TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT- [Trắc nghiệm Sinh 11 - Chương trình 2018]
Chia sẻ
Mục lục
- TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT- [Trắc nghiệm Sinh 11 – Chương trình 2018]
- Câu 1: Khi nói về tập tính ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
- Xem đáp án
- Câu 2: Khi nói về vai trò tập tính của động vật, phát biểu nào sau đây là sai?
- Xem đáp án
- Câu 3: Khi nói về tập tính bẩm sinh, phát biểu nào sau đây đúng?
- Xem đáp án
- Câu 4: Khi nói về tập tính học được, phát biểu nào sau đây đúng?
- Xem đáp án
- Câu 5: Tập tính ở động vật được có thể được chia thành
- Xem đáp án
- Câu 6: Tập tính nào sau đây có vai trò quan trọng hàng đầu với sự sinh tồn của động vật?
- Xem đáp án
- Câu 7: Tập tính nào sau đây phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao?
- Xem đáp án
- Câu 8: Khi nói về pheromone ở động vật, phát biểu nào sau đây là đúng?
- Xem đáp án
- Câu 9: Khi nói về các hình thức học tập ở động vật. Hình thức học tập nào sau đây là đơn giản nhất?
- Xem đáp án
- Câu 10: Hình thức học tập nào sau đây là động vật học bằng cách quan sát và bắt chước hành vi của động vật khác?
- Xem đáp án
- Câu 11: Cơ sở giải thích tại sao học tập có thể đưa đến hình thành tập tính mới và khi cần thiết có thể thay đổi tập tính đáp ứng với những thay đổi của môi trường sống?
- Xem đáp án
- Câu 12: Khi nói về tập tính ở động vật. Theo lí thuyết, tập tính nào sau đây không phản ánh mối quan hệ cùng loài?
- Xem đáp án
- Câu 13: Động vật sống trên cạn khi di cư định hướng nhờ
- Xem đáp án
- Câu 14: Chim bồ câu khi di cư định hướng nhờ
- Xem đáp án
- Câu 15: Cá khi di cư định hướng nhờ
- Xem đáp án
- Câu 16: Khi nói về các hình thức học tập ở động vật. In vết khác với các kiểu học tập khác ở điểm nào sau đây?
- Xem đáp án
- Câu 17: Ở động vật có hệ thần kinh. Tùy theo sự tiến hóa của tổ chức thần kinh có các dạng sau:
- Xem đáp án
- Câu 18: Động vật không xương sống có ít tập tính học được. Theo lí thuyết, có bao nhiêu giải thích sau đây đúng?
- Xem đáp án
- Câu 19: Cho một số tập tính ở động vật như sau:
- Xem đáp án
- Câu 20: Khi nói về nguyên nhân dẫn đến tập tính di cư ở động vật. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Xem đáp án
- Câu 21: Con quạ thông minh – Truyện ngụ ngôn của tác giả Jean de La Fontaine, qụa biết cách cho các hòn sỏi vào bình miệng nhỏ để nước trong bình dâng lên và nó có thể uống. Câu chuyện trên thể hiện hình thức học tập gì ở động vật?
- Xem đáp án
- Câu 22: Khi nói về cảm ứng ở sinh vật. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Xem đáp án
- Câu 23: Khi nói về ứng dụng những hiểu biết tập tính của động vật vào đời sống. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Xem đáp án
- Câu 24: Cho các phản xạ sau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phản xạ không điều kiện?
- Xem đáp án
TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT- [Trắc nghiệm Sinh 11 – Chương trình 2018]
Câu 1: Khi nói về tập tính ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Những hành động của động vật trả lời lại các kích thích từ môi trường trong, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.
B. Những hành động của động vật trả lời lại các kích thích từ môi trường trong và ngoài, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.
C. Những hành động của động vật trả lời lại các kích thích từ môi trường ngoài, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.
D. Những hành động của động vật trả lời lại các kích thích, đảm bảo cho động vật tồn tại.
Xem đáp án
Câu 2: Khi nói về vai trò tập tính của động vật, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Đảm bảo cho sự thành công sinh sản. B. Là một cơ chế để cân bằng nội môi.
