MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT - [Trắc nghiệm Sinh 11 - Chương trình 2018] - PHẦN 2
Chia sẻ
Mục lục
- MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT – [Trắc nghiệm Sinh 11 – Chương trình 2018] – PHẦN 2
- Câu 1: Nguyên nhân bên trong gây bệnh cho người và động vật là
- Xem đáp án
- Câu 2: Thành phần nào không thuộc hàng rào bảo vệ bên ngoài của hệ miễn dịch?
- Xem đáp án
- Câu 3: Trong hệ miễn dịch, niêm mạc có vai trò
- Xem đáp án
- Câu 4: Đặc điểm của miễn dịch không đặc hiệu là
- Xem đáp án
- Câu 5: Đặc điểm của miễn dịch đặc hiệu là
- Xem đáp án
- Câu 6: Làm thế nào để chủ động tăng cường miễn dịch đặc hiệu?
- Xem đáp án
- Câu 7: Khi tác nhân gây bệnh xâm nhập, cơ thể sẽ tiêu diệt tác nhân đó bằng cách tạo kháng thể. Đây là loại miễn dịch nào sau đây?
- Xem đáp án
- Câu 8: Ví dụ nào sau đây không phải dị ứng?
- Xem đáp án
- Câu 9: Hiện tượng tự miễn là
- Xem đáp án
- Câu 10: Bệnh là sự ……… của bất kỳ bộ phận cơ quan hệ thống nào của cơ thể.
- Xem đáp án
- Câu 11: Đâu là nguyên nhân bên trong gây bệnh cho người và động vật?
- Xem đáp án
- Câu 12: Đâu không phải là tác nhân bên ngoài gây ra bệnh cho người và động vật?
- Xem đáp án
- Câu 13: Một ví dụ về bệnh không truyền nhiễm là
- Xem đáp án
- Câu 14: Cơ chế miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh được thực hiện bởi
- Xem đáp án
- Câu 15: Hai phòng tuyến bảo vệ cơ thể do hệ miễn dịch tạo thành là
- Xem đáp án
- Câu 16: Miễn dịch không đặc hiệu còn được gọi là
- Xem đáp án
- Câu 17: Miễn dịch đặc hiệu còn được gọi là
- Xem đáp án
- Câu 18: Đâu không phải là các đáp ứng không đặc hiệu?
- Xem đáp án
- Câu 19: Đâu là hàng rào bảo vệ vật lý và hóa học của hệ tiêu hóa?
- Xem đáp án
- Câu 20: Sốt có tác dụng bảo vệ cơ thể thông qua việc
- Xem đáp án
- Câu 21: Các tế bào cơ thể bị nhiễm virus tiết ra ………….., chất này kích thích các tế bào không bị nhiễm bệnh bên cạnh sản sinh ra các protein ức chế sự sinh sản của vi khuẩn.
- Xem đáp án
- Câu 22: Miễn dịch đặc hiệu là
- Xem đáp án
- Câu 23: Trong các phát biểu dưới đây, đâu là phát biểu sai khi nói về miễn dịch đặc hiệu?
- Xem đáp án
- Câu 24: Nhờ quyết định kháng thể mà tế bào miễn dịch và kháng thể mới …………kháng nguyên tương ứng.
- Xem đáp án
- Câu 25: Tế bào lympho B và tế bào lympho T có các …………… trên màng sinh chất.
- Xem đáp án
MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT – [Trắc nghiệm Sinh 11 – Chương trình 2018] – PHẦN 2
Câu 1: Nguyên nhân bên trong gây bệnh cho người và động vật là
A. Ô nhiễm môi trường B. Tuổi tác C. Hóa chất độc hại D. Virus
Xem đáp án
Câu 2: Thành phần nào không thuộc hàng rào bảo vệ bên ngoài của hệ miễn dịch?
A. Da B. Niêm mạc C. Các chất tiết D. Các tế bào bạch cầu.
Xem đáp án
Câu 3: Trong hệ miễn dịch, niêm mạc có vai trò
A. cạnh tranh với vi khuẩn gây bệnh B. ngăn không cho tác nhân gây bệnh bám vào tế bào
C. tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. D. ức chế sự sinh trưởng của nhiều VSV gây bệnh
Xem đáp án
Câu 4: Đặc điểm của miễn dịch không đặc hiệu là
A. có tính bẩm sinh B. xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập
C. hình thành trí nhớ miễn dịch D. đáp ứng chậm
Xem đáp án
Câu 5: Đặc điểm của miễn dịch đặc hiệu là
A. có tính bẩm sinh B. xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập
C. có ở tất cả động vật D. Đáp ứng nhanh
Xem đáp án
Câu 6: Làm thế nào để chủ động tăng cường miễn dịch đặc hiệu?
A. Dinh dưỡng hợp lí B. Chế độ luyện tập phù hợp
C. Bổ sung thêm thuốc bổ D. Tiêm vaccine
Xem đáp án
Câu 7: Khi tác nhân gây bệnh xâm nhập, cơ thể sẽ tiêu diệt tác nhân đó bằng cách tạo kháng thể. Đây là loại miễn dịch nào sau đây?
A. Miễn dịch không đặc hiệu B. Miễn dịch đặc hiệu
C. Miễn dịch dịch thể D. Miễn dịch qua trung gian tế bào
Xem đáp án
Câu 8: Ví dụ nào sau đây không phải dị ứng?
