MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT - [Trắc nghiệm Sinh 11 - Chương trình 2018] - PHẦN 1
Chia sẻ
Mục lục
- TRẮC NGHIỆM MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT – PHẦN 1
- Câu 1: Miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh được gọi là gì?
- Xem đáp án
- Câu 2: Miễn dịch xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể gọi là gì?
- Xem đáp án
- Câu 3: Hàng rào bảo vệ cơ thể ở hệ tiêu hóa là
- Xem đáp án
- Câu 4: Hàng rào bảo vệ cơ thể ở hệ hô hấp là
- Xem đáp án
- Câu 5: Phân tử gây phản ứng đặc hiệu với kháng nguyên được gọi là gì?
- Xem đáp án
- Câu 6: Phân tử có bản chất protein khi xâm nhập vào cơ thể khác sẽ kích cơ thể tạo ra chất gây phản ứng đặc hiệu với nó gọi là
- Xem đáp án
- Câu 7: Miễn dịch do tế bào lympho B tiết ra kháng thể đặc hiệu chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh được gọi là
- Xem đáp án
- Câu 8: Khi nói về miễn dịch tế bào, phát biểu nào sau đây sai?
- Xem đáp án
- Câu 9: Khi nói về miễn dịch không đặc hiệu, phát biểu nào sau đây sai?
- Xem đáp án
- Câu 10: Khi nói về điều kiện cần để gây bệnh truyền nhiễm, phát biểu nào sau đây sai?
- Xem đáp án
- Câu 11: Phòng tuyến nào sau đây được xem là tuyến bảo vệ thứ 3 của cơ thể người và động vật?
- Xem đáp án
- Câu 12: Khi cơ thể người bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh thì kháng thể xuất hiện trong dịch thể của cơ thể như: máu, bạch huyết, màng phổi, dịch dạ dày. Loại tế bào nào sau đây có khả năng sản sinh ra kháng thể đó?
- Xem đáp án
- Câu 13: Khi nói về bệnh truyền nhiễm, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Xem đáp án
- Câu 14: Loại bệnh nào sau đây hiện nay chưa có vaccine phòng ngừa?
- Xem đáp án
- Câu 15: Khi nói về hệ thống miễn dịch, phát biểu nào sau đây đúng?
- Xem đáp án
- Câu 16: Khi nói về miễn dịch, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Xem đáp án
- Câu 17: Có bao nhiêu bệnh truyền nhiễm sau đây lây truyền qua đường tình dục?
- Xem đáp án
- Câu 18: Khi nói về ung thư, những phát biểu nào sau đây đúng?
- Xem đáp án
- Câu 19: Khi nói về miễn dịch thể dịch, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
- Xem đáp án
- Câu 20: Khi nói về bệnh truyền nhiễm, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Xem đáp án
- Câu 21: Khi nói về bệnh ung thư, phát biểu nào sau đây sai?
- Xem đáp án
TRẮC NGHIỆM MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT – PHẦN 1
Câu 1: Miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh được gọi là gì?
A. Miễn dịch đặc hiệu. B. Miễn dịch thể dịch.
C. Miễn dịch tế bào. D. Miễn dịch không đặc hiệu.
Xem đáp án
Câu 2: Miễn dịch xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể gọi là gì?
A. Miễn dịch đặc hiệu. B. Miễn dịch tự nhiên.
C. Miễn dịch bẩm sinh. D. Miễn dịch không đặc hiệu.
Xem đáp án
Câu 3: Hàng rào bảo vệ cơ thể ở hệ tiêu hóa là
A. lớp dịch nhày trong khí quản, pH thấp ở dạ dày.
B. lysosyme trong nước bọt, acid và enzyme pepsin trong dạ dày.
C. dòng nước tiểu cuốn trôi mầm bệnh.
D. vi khuẩn vô hại cạnh tranh với vi khuẩn có hại.
Xem đáp án
Câu 4: Hàng rào bảo vệ cơ thể ở hệ hô hấp là
A. lớp dịch nhày, lông nhỏ trong khí quản và phế quản.
B. lysosyme trong nước bọt, acid và enzyme pepsin trong dạ dày.
C. nồng độ muối cao trong mồ hôi ức chế nấm, virus và vi khuẩn phát triển.
D. vi khuẩn vô hại cạnh tranh với vi khuẩn có hại.
Xem đáp án
Câu 5: Phân tử gây phản ứng đặc hiệu với kháng nguyên được gọi là gì?