C. Tăng khả năng sinh tồn. D. Tăng hoặc giảm khả năng sinh tồn.
Xem đáp án
Câu 3: Khi nói về tập tính bẩm sinh, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tập tính sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
B. Tập tính sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, không đặc trưng cho loài.
C. Tập tính sinh ra đã có, không di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
D. Tập tính sinh ra đã có, không di truyền từ bố mẹ, không đặc trưng cho loài.
Xem đáp án
Câu 4: Khi nói về tập tính học được, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tập tính được hình thành do học hỏi từ bố mẹ, di truyền được.
B. Tập tính được hình thành do học hỏi từ bố mẹ, không di truyền được.
C. Tập tính hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, không di truyền được.
D. Tập tính hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, di truyền được.
Xem đáp án
Câu 5: Tập tính ở động vật được có thể được chia thành
A. tập tính bẩm sinh, tập tính hỗn hợp.
B. tập tính học được, tập tính hỗn hợp.
C. tập tính tự nhiên, tập tính nhân tạo và tập tính hỗn hợp.
D. tập tính bẩm sinh, tập tính học được và tập tính hỗn hợp.
Xem đáp án
Câu 6: Tập tính nào sau đây có vai trò quan trọng hàng đầu với sự sinh tồn của động vật?
A. Tập tính di cư. B. Tập tính xã hội.
C. Tập tính kiếm ăn. D. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.
Xem đáp án
Câu 7: Tập tính nào sau đây phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao?
A. Tập tính xã hội. B. Tập tính sinh sản.
C. Tập tính di cư. D. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.
Xem đáp án
Câu 8: Khi nói về pheromone ở động vật, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chất hóa học do động vật sản sinh và giải phóng vào môi trường sống, gây đáp ứng giống nhau giữa các cá thể khác loài.
B. Chất hóa học do động vật sản sinh và giải phóng vào môi trường sống, gây đáp ứng giống nhau giữa các cá thể cùng loài.
C. Chất hóa học do động vật sản sinh và giải phóng vào môi trường sống, gây đáp ứng khác nhau giữa các cá thể khác loài.
D. Chất hóa học do động vật sản sinh và giải phóng vào môi trường sống, gây đáp ứng khác nhau giữa các cá thể cùng loài.
Xem đáp án
Câu 9: Khi nói về các hình thức học tập ở động vật. Hình thức học tập nào sau đây là đơn giản nhất?
A. In vết. B. Quen nhờn. C. Học liên kết. D. Học xã hội.
Xem đáp án
Câu 10: Hình thức học tập nào sau đây là động vật học bằng cách quan sát và bắt chước hành vi của động vật khác?
A. In vết. B. Quen nhờn. C. Học liên kết. D. Học xã hội.
Xem đáp án
Câu 11: Cơ sở giải thích tại sao học tập có thể đưa đến hình thành tập tính mới và khi cần thiết có thể thay đổi tập tính đáp ứng với những thay đổi của môi trường sống?
A. Sự hình thành mối liên hệ thần kinh mới giữa các neuron.
B. Sự hình thành gene mới.
C. Do tiết ra nhiều hormone mới.
D. Do có sự phối hợp giữa các cá thể trong loài.
Xem đáp án
Câu 12: Khi nói về tập tính ở động vật. Theo lí thuyết, tập tính nào sau đây không phản ánh mối quan hệ cùng loài?
A. Tập tính sinh sản. B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.
C. Tập tính kiếm ăn. D. Tập tính di cư.
Xem đáp án
Câu 13: Động vật sống trên cạn khi di cư định hướng nhờ
A. vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình. B. từ trường trái đất.
C. thành phần hóa học của nước. D. hướng dòng nước chảy.
Xem đáp án
Câu 14: Chim bồ câu khi di cư định hướng nhờ
A. vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình. B. từ trường trái đất.
C. thành phần hóa học của nước. D. hướng dòng nước chảy.
Xem đáp án
Câu 15: Cá khi di cư định hướng nhờ
A. vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình.
B. từ trường trái đất.
C. thành phần hóa học của nước.
D. thành phần hóa học của nước và hướng dòng nước chảy.
Xem đáp án
Câu 16: Khi nói về các hình thức học tập ở động vật. In vết khác với các kiểu học tập khác ở điểm nào sau đây?