A. Mẩn ngứa khi ăn hải sản B. Ho, hắt hơi khi hít phải phấn hoa
C. Khó thở sau khi bị ong đốt D. Đau bụng khi ăn thức ăn dể qua đêm
Xem đáp án
Câu 9: Hiện tượng tự miễn là
A. Hệ miễn dịch không phản ứng với kháng nguyên của bản thân
B. Hệ miễn dịch tấn công tế bào, cơ quan của bản thân
C. Hệ miễn dịch tiêu diệt các tế bào lạ xâm nhập vào cơ thể
D. Hệ miễn dịch ngăn các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể.
Xem đáp án
Câu 10: Bệnh là sự ……… của bất kỳ bộ phận cơ quan hệ thống nào của cơ thể.
A. sai lệch hoặc tổn thương về cấu trúc và chức năng. B. thay đổi cấu trúc và chức năng
C. biến đổi về cấu trúc và hình dạng. D. suy yếu
Xem đáp án
Câu 11: Đâu là nguyên nhân bên trong gây bệnh cho người và động vật?
A. Vi khuẩn. B. Virus. C. Nấm. D. Rối loạn di truyền.
Xem đáp án
Câu 12: Đâu không phải là tác nhân bên ngoài gây ra bệnh cho người và động vật?
A. Tác nhân sinh học. B. Tác nhân hóa học.
C. Di truyền. D. Tác nhân vật lý.
Xem đáp án
Câu 13: Một ví dụ về bệnh không truyền nhiễm là
A. nấm da. B. lở mồm long móng. C. ung thư. D. sốt rét.
Xem đáp án
Câu 14: Cơ chế miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh được thực hiện bởi
A. hệ miễn dịch. B. miễn dịch không đặc hiệu.
C. miễn dịch dịch thể. D. miễn dịch tế bào.
Xem đáp án
Câu 15: Hai phòng tuyến bảo vệ cơ thể do hệ miễn dịch tạo thành là
A. miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.
B. miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
C. hàng rào bề mặt cơ thể và hàng rào bên trong cơ thể.
D. hàng rào bảo vệ vật lý, hóa học và các đáp ứng không đặc hiệu.
Xem đáp án
Câu 16: Miễn dịch không đặc hiệu còn được gọi là
A. miễn dịch bẩm sinh. B. miễn dịch thích ứng.
C. miễn dịch thu được. D. miễn dịch tế bào.
Xem đáp án
Câu 17: Miễn dịch đặc hiệu còn được gọi là
A. miễn dịch bẩm sinh. B. miễn dịch thích ứng.
C. miễn dịch tự nhiên. D. miễn dịch tế bào.
Xem đáp án
Câu 18: Đâu không phải là các đáp ứng không đặc hiệu?
A. Thực bào. B. Kháng nguyên.
C. Viêm. D. Protein chống lại mầm bệnh.
Xem đáp án
Câu 19: Đâu là hàng rào bảo vệ vật lý và hóa học của hệ tiêu hóa?
A. pH thấp trong nước tiểu. B. Lysozyme trong nước bọt.
C. Vi khuẩn vô hại trên bề mặt da. D. Lớp sừng và lớp tế bào biểu bì ép chặt với nhau.
Xem đáp án
Câu 20: Sốt có tác dụng bảo vệ cơ thể thông qua việc
A. ức chế vi khuẩn, virus tăng sinh.
B. làm các mạch máu ở vùng lân cận dãn ra và tăng tính thấm đối với huyết tương.
C. làm gan tăng nhận sắt từ máu, đây là chất cần cho sinh sản của vi khuẩn
D. làm tăng hoạt động thực bào của bạch cầu.
Xem đáp án
Câu 21: Các tế bào cơ thể bị nhiễm virus tiết ra ………….., chất này kích thích các tế bào không bị nhiễm bệnh bên cạnh sản sinh ra các protein ức chế sự sinh sản của vi khuẩn.
A. histamin. B. kháng nguyên C. epitope D. interferon
Xem đáp án
Câu 22: Miễn dịch đặc hiệu là
A. phản ứng thể hiện đáp ứng giống nhau chống lại các tác nhân gây bệnh riêng biệt khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
B. phản ứng đặc hiệu chống lại những mầm bệnh riêng biệt khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
C. phản ứng thể hiện đáp ứng giống nhau chống lại các tác nhân gây bệnh khác nhau khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
D. phản ứng đặc hiệu chống lại những mầm bệnh giống nhau khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
Xem đáp án
Câu 23: Trong các phát biểu dưới đây, đâu là phát biểu sai khi nói về miễn dịch đặc hiệu?
A. Miễn dịch đặc hiệu còn được gọi là miễn dịch thích ứng.
B. Miễn dịch đặc hiệu gồm: thực bào, viêm, sốt và tạo peptide, protein chống lại mầm bệnh.
C. Miễn dịch đặc hiệu thực chất là phản ứng giữa tế bào miễn dịch, kháng thể với kháng nguyên.
D. Miễn dịch đặc hiệu chỉ có ở động vật có xương sống.
Xem đáp án
Câu 24: Nhờ quyết định kháng thể mà tế bào miễn dịch và kháng thể mới …………kháng nguyên tương ứng.
A. tìm ra được. B. ức chế được. C. liên kết được. D. nhận biết được.
Xem đáp án
Câu 25: Tế bào lympho B và tế bào lympho T có các …………… trên màng sinh chất.
A. kháng thể. B. thụ thể kháng nguyên
C. quyết định kháng nguyên. D. quyết định kháng thể
Xem đáp án
MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT – [Trắc nghiệm Sinh 11 – Chương trình 2018] – PHẦN 1
MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT – [Trắc nghiệm Sinh 11 – Chương trình 2018] – PHẦN 3
Chia sẻ