SINH HỌC 9 - BÀI 22: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST - TÓM TẮT LÝ THUYẾT + TRẮC NGHIỆM
Chia sẻ
Mục lục
BÀI 22: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST
A. LÝ THUYẾT
I. KHÁI QUÁT VỀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
– Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) là những biến đổi trong cấu trúc NST.
– Nhiễm sắc thể có thể bị biến đổi cấu trúc ở một số dạng khác nhau.
+ Mất đoạn: một đoạn của NST bị mất đi so với dạng ban đầu, làm giảm một lượng gen trên NST.
+ Lặp đoạn: một đoạn nào đó của NST lặp lại một hoặc nhiều lần, làm tăng lượng gen trên NST.
+ Đảo đoạn: một đoạn NST đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại vào vị trí vừa đứt, làm thay đổi trình tự các gen trên NST.
+ Chuyển đoạn: sự trao đổi đoạn giữa các NST không tương đồng, một số gen trong nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.
II. NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH VÀ TÍNH CHẤT CỦA ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST
1. Nguyên nhân
– Đột biến cấu trúc NST xảy ra do ảnh hưởng phức tạp: của môi trường bên trong cơ thể (những biến đổi bất thường về sinh lí, sinh hóa trong tế bào).
– Do yếu tố của môi trường bên ngoài cơ thể thường là do tác động của con người như: tác nhân vật lý (tia phóng xạ, tia cực tím, nhiệt độ…), tác nhân hóa học (chất độc hóa học như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, chất độc màu da cam…).
2. Tính chất của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
– Biến đổi cấu trúc NST làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp gen trên đó nên thường gây hại cho sinh vật.
Ví dụ: mất đoạn nhỏ ở đầu NST 21 gây ung thư máu ở người.
– Tuy nhiên, trong thực tiễn người ta vẫn gặp những đột biến cấu trúc NST có lợi.
Ví dụ: ở lúa mạch đột biến lặp đoạn làm tăng hoạt tính enzim phân hủy tinh bột.
3. Một số biện pháp nhằm hạn chế đột biến cấu trúc NST
– Sử dụng hợp lí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
– Có ý thức phòng chống sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học.
– Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
B. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nguyên nhân gây đột biến cấu trúc NST là
A. Do các tác nhân, vật lí, hóa học từ môi trường tác động làm phá vỡ cấu trúc NST
B. Do con người chủ động sử dụng các tác nhân vật lý, hóa học tác động vào cơ thể sinh vật
C. Do quá trình giao phối ở các sinh vật sinh sản hữu tính
D. Cả A và B
Xem đáp án
Câu 2: Các dạng đột biến cấu trúc NST được gọi là
A. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn
B. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn
C. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đạo, lặp đoạn
D. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn
Xem đáp án
Câu 3: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi kích thước nhiễm sắc thể nhưng làm thay đổi trình tự các gen trên đó, ít ảnh hưởng đến sức sống?
A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
B. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
Xem đáp án
Câu 4: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác dụng của các tác nhân gây đột biến, dẫn đến:
A. Phá vỡ cấu trúc NST
B. Gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST
C. NST gia tăng số lượng trong tế bào
D. Cả A và B đều đúng
Xem đáp án
Câu 5: Quan sát trường hợp minh họa sau đây và hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào?
ABCDEFGH ABCDEFG
A. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
Xem đáp án
Câu 6: Dạng đột biến nào dưới đây được ứng dụng trong sản xuất rượu bia là
A. Lặp đoạn NST ở lúa mạch làm tăng hoạt tính enzim amilaza thủy phân tinh bột
B. Đảo đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan
C. Lặp đoạn trên NST X của ruồi giấm làm thay đổi hình dạng của mắt
D. Lặp đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan
Xem đáp án
Câu 7: Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng làm cho lượng vật chất di truyền không thay đổi là
A. Đảo đoạn
B. Mất đoạn
C. Lặp đoạn
D. Tất cả các đột biến trên
Xem đáp án
Câu 8: Dạng đột biến cấu trúc NST thường gây hậu quả lớn nhất đó là
A. Đảo đoạn
B. Mất đoạn
C. Lặp đoạn
D. Chuyển đoạn
Xem đáp án
Câu 9: Hoạt tính của enzim amylaza tăng, làm hiệu suất chế tạo mạch nha, kẹo, bia, rượu tăng lên là ứng dụng của loại đột biến nào sau đây
A. Mất đoạn NST
B. Chuyển đoạn trên 1 NST
C. Lặp đoạn NST
D. Chuyển đoạn tương hỗ
Xem đáp án
Câu 10: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác động của các tác nhân gây đột biến, dẫn đến
A. Phá vỡ cấu trúc NST
B. Gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST
C. NST gia tăng số lượng trong tế bào
D. Cả A và B đều đúng
Xem đáp án
Câu 11: Một hội chứng ung thư máu ở người là biểu hiện của một dạng đột biến NSt. Đó là dạng nào?
