MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ SINH VẬT - [Trắc nghiệm Sinh 11 - Chương trình 2018]
Chia sẻ
Mục lục
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ SINH VẬT
Câu 1: Điều nào dưới đây đúng khi nói về một hệ thống sống?
A. Hệ thống sống là một hệ thống kín và có khả năng tự điều chỉnh.
B. Hệ thống sống hệ thống mở và không khả năng tự điều chỉnh.
C. Hệ thống sống là hệ thống kín và thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
D. Hệ thống sống là hệ thống mở và có khả năng tự điều chỉnh.
Xem đáp án
Câu 2: Tại sao nói cơ thể thực vật và động vật là những hệ thống mở, tự điều chỉnh?
A. Sinh vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường
B. Sinh vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường và sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.
C. Các sinh vật đều có các cơ chế tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống giúp hệ thống cân bằng và phát triển.
D. Sinh vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường và sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường. Mọi cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao đều có các cơ chế tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống giúp hệ thống cân bằng và phát triển.
Xem đáp án
Câu 3: Nghiên cứu hình dưới đây, cho biết mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp là
A. cả hai đều có chung nhiều sản phẩm trung gian và nhiều hệ enzyme. Sản phẩm của quá trình quang hợp là chất hữu cơ và oxy cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp. Sản phẩm của quá trình hô hấp là CO2 và H2O lại cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp.
B. cả hai đều có chung nhiều sản phẩm trung gian và nhiều hệ enzyme. Sản phẩm của quá trình quang hợp là chất hữu cơ và oxy cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp. Sản phẩm của quá trình hô hấp là O2 và H2O lại cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp.
C. cả hai đều có chung nhiều sản phẩm trung gian và nhiều hệ enzyme. Sản phẩm của quá trình quang hợp là chất hữu cơ và oxy cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp. Sản phẩm của quá trình hô hấp là CO2 và O2lại cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp.
D. mỗi quá trình đều có chức năng riêng và không có mối liên hệ.
Xem đáp án
Câu 4: Một người thực hiện chạy dài. Khi chạy có mồ hôi chảy ra, tim đập nhanh. Những hệ nào tham gia hoạt động mạnh khi người này chạy?
A. Hệ bài tiết, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp.
B. Hệ tuần hoàn, hệ vận động, hệ hô hấp.
C. Hệ bài tiết, hệ tuần hoàn, hệ vận động, hệ hô hấp.
D. Hệ bài tiết, hệ vận động, hệ hô hấp.
Xem đáp án
Câu 5: Trong cơ thể thực vật diễn ra những quá trình sinh lí nào?
A. Trao đổi nước, dinh dưỡng khoáng.
B. Hô hấp, quang hợp.
C. Tuần hoàn, bài tiết.
D. Trao đổi nước, dinh dưỡng khoáng, hô hấp, quang hợp.
Xem đáp án
Câu 6: Các quá trình sinh lí trong cơ thể thực vật diễn ra như thế nào?
A. Đều có sự liên quan mật thiết với nhau, sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình khác.
B. Không có sự liên quan mật thiết với nhau, sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình khác.
C. Đều có sự liên quan mật thiết với nhau, sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình khác để đảm bảo cho sự hoạt động thống nhất của cơ thể.
D. Đều có sự liên quan mật thiết với nhau, sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình khác để đảm bảo cho sự hoạt động thống nhất của cơ thể bất kì quá trình sinh lí nào thay đổi đều ảnh hưởng đến quá trình sinh lí khác.
Xem đáp án
Câu 7: Nghiên cứu hình dưới đây và cho biết hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxygen tới tế bào, đưa các chất thải và carbon dioxide từ tế bào tới các cơ quan để thải ra ngoài. Đây là mối quan hệ của những hệ nào?
A. Hô hấp, thần kinh. B. Hô hấp, bài tiết.
C. Hô hấp, bài tiết, tiêu hoá và tuần hoàn. D. Hô hấp, nội tiết.
Xem đáp án
Câu 8: Nghiên cứu hình dưới đây, cho biết mối quan hệ giữa bài tiết và tuần hoàn?
A. Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của hệ tuần hoàn.
B. Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.
C. Mỗi hệ đều có chức năng riêng và không có mỗi liên hệ.
D. Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài không qua hệ tuần hoàn.
Xem đáp án
Câu 9: Dựa vào mối liên quan giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể nhận định nào về cơ thể thực vật hoặc động vật là một thể thống nhất?