A. gồm nhiều giai đoạn trung gian. B. có giai đoạn then chốt.
C. chỉ hoàn thiện khi đã trưởng thành. D. giai đoạn phát triển cần nhiều thời hơn.
Xem đáp án
Câu 17: Ở động vật có hệ thần kinh. Tùy theo sự tiến hóa của tổ chức thần kinh có các dạng sau:
I. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch; II. Hệ thần kinh dạng ống; III. Hệ thần kinh dạng lưới.
IV. Hướng tiến hóa của hệ thần kinh từ thấp đến cao là
A. III → I → II. B. II → I → III. C. III → II → I. D. I→ II → III.
Xem đáp án
Câu 18: Động vật không xương sống có ít tập tính học được. Theo lí thuyết, có bao nhiêu giải thích sau đây đúng?
I. Động không xương sống có tuổi thọ ngắn.
II. Động vật không xương sống có hệ thần kinh kém phát triển.
III. Động vật không xương sống sống trong môi trường đơn giản.
IV. Động vật không xương sống không thể hình thành mối liên hệ giữa các neuron.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Xem đáp án
Câu 19: Cho một số tập tính ở động vật như sau:
I. Tò vò đào hố trên mặt đất để làm tổ sinh sản.
II. Khi tham gia giao thông, khi thấy đèn tín hiệu bật xanh thì người điều khiển xe được đi.
III. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
IV. Ve kêu vào mùa hè.
Số lượng tập tính bẩm sinh là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Xem đáp án
Câu 20: Khi nói về nguyên nhân dẫn đến tập tính di cư ở động vật. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nguồn thức ăn khan hiếm. II. Hoạt động sinh sản.
III. Hướng nước chảy. IV. Thời tiết khắc nghiệt.
A.1. B. 2. C. 3. D. 4.
Xem đáp án
Câu 21: Con quạ thông minh – Truyện ngụ ngôn của tác giả Jean de La Fontaine, qụa biết cách cho các hòn sỏi vào bình miệng nhỏ để nước trong bình dâng lên và nó có thể uống. Câu chuyện trên thể hiện hình thức học tập gì ở động vật?
A. In vết. B. Học xã hội.
C. Nhận thức và giải quyết vấn đề. D. Học liên kết.
Xem đáp án
Câu 22: Khi nói về cảm ứng ở sinh vật. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cảm ứng ở thực vật là các vận động diễn ra chậm hơn nhiều so với động vật
II. Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn so với thực vật nhờ có sự điều khiển của hệ thần kinh.
III. Về thực chất, cảm ứng xảy ra ở động vật và thực vật như nhau, vì đều do các hormone điều khiển
IV. Cảm ứng ở động vật và thực vật đều giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Xem đáp án
Câu 23: Khi nói về ứng dụng những hiểu biết tập tính của động vật vào đời sống. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc, thuần dưỡng động vật hoang dã thành những vật nuôi nhưng vẫn giữ được tập tính có lợi của loài ban đầu.
II. Sử dụng pheromone nhân tạo làm chất dẫn dụ giới tính để bắt côn trùng gây hại cây ăn quả.
III. Tăng hiệu quả học tập ở người bằng đa dạng hóa các phương pháp học tập để phù hợp với lứa tuổi, cá thể và nội dung học tập.
IV. Tiêu diệt thiên địch gây hại cây trồng.
A.1. B. 2. C. 3. D. 4.
Xem đáp án
Câu 24: Cho các phản xạ sau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phản xạ không điều kiện?
I. Gà con nghe tiếng gọi “chích chích” thì chạy tới gà mẹ.
II. Bạn An nhìn thấy quả me trong nhà bếp thì tiết nước bọt.
III. Gà con nhìn thấy diều hâu bay trên trời thì chạy và nấp vào cánh gà mẹ.
IV. Bạn Hoa hít phải bụi trong nhà máy sản xuất thì “hắt xì hơi”.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Xem đáp án
Chia sẻ