SINH HỌC TẾ BÀO - BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THPT

Chia sẻ

SINH HỌC TẾ BÀO - BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THPT
Phân loại: Bồi Dưỡng HSG
Số trang/slide: 22

TIÊU THỂ (LIZÔXÔM) – PEROXISOMES

I. TIÊU THỂ:

  1. Cấu tạo:
    • Tiêu thể sơ cấp
    • Tiêu thể thứ cấp: Không bào tiêu hóa – Không bào tự thực
  2. Chức năng
    • Hoạt động của tiêu thể sơ cấp
    • Hoạt động của tiêu thể thứ cấp
  3. Bệnh tiêu thể
    • Bệnh bụi phổi
    • Bệnh Tay – Sachs

II. PEROXISOMES:

  1. Cấu tạo
  2. Chức năng:
    • Khử độc
    • Phản ứng ( oxy hoá )

MỤC TIÊU:

  • Nắm được cấu tạo và chức năng của tiêu thể sơ cấp – thứ cấp
  • Nắm được cấu tạo và chức năng của peroxisomes, đồng thời giải thích rõ quá trình khử độc của cơ thể

  A. TIÊU THỂ

            Tiêu thể (lysosom, – lysis = tiêu tan), có thể coi là bào quan tiêu hóa của tế bào. Ðó là những bào quan hình cầu hoặc gần cầu, có màng bao bọc, bên trong chứa đầy các enzym thủy phân và môi trường acid. Mỗi tế bào có thể có đến hàng trăm tiêu thể nằm rải rác trong bào tương. Tiêu thể chia làm 2 loại: tiêu thể sơ cấp (mới hình thành) và tiêu thể thứ cấp (đang tiêu hóa vật thể cần loại bỏ).

I. CẤU TẠO:

  1. Tiêu thể sơ cấp:

−        Tiêu thể sơ cấp là những túi hình cầu mới tách khỏi Trans-Golgi, kích thước khoảng 1 micron, bên trong chứa các enzym thủy phân (hydrolaza). Các enzym này thuộc loại ưa acid (hoạt tính cao nhất khi pH 3 – 5). Môi trường bên trong tiêu thể có pH 4,8  phù hợp cho các enzym này hoạt động để phân hủy các thành phần hóa học khác nhau của vi khuẩn, virus, cũng như bản thân tế bào.

−        Môi trường acid bên trong tiêu thể được duy trì nhờ sự hoạt động liên tục của các bơm H+ trên màng tiêu thể. Màng tiêu thể chỉ có một lớp, xét theo cấu tạo thì bề mặt màng hướng vào trong tiêu thể tương đương với bề mặt màng tế bào hướng ra ngoài tế bào. Trên bề mặt màng hướng vào trong tiêu thể cũng có thành phần glycoprotein và glycolipid. Màng tiêu thể cũng chứa các thụ thể khác nhau, các protein tải và các thành phần khác chưa được biết rõ.

  1. Tiêu thể thứ cấp:

−        Tiêu thể thứ cấp có kích thước lớn hơn tiêu thể sơ cấp. Trong thành phần của nó ngoài các yếu tố đã kể trên, còn có các cơ chất khác nhau. Có 2 loại tiêu thể thứ cấp: không bào tiêu hóa là sự kết hợp của tiêu thể sơ cấp với túi thực bào, do đó bên trong ta có thể thấy các vi sinh vật hoặc xác tế bào vi sinh vật, hoặc các vật thể lạ mà tế bào đã nuốt vào theo cơ chế thực bào. Không bào tự thực tạo thành do sự hòa nhập của tiêu thể với túi tự thực (trong đó chứa các bào quan hay các vật chất hư hỏng không sử dụng nữa của tế bào). Bên trong không bào tự thực có thể thấy các mảnh bào quan còn sót lại. Tiêu thể thứ cấp được gọi là các không bào vì  các vật thể đã bị enzym tiêu hủy và hòa tan tạo thành các khoảng trống thấu quang.

Một số enzym tiêu thể và cơ chất  mà chúng thủy phân

Nhóm enzym Tên enzym Cơ chất
Peptidaza Peptid
Proteaza Collagenaza Collagen
Cathepsin Protein
Nhóm enzym Tên enzym Cơ chất
Lipaza Esteraza

 

Ester acid béo (Triglycerid)
Phospholipaza Phospholipid
Nucleaza Ribonucleaza ARN
Deoxyribonucleaza ADN
Phosphataza acid Phosphomonoester
Enzym Galactozidaza Galactozid
thủy Glucozidaza Glycogen
phân glucid Mannozidaza

 

Glycoprotein có gốc Mannoza
Glucuronidaza Mucopolysaccharid
Hyaluronidaza Chondroitinsulphat và hyaluronic acid

Tải xuống để xem tiếp!!

 

 

 

 



Theo dõi Tài Liệu Sinh:

Chia sẻ

Đăng nhập

Đăng ký

Đặt lại mật khẩu

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn, bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo mật khẩu mới qua email.

Xem Sản Phẩm
X

Nếu thấy TaiLieuSinh.com hữu ích, bạn hãy giúp TLS bằng cách xem 1 sản phẩm mà TLS liên kết nha.
Love You 3000!!!


(Chỉ cần xem sản phẩm là bạn đã góp thêm cơ hội cho TLS có thêm kinh phí duy trì website để tiếp tục chia sẻ tài liệu FREE cho các bạn!)