MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT - [Trắc nghiệm Sinh 11 - Chương trình 2018] - PHẦN 3

Chia sẻ

MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT - [Trắc nghiệm Sinh 11 - Chương trình 2018] - PHẦN 3
Phân loại: Trắc Nghiệm

Mục lục

MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT – [Trắc nghiệm Sinh 11 – Chương trình 2018] – PHẦN 3

 

Câu 26: Miễn dịch đặc hiệu gồm

A. miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.

B. hàng rào bảo vệ vật lý, hóa học và các đáp ứng không đặc hiệu.

C. hàng rào bề mặt cơ thể và hàng rào bên trong cơ thể.

D. đại thực bài, viêm, sốt và tạo peptide, protein chống lại mầm bệnh.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 27: Vaccine được người ta điều chế để phòng các bệnh do virus, vi khuẩn. Vaccine thường được sản xuất dưới dạng dung dịch tiêm có chứa

A. kháng nguyên đã được xử lý, không còn khả năng gây bệnh.

B. tế bào lympho B và tế bào lympho T.

C. kháng nguyên khỏe mạnh, sẵn sàng gây bệnh cho cơ thể.

D. đại thực bào, bạch cầu, các peptide và protein chống lại mầm bệnh.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 28: Tiêm vaccine là biện pháp chủ động tạo ra ……………. ở người và vật nuôi.

A. miễn dịch thứ phát                                          B. miễn dịch nguyên phát

C. miễn dịch không đặc hiệu                              D. các peptide và protein

Xem đáp án

Đáp án: B

Câu 29: Bệnh ung thư là do

A. hệ miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, mất khả năng phân biệt các kháng nguyên ngoại lai với tế bào, cơ quan của cơ thể, dẫn đến các tế bào miễn dịch hoặc kháng thể do cơ thể sinh sản ra tấn công.

B. một nhóm tế bào trở nên bất thường và phân chia liên tục, không kiểm soát được dẫn đến tạo thành khối u, gọi là u ác tính.

C. một loại retrovirus gây ra, làm suy yếu dần đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch tế bào.

D. các bệnh cơ hội gây ra, làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể.

Xem đáp án

Đáp án: B

Câu 30: Bản chất của kháng thể là

A. albumin.                            B. globulin.                             C. lipoprotein.                 D. glycoprotein.

Xem đáp án

Đáp án: B

Câu 31: Miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh được gọi là gì?

A. Miễn dịch đặc hiệu.                                                 B. Miễn dịch thể dịch.

C. Miễn dịch tế bào.                                                    D. Miễn dịch không đặc hiệu.

Xem đáp án

Đáp án: D

Câu 32: Miễn dịch xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể gọi là gì?

A. Miễn dịch đặc hiệu.                                        B. Miễn dịch tự nhiên.

C. Miễn dịch bẩm sinh.                                       D. Miễn dịch không đặc hiệu.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 33: Loại bệnh nào sau đây hiện nay chưa có vaccine phòng ngừa?

A. Bệnh bại liệt.                                                       B. Bệnh viêm não Nhật Bản.

C. Bệnh cúm A/H5N1.                                             D. Bệnh sốt xuất huyết.

Xem đáp án

Đáp án: D

Câu 34: Hàng rào bảo vệ cơ thể ở hệ hô hấp là

A. lớp dịch nhày, lông nhỏ trong khí quản và phế quản.

B. lysosyme trong nước bọt, acid và enzyme pepsin trong dạ dày.

C. nồng độ muối cao trong mồ hôi ức chế nấm, virus và vi khuẩn phát triển.

D. vi khuẩn vô hại cạnh tranh với vi khuẩn có hại.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 35: Phân tử gây phản ứng đặc hiệu với kháng nguyên được gọi là gì?

A. Độc tố.                     B. Chất cảm ứng.                C. Kháng thể.                              D. Hormone.

Xem đáp án

Đáp án: C

Câu 36: Phân tử có bản chất protein khi xâm nhập vào cơ thể khác sẽ kích cơ thể tạo ra chất gây phản ứng đặc hiệu với nó gọi là

A. kháng thể.                      B. kháng nguyên.                C. chất cảm ứng.                         D. chất kích thích.

Xem đáp án

Đáp án: B

Câu 37: Hàng rào bảo vệ cơ thể ở hệ tiêu hóa là

A. lớp dịch nhày trong khí quản, pH thấp ở dạ dày.

B. lysosyme trong nước bọt, acid và enzyme pepsin trong dạ dày.

C. dòng nước tiểu cuốn trôi mầm bệnh.

D. vi khuẩn vô hại cạnh tranh với vi khuẩn có hại.

Xem đáp án

Đáp án: B

Câu 38: Miễn dịch do tế bào lympho B tiết ra kháng thể đặc hiệu chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh được gọi là

A. miễn dịch không đặc hiệu.                                 B. miễn dịch thể dịch.

C. miễn dịch tế bào.                                               D. miễn dịch tự nhiên.

Xem đáp án

Đáp án: B

Câu 39: Khi nói về miễn dịch tế bào, phát biểu nào sau đây sai?

A. Là miễn dịch mà tế bào T độc đóng vai trò chủ chốt.

B. Tế bào T độc tiết ra protein độc để tiêu diệt kháng nguyên lạ.

C. Trong bệnh do virus, miễn dịch tế bào đóng vai trò quan trọng.

D. Miễn dịch tế bào có ở tất cả mọi sinh vật, kể cả thực vật.

Xem đáp án

Đáp án: D

Câu 40: Khi nói về miễn dịch không đặc hiệu, phát biểu nào sau đây sai?

