Tóm tắt lý thuyết Bài 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN - SINH HỌC 12

Chia sẻ

Tóm tắt lý thuyết Bài 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN - SINH HỌC 12 Tóm tắt lý thuyết Bài 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN - SINH HỌC 12
Phân loại: Lý Thuyết

PHẦN 5-CHƯƠNG I – CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

BÀI 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN

I. GEN

Cấu tạo của ADN: đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nucleotit. Nuclêôtit cấu tạo gồm: 1 bazơ nitơ (Ađênin, Timin, Guanin, Xitôxin) 1 đường 5C và 1 phân tử H3PO4

Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá một sản phẩm xác định (chuỗi pôlipeptit hay ARN).

Ví dụ: SGK

II. MÃ DI TRUYỀN

– Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi pôlipeptit. Mã di truyền là mã bộ ba mã hóa trình tự các nucleotit thành các axit amin. Có 64 mã di truyền.

III. QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN

– Thời điểm: diễn ra trong pha S của chu kì tế bào, tại nhân của TB.

– Quá trình nhân đôi ADN ở SVNS:

+ Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN: Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc tái bản (đơn vị TB – hình chữ Y) và để lộ ra 2 mạch khuôn.

+ Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới

  • ADN – pôlimerara xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều 5’ –> 3’ (ngược chiều với mạch làm khuôn). Các nuclêôtit của môi trường nội bào liên kết với mạch làm khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A – T, G – X).
  • Trên mạch khuôn 3’ –> 5’ mạch mới được tổng  liên tục.
  • Trên mạch 5’ –> 3’ mạch mới được tổng hợp gián đoạn tạo nên các đoạn ngắn (đoạn Okazaki), sau đó các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối.

+ Bước 3: Hai phân tử ADN được tạo thành: Các mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn xoắn đến đó –> tạo thành phân tử ADN con, trong đó một mạch mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN ban đầu

– Nguyên tắc: bổ sung A = T; G X và bán bảo tồn (giữ lại 1 nữa cấu trúc của mạch gốc).

– Thành phần tham gia:

+ ADN mạch khuôn.

+ Các nucleotit tự do trong môi trường nội bào.

+ Các enzim liên quan:

  • Enzym tháo xoắn.
  • AND polimeraza: tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ –> 3’
  • ARN polimeraza: tổng hợp đoạn mồi (đoạn axit nucleic khởi đầu cho nhân đôi ADN)
  • Ligaza: nối các đoạn Okazaki.

– Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực về cơ bản giống với SVNS nhưng có một số khác biệt cơ bản:
+ Ở sinh vật nhân thực, ADN có kích thước lớn nên sự nhân đôi xảy ra ở nhiều điểm tạo nên nhiều đơn vị nhân đôi (hay còn gọi là đơn vị tái bản).
+ Hệ enzym tham gia phức tạp hơn.

– Kết quả: tạo ra 2 ADN mới giống nhau và giống ADN khuôn ban đầu.

– Ý nghĩa:

+ Chuẩn bị nguyên liệu cho quá trình nhân đôi ADN, chuẩn bị cho phân bào.

+ Đảm bảo tính ổn định về VLDT giữa các thế hệ TB.

MỘT SỐ CÔNG THỨC LIÊN QUAN

N = A + T + G + X = 2A + 2G, do A = T, G = X

à A + G = 50%

L = N/2 x 3,4 Å (1mm = 10-3 µm = 10-6 nm = 10-7 Å)

M = N x 300 đvC

Chu kì xoắn C = N/20

Số liên kết H = 2A + 3G

Số liên kết hóa trị HT = N-2

Số ADN môi trường cấp nguyên liệu: 2k – 2

 

 

 

 

 



Theo dõi Tài Liệu Sinh:

Chia sẻ

Đăng nhập

Đăng ký

Đặt lại mật khẩu

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn, bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo mật khẩu mới qua email.

Xem Sản Phẩm
X

Nếu thấy TaiLieuSinh.com hữu ích, bạn hãy giúp TLS bằng cách xem 1 sản phẩm mà TLS liên kết nha.
Love You 3000!!!


(Chỉ cần xem sản phẩm là bạn đã góp thêm cơ hội cho TLS có thêm kinh phí duy trì website để tiếp tục chia sẻ tài liệu FREE cho các bạn!)