A. Độc tố. B. Chất cảm ứng. C. Kháng thể. D. Hormone.
Xem đáp án
Câu 6: Phân tử có bản chất protein khi xâm nhập vào cơ thể khác sẽ kích cơ thể tạo ra chất gây phản ứng đặc hiệu với nó gọi là
A. kháng thể. B. kháng nguyên.
C. chất cảm ứng. D. chất kích thích.
Xem đáp án
Câu 7: Miễn dịch do tế bào lympho B tiết ra kháng thể đặc hiệu chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh được gọi là
A. miễn dịch không đặc hiệu. B. miễn dịch thể dịch.
C. miễn dịch tế bào. D. miễn dịch tự nhiên.
Xem đáp án
Câu 8: Khi nói về miễn dịch tế bào, phát biểu nào sau đây sai?
A. Là miễn dịch mà tế bào T độc đóng vai trò chủ chốt.
B. Tế bào T độc tiết ra protein độc để tiêu diệt kháng nguyên lạ.
C. Trong bệnh do virus, miễn dịch tế bào đóng vai trò quan trọng.
D. Miễn dịch tế bào có ở tất cả mọi sinh vật, kể cả thực vật.
Xem đáp án
Câu 9: Khi nói về miễn dịch không đặc hiệu, phát biểu nào sau đây sai?
A. Các yếu tố đề kháng tự nhiên của da và niêm mạc.
B. Các dịch tiết của cơ thể như nước bọt, nước mắt, dịch vị.
C. Huyết thanh chứa kháng thể điều trị bệnh cho cơ thể.
D. Các đại thực bào, bạch cầu trung tính của cơ thể.
Xem đáp án
Câu 10: Khi nói về điều kiện cần để gây bệnh truyền nhiễm, phát biểu nào sau đây sai?
A. Có khả năng lây từ cá thể này sang cá thể khác.
B. Tác nhân gây bệnh phải có độc lực.
C. Đường vào phải phù hợp với mỗi loại tác nhân gây bệnh.
D. Không phụ thuộc vào số lượng tác nhân gây bệnh nhiều hay ít.
Xem đáp án
Câu 11: Phòng tuyến nào sau đây được xem là tuyến bảo vệ thứ 3 của cơ thể người và động vật?
A. Da và miễn dịch đặc hiệu. B. Đại thực bào và bạch cầu trung tính.
C. Miễn dịch đặc hiệu. D. Miễn dịch không đặc hiệu.
Xem đáp án
Câu 12: Khi cơ thể người bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh thì kháng thể xuất hiện trong dịch thể của cơ thể như: máu, bạch huyết, màng phổi, dịch dạ dày. Loại tế bào nào sau đây có khả năng sản sinh ra kháng thể đó?
A. Tế bào gan. B. Tế bào lympho T2. C. Tế bào lympho B. D. Tế bào lympho T4.
Xem đáp án
Câu 13: Khi nói về bệnh truyền nhiễm, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.
II. Có thể do vi khuẩn, virus, động vật nguyên sinh gây ra.
III. Có thể lan truyền bằng truyền dọc, truyền ngang.
IV. Muốn gây bệnh chỉ cần số lượng nhiễm đủ lớn.
V. Được điều trị bằng kháng sinh phù hợp.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Xem đáp án
Câu 14: Loại bệnh nào sau đây hiện nay chưa có vaccine phòng ngừa?