A. Các yếu tố đề kháng tự nhiên của da và niêm mạc.

B. Các dịch tiết của cơ thể như nước bọt, nước mắt, dịch vị.

C. Huyết thanh chứa kháng thể điều trị bệnh cho cơ thể.

D. Các đại thực bào, bạch cầu trung tính của cơ thể.

Xem đáp án

Đáp án: C

Câu 41: Khi cơ thể người bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh thì kháng thể xuất hiện trong dịch thể của cơ thể như: máu, bạch huyết, màng phổi, dịch dạ dày. Loại tế bào nào sau đây có khả năng sản sinh ra kháng thể đó?

A. Tế bào gan.               B. Tế bào lympho T2.               C. Tế bào lympho B.              D. Tế bào lympho T4.

Xem đáp án

Đáp án: C

Câu 42: Khi nói về hệ thống miễn dịch, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Bênh tiểu đường type I là bệnh tự miễn dịch.              B. Dị ứng có thể được điều trị bằng thuốc histamine.

C. Bệnh tự miễn được điều trị bằng thuốc kháng sinh.    D. Vaccine có thể chữa một số bệnh nhiễm virus.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 43: Trong thực tế, nguyên nhân nào làm cho xác suất xâm nhiễm và gây bệnh của các tác nhân gây bệnh tồn tại trong môi trường tự nhiên trên người và động vật là rất nhỏ?

A. Do các tác nhân gây bệnh trong môi trường tự nhiên không có khả năng thích nghi cao.

B. Do các tác nhân gây bệnh trong môi trường tự nhiên không đủ số lượng (chưa đạt ngưỡng vượt tầm kiểm soát của cơ thể).

C. Do cơ thể người và động vật không phù hợp với con đường gây bệnh của các tác nhân gây bệnh trong môi trường tự nhiên.

D. Do cơ thể người và động vật có khả năng miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm và gây bệnh của các tác nhân gây bệnh.

Xem đáp án

Đáp án: D

Câu 44: Bệnh nào sau đây có thể gây ra do yếu tố di truyền?

A. Thoái hóa mô thần kinh.                                 B. Mù màu.

C. Viêm khớp.                                                     D. Béo phì.

Xem đáp án

Đáp án: B

Câu 45: Các cơ quan sau đây đều tạo ra các loại bạch cầu, ngoại trừ

A. tủy xương.                        B. thành mạch.                     C. tuyến ức.                        D. lá lách.

Xem đáp án

Đáp án: B

Câu 46: Viêm là phản ứng

A. xảy ra nhằm phá hủy tế bào nhiễm vi khuẩn.

B. xảy ra khi các tế bào bị tổn thương.

C. xảy ra khi một vùng nào đó của cơ thể bị tổn thương và bắt đầu nhiễm trùng.

D. xảy ra nhằm giúp các tế bào bị nhiễm virus tiết ra interferon.

Xem đáp án

Đáp án: C

Câu 47: Khi xảy ra phản ứng viêm thì

A. các tế bào bị tổn thương tiết ra chất hóa học kích thích dưỡng bào và bạch cầu ưa kiềm giải phóng histamin.

B. các tế bào bị nhiễm virus tiết ra interferon.

C. cơ thể sẽ tiết peptide và protein chống lại mầm bệnh.

D. các tế bào bình thường bên cạnh sản sinh ra các protein ức chế sự sinh sản của virus.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 48: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là sai khi nói về kháng nguyên?

A. Kháng nguyên là những phần tử ngoại lai gây ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.

B. Hầu hết kháng nguyên là các đại phân tử như các protein, polypeptide, polysaccharide.

C. Kháng nguyên có những nhóm protein nhỏ gọi là quyết định kháng nguyên.

D. Mỗi kháng nguyên đơn lẻ thường có một số quyết định kháng nguyên.

Xem đáp án

Đáp án: C

Câu 49: Đâu là một ví dụ của bệnh tự miễn?

A. Bệnh Lupus ban đỏ toàn thân.                                                 B. Bệnh đau mắt đỏ.

C. Bệnh ghẻ.                                                                                D. Bệnh nấm da.

Xem đáp án

Đáp án: A

Câu 50: Khi vào cơ thể, HIV xâm nhập và tăng sinh trong tế bào ………(1)……… và tiêu diệt tế bào này, dẫn đến làm suy yếu dần ………(2)………Cụm từ còn thiếu điền vào các chỗ trống là

A. (1) T hỗ trợ, (2) đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch tế bào.

B. (1) T nhớ, (2) đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch tế bào.

C. (1) T hỗ trợ, (2) đáp ứng miễn đặc hiệu và đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu.

D. (1) T nhớ, (2) đáp ứng miễn đặc hiệu và đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu.

Xem đáp án

Đáp án: A

 

MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT – [Trắc nghiệm Sinh 11 – Chương trình 2018] – PHẦN 1

MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT – [Trắc nghiệm Sinh 11 – Chương trình 2018] – PHẦN 2



Theo dõi Tài Liệu Sinh:

Chia sẻ

Đăng nhập

Đăng ký

Đặt lại mật khẩu

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn, bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo mật khẩu mới qua email.

Xem Sản Phẩm
X

Nếu thấy TaiLieuSinh.com hữu ích, bạn hãy giúp TLS bằng cách xem 1 sản phẩm mà TLS liên kết nha.
Love You 3000!!!


(Chỉ cần xem sản phẩm là bạn đã góp thêm cơ hội cho TLS có thêm kinh phí duy trì website để tiếp tục chia sẻ tài liệu FREE cho các bạn!)