TÓM TẮT LÝ THUYẾT - BÀI 4- ĐỘT BIẾN GEN - SINH 12

Chia sẻ

TÓM TẮT LÝ THUYẾT - BÀI 4- ĐỘT BIẾN GEN - SINH 12
Phân loại: Lý Thuyết

BÀI 4: ĐỘT BIẾN GEN

I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN GEN

  1. Khái niệm

– Đột biến gen là những biến đổi xảy ra trong cấu trúc của gen.

– Đột biến gen có thể xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.

– Những biến đổi liên quan đến một cặp nucleotit gọi là đột biến điểm (thêm, mất, thay thế cặp nu).

– Tần số đột biến trong tự nhiên thấp, chỉ khoảng 10-6 – 10-4. Tần số đột biến có thể thay đổi tùy thuộc vào các tác nhân đột biến.

– Tác nhân đột biến:

– Thể đột biến là những cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện ra kiểu hình.

  1. Các dạng đột biến gen

a. Đột biến thay thế: một cặp nuclêôtit riêng lẻ trên ADN được thay thế bằng một cặp nuclêôtit khác.

Hậu quả:

– Đột biến thay thế không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng thay đổi số liên kết hidro (cũng có thể không đổi khi thay thế A – T bằng T – A), tỉ lệ nuclêôtit.

– Có thể làm thay đổi trình tự aa trong protein à làm thay đổi chức năng protein.

b. Đột biến thêm hay mất một cặp nuclêôtit.

Đột biến dạng mất hoặc thêm một cặp nu làm ảnh hưởng đến toàn bộ các bộ 3 từ vị trí bị đột biến trở về sau do khung đọc các bộ 3 bị dịch chuyển nên gọi là đột biến dịch khung.

Hậu quả: Đột biến thêm, mất sẽ làm thay đổi trình tự aa trong chuỗi polipeptit à thay đổi chức năng protein.

II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ PHÁT SINH ĐỘT BIẾN GEN

  1. Nguyên nhân:

– Sai sót ngẫu nhiên trong phân tử ADN do rối loạn sinh lí, hóa sinh của tế bào.

– Tác động của các tác nhân vật lí, hoá học, sinh học làm biến đổi cấu trúc của gen dẫn đến đột biến.

  1. Cơ chế phát sinh đột biến gen

a. Sự kết cặp không đúng trong tái bản ADN: các bazơ nitơ tồn tại dạng thường và dạng hiếm, dạng hiếm có vị trí liên kết hidro thay đổi làm cho chúng kết cặp không đúng trong tái bản dẫn đến phát sinh đột biến gen.

– Đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân liều lượng, cường độ và đặc điểm cấu trúc của gen.

b. Tác động của các tác nhân gây đột biến:

– Tác nhân vật lí: tia tử ngoại (tạo ra 2 phân tử timin trên cùng 1 mạch ADN → đột biến gen)

– Tác nhân hóa học: chất 5-brom uraxin (5BU) là chất đồng đẳng của timin gây biến đổi thay thế A-T → G-X.

– Tác nhân sinh học: Virus viêm gan siêu vi B, virus Herpes …→ đột biến gen.

III. HẬU QUẢ VÀ VAI TRÒ CỦA ĐỘT BIẾN GEN. 

Hậu quả của đột biến gen là làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp protein nên đa số đột biến gen là có hại, làm giảm sức sống của cơ thể. Một số đột biến tạo ra cơ thể có sức sống tốt hơn và có khả năng chống chịu, một số là trung tính.

Mức độ gây hại của ĐB phụ thuộc vào đk môi trường cũng như tổ hợp gen.

* Ý nghĩa của đột biến gen.

– Đối với tiến hoá: xuất hiện các alen mới cung cấp cho tiến hoá, chỉ có đột biến gen mới có thể tạo ra alen mới quy định kiểu hình mới, chưa từng có.  Đột biến là nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa.

– Đối với chọn giống: cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo giống.

 



Theo dõi Tài Liệu Sinh:

Chia sẻ

Đăng nhập

Đăng ký

Đặt lại mật khẩu

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn, bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo mật khẩu mới qua email.

Xem Sản Phẩm
X

Nếu thấy TaiLieuSinh.com hữu ích, bạn hãy giúp TLS bằng cách xem 1 sản phẩm mà TLS liên kết nha.
Love You 3000!!!


(Chỉ cần xem sản phẩm là bạn đã góp thêm cơ hội cho TLS có thêm kinh phí duy trì website để tiếp tục chia sẻ tài liệu FREE cho các bạn!)