A. Bệnh bại liệt. B. Bệnh viêm não Nhật Bản.
C. Bệnh cúm A/H5N1. D. Bệnh sốt xuất huyết.
Xem đáp án
Câu 15: Khi nói về hệ thống miễn dịch, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Bênh tiểu đường type I là bệnh tự miễn dịch.
B. Dị ứng có thể được điều trị bằng thuốc histamine.
C. Bệnh tự miễn được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
D. Vaccine có thể chữa một số bệnh nhiễm virus.
Xem đáp án
Câu 16: Khi nói về miễn dịch, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nước mắt rửa trôi vi sinh vật ra khỏi mắt thuộc miễn dịch không đặc hiệu.
II. Bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn theo cơ chế thực bào thuộc miễn dịch đặc hiệu.
III. Acid trong dạ dày có thể ức chế hoặc giết chết vi khuẩn xâm nhập thuộc miễn dịch đặc hiệu.
IV. Hắt hơi có tác dụng đẩy các vi sinh vật xâm nhập ra khỏi cơ thể thuộc dạng miễn dịch không đặc hiệu.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Xem đáp án
Câu 17: Có bao nhiêu bệnh truyền nhiễm sau đây lây truyền qua đường tình dục?
I. Bệnh giang mai. II. Bệnh lậu. III. Bệnh lao
IV. Bệnh viêm gan B. V. Bệnh AIDS. VI. Bệnh SAR-CoV2.
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Xem đáp án
Câu 18: Khi nói về ung thư, những phát biểu nào sau đây đúng?
I. Ung thư là sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào trong cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể.
II. U ác tính là trường hợp các tế bào của khối u có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến nơi khác, tạo nên nhiều khối u khác nhau.
IIII. Nguyên nhân gây ra ung thư có thể là do đột biến gen, đột biến NST.
IV. Một số bệnh ung thư đã có vaccine phòng ngừa.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Xem đáp án
Câu 19: Khi nói về miễn dịch thể dịch, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Miễn dịch thể dịch là miễn dịch sản xuất ra kháng nguyên.
II. Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể theo nguyên tắc khóa – chìa.
III. Một kháng thể được hình thành có thể chống lại nhiều loại kháng nguyên xâm nhập.
IV. Miễn dịch thể dịch có tác dụng lớn trong việc chống lại các mầm bệnh tồn tại trong máu hoặc dịch cơ thể.
V. Miễn dịch thể dịch đóng vai trò quan trọng tiêu diệt các bệnh do virus.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Xem đáp án
Câu 20: Khi nói về bệnh truyền nhiễm, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Bệnh đậu mùa thường lây chủ yếu qua đường hô hấp.
II. HIV có thể truyền qua côn trùng.
III. Bệnh dại có thể truyền qua vết cắn của chó, mèo bị bệnh.
IV. Bệnh viêm gan A có thể truyền qua đường tiêu hóa.
V. Bệnh viêm gan B có thể truyền qua quan hệ tình dục.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Xem đáp án
Câu 21: Khi nói về bệnh ung thư, phát biểu nào sau đây sai?
I. Một số nguyên nhân gây bệnh ung thư do đột biến gen và đột biến NST.
II. Bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát của tế bào.
III. Đột biến gây bệnh chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục.
IV. Bệnh được hình thành do đột biến trội đối với gen ức chế khối u và đột biến lặn đối với gen quy định các yếu tố sinh trưởng.
V. Bệnh ung thư luôn di truyền từ bố mẹ sang con cái.
A. I, II, III. B. II, III, IV. C. III, IV, V. D. I, IV, V.
Xem đáp án
MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT – [Trắc nghiệm Sinh 11 – Chương trình 2018] – PHẦN 2
MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT – [Trắc nghiệm Sinh 11 – Chương trình 2018] – PHẦN 3
Chia sẻ