Tóm tắt lý thuyết Bài 7 - TẾ BÀO NHÂN SƠ - Sinh 10
Chia sẻ
Phân loại: Lý Thuyết
Bài 7 – TẾ BÀO NHÂN SƠ
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TẾ BÀO NHÂN SƠ
-
- Kích thước nhỏ (= 1/10 tế bào nhân thực) Có thành tế bào là peptiđôglican
- Tế bào chất: Không có: Khung tế