thể nằm trong thể dịch như máu, sữa, dịch bạch huyết.
– Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể, khớp với nhau như ổ khóa – chìa khóa.
– Kháng nguyên chỉ phản ứng với loại kháng thể mà nó kích thích tạo thành.
* Miễn dịch tế bào là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào T độc có nguồn gốc từ tuyến ức.
– Quá trình: Khi tế bào T phát hiện tế bào khác bị nhiễm thì nó sẽ tiết ra prôtêin độc làm tan tế bào nhiễm, khiến virut không thể nhân lên.
– Miễn dịch tế bào có vai trò quan trọng đối với những bệnh do virut gây ra.
- Phòng chống bệnh truyền nhiễm:
– Sử dụng thuốc kháng sinh đúng liều lượng.
– Tiêm vacxin.
– Kiểm soát vật trung gian có nguy cơ truyền bệnh.
– Giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng.
Chia sẻ