A. Lặp đoạn
B. Mất đoạn
C. Đảo đoạn
D. Chuyển đoạn
Xem đáp án
Câu 12: Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST là
A. Do NST thường xuyên co xoắn trong phân bào
B. Do tác động của các tác nhân vật lí, hóa học của ngoại cảnh
C. Hiện tượng tự nhân đôi của NST
D. Sự tháo xoắn của NST khi kết thúc phân bào
Xem đáp án
Câu 13: Đột biến NST là
A. sự biến đổi về số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng hay tế bào sinh dục.
B. sự phân li không đồng đều của NST về hai cực tế bào.
C. sự thau đổi liên quan đến một hay một vài đoạn trên NST.
D. những biến đổi về cấu trúc hay số lượng NST.
Xem đáp án
Câu 14: Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào dẫn đến đột biến NST?
1. Sự phá huỷ hoặc không xuất hiện thoi vô sắc trong phân bào.
2. ADN nhân đôi sai ở một điểm nào đó trên NST.
3. Do đứt gãy, đoạn này kết hợp với một NST khác.
4. Sự trao đổi chéo xảy ra ở giảm phân I.
A. 1, 2, 3 và 4.
B. 1 và 3.
C. 1, 3 và 4.
D. 2 và 4.
Xem đáp án
Câu 15: Nhận định nào không đúng khi nói đến đột biến mất đoạn?
A. Xảy ra trong quá trình nguyên phân hoặc giảm phân.
B. Đoạn bị mất có thể ở đầu mút, giữa cánh hoặc mang tâm động.
C. Đoạn bị mất không chứa tâm động sẽ bị thoái hoá.
D. Do một đoạn nào đó của NST bị đứt gãy, không nối lại được.
Xem đáp án
Câu 16: Trong chọn giống, ứng dụng đột biến nào để loại bỏ những gen không mong muốn?
A. Mất 1 cặp nucleotit.
B. Lặp đoạn.
C. Mất đoạn nhỏ.
D. Thêm 1 cặp nucleotit.
Xem đáp án
Câu 17: Ở người, mất đoạn NST số 21 hoặc 22 sẽ mắc bệnh gì?
A. Hồng cầu lưỡi liềm.
B. Bệnh Down.
C. Ung thư máu.
D. Hội chứng Tơcnơ.
Xem đáp án
Xét 3 NST I, II, III, IV
ABCDEF.GHIK → ABCD.GHIK → ABCDBCD.GHIK → DCBABCD.GHIK
I II III IV
Sử dụng dữ liệu trên, trả lời các câu 18 đến 21.
Câu 18: Từ NST I sang NST II là đột biến gì?
A. Đảo đoạn.
B. Mất đoạn.
C. Lặp đoạn.
D. Cả A và B.
Xem đáp án
Câu 19: Từ NST II sang NST III là đột biến gì?
A. Đảo đoạn.
B. Mất đoạn.
C. Lặp đoạn.
D. Cả A và B.
Xem đáp án
Câu 20: Từ NST III sang NST IV là đột biến gì?
A. Đảo đoạn.
B. Mất đoạn.
C. Lặp đoạn.
D. Cả A và B.
Xem đáp án
Câu 21: Từ NST II sang NST IV là đột biến gì?
A. Đảo đoạn.
B. Mất đoạn.
C. Lặp đoạn.
D. Cả A và C.
Xem đáp án
Câu 22: Đặc điểm chung của các đột biến là
A. Xuất hiện ngẫu nhiên, không định hướng, không di truyền được.
B. Xuất hiện ngẫu nhiên, định hướng, di truyền được.
C. Xuất hiện đồng loạt, định hướng, di truyền được.
D. Xuất hiện đồng loạt, không định hướng, không di truyền được.
Xem đáp án
Chia sẻ