Tóm tắt lý thuyết Bài 4 - CACBOHIĐRAT VÀ LIPIT - Sinh 10
Chia sẻ
Bài 4 – CACBOHIĐRAT VÀ LIPIT
I. CACBOHYĐRAT: (ĐƯỜNG)
- Cấu tạo chung:
- Hợp chất hữu cơ chứa 3 nguyên tố: C, H, O.
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân: glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ.
- Các loại cacbonhydrat.a
a. Đường đơn: (monosaccarit)
- Gồm các loại đường có từ 3-7 nguyên tử C.
- Phổ biến là đường 5 C (Ribôzơ, đeôxyribôzơ) và đường 6 C (Glucôzơ, Fructôzơ, Galactôzơ).
b. Đường đôi: (Disaccarit)
- Gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glucôzit.
- Mantôzơ (đường mạch nha) gồm 2 phân tử Glucôzơ, Saccarôzơ (đường mía) gồm 1 phân tử Glucôzơ và 1 phân tử Fructôzơ, Lactôzơ (đường sữa) gồm 1 phân tử glucôzơ và 1 phân tử galactôzơ.
c. Đường đa: (polisaccarit)
- Gồm nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glucôzit.
- Glicôgen, tinh bột, xenlulôzơ, kitin…
2. Chức năng của Cacbohyđrat:
- Là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào.
- Tham gia cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể…
ĐƯỜNG ĐƠN | ĐƯỜNG ĐÔI | ĐƯỜNG ĐA | |
Chức năng | – Tham gia vào hô hấp cung cấp năng lượng.
– Tham gia cấu tạo ADN, ARN. – Là nguyên liệu cấu tạo nên đường đôi và đường đa. |
– Dự trữ C và năng lượng.
– Saccarozo là loại đường vận chuyển trong cây. |
– Vai trò cấu trúc, dự trữ C và năng lượng.
+ Glicôgen dự trữ ở động vật. + Tinh bột dự trữ ở thực vật. + Xenlulôzơ cấu tạo thành tế bào thực vật. + Kitin cấu tạo thành tế bào nấm, lớp vỏ ngoài của động vật không xương sống. |
II. LIPIT: (CHẤT BÉO)
MỠ | PHÔTPHOLIPIT | STÊRÔIT | SẮC TỐ VÀ VITAMIN | |
CẤU TẠO | Gồm 1 phân tử glixêrôl liên kết với 3 axit béo (16 -18nguyên tử C).
– Axit béo no: có trong mỡ ĐV. – Axit béo không no: có trong TV, 1 số loài cá. |
Gồm 1 phân tử glixêrôl liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat. | Chứa các nguyên tử kết vòng. | Vitamin là phân tử hữu cơ nhỏ.
Sắc tố Carôtenoit |
CHỨC NĂNG | Dự trữ năng lượng cho tế bào. | Tạo nên các loại màng tế bào. | Cấu tạo nên màng sinh chất và 1 số hoocmôn. | Điều hòa các hoạt động sống của cơ thể |
Chia sẻ