A. Các cơ quan, bộ phận, các quá trình sinh lí của cơ thể thực vật hoặc động vật đều liên quan chặt chẽ với nhau.
B. Các quá trình sinh lí của cơ thể thực vật hoặc động vật đều liên quan chặt chẽ với nhau, quá trình này hỗ trợ cho sự hoạt động của quá trình khác.
C. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các quá trình đã giúp duy trì các hoạt động sống cho cơ thể.
D. Các cơ quan, bộ phận, các quá trình sinh lí của cơ thể thực vật hoặc động vật đều liên quan chặt chẽ với nhau, quá trình này hỗ trợ cho sự hoạt động của quá trình khác bất cứ quá trình sinh lí nào thay đổi đều ảnh hưởng đến quá trình sinh lí khác.
Xem đáp án
Câu 10. Quá trình quang hợp ở cây có thể lấy nguyên liệu H2O từ
A. quá trình thoát hơi nước ở lá.
B. quá trình hô hấp ở ti thể.
C. quá trình hút nước ở rễ.
D. quá trình dinh dưỡng khoáng.
Xem đáp án
Câu 11. Quá trình thoát hơi nước ở lá là động lực đầu trên của quá trình
A. quá trình hướng nước của cây.
B. quá trình hô hấp ở ti thể.
C. quá trình hút nước ở rễ.
D. quá trình dinh dưỡng khoáng.
Xem đáp án
Câu 12. Quá trình quang hợp có thể cung cấp sản phẩm nào cho hô hấp?
A. chất hữu cơ và oxi.
B. chất hữu cơ và cacbonic.
C. chất vô cơ và oxi.
D. đường và cacbonic.
Xem đáp án
Câu 13. Sản phẩm nào của hô hấp có thể cung cấp cho quang hợp?
A. Chất hữu cơ.
B. Nước.
C. Chất vô cơ.
D. Oxi.
Xem đáp án
Câu 14. Rễ cây hấp thụ nước và khoáng cung cấp trực tiếp cho quá trình sinh lí nào sau đây?
A. Quá trình sinh trưởng và phát triển.
B. quá trình ra hoa và kết trái.
C. quá trình quang hợp và thoát hơi nước.
D. Quá trình hô hấp và cảm ứng.
Xem đáp án
Câu 15. Hệ thống mở là:
A. hệ thống có trao đổi chất và năng lượng với môi trường.
B. hệ thống cần được môi trường cung cấp năng lượng.
C. hệ thống phải bài tiết từ cơ thể ra môi rường những chất không cần thiết.
D. hệ thống lấy vật chất từ môi trường đồng hóa các hợp chất đặc trưng cho cơ thể.
Xem đáp án
Câu 16. Ở người, cơ quan tham gia điều hòa hàm lượng đường trong máu là
A. tim.
B. gan.
C. thận.
D. phổi.
Xem đáp án
Câu 17. Cho các ví dụ sau:
(1) khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ cao, hệ mạch dưới da sẽ dãn ra, lỗ chân lông giãn nở, mồ hôi tiết ra làm mát cơ thể.
(2) khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ thấp, các mạch máu dưới da co lại, tránh mấtnhiệt qua lỗ chân long và xuất hiện hiện tượng run để làm ấm cơ thể.
(3) mắt người khi nhìn không rõ có xu hướng khép nhỏ lại, làm thay đổi cầu mắt, giúp ảnh hiện chính xác ở khoảng tiêu cụ để nhìn rõ vật.
(4) khi có một tác động quá lớn đến tâm lí con người, não có xu hướng xóa bỏ đoạn kí ức đó.
(5) ở hoạt động bài tiết bình thường, cơ thể sẽ thu lại đường – chất có lợi cho cơ thể và bài thải nitrat chất gây độc cho cơ thể.
Có bao nhiêu ví dụ minh họa cho khả năng tự điều chỉnh của cơ thể?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.
Xem đáp án
Câu 18. Bên cạnh yếu tố di truyền,yếu tố nào sau đây là nhân tố quan trọng giúp điều tiết quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật?
A. nước.
B. ánh sáng.
C. hormone.
D. chất dinh dưỡng.
Xem đáp án
Câu 19. Cho các cơ quan sau
(1) tim
(2) gan.
(3) thận.
(4) phổi
(5) cơ.
Có bao nhiêu cơ quan quan trọng hàng đầu tham gia điều hòa cân bằng nôi môi trong cơ thể?
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 2.
Xem đáp án
Chia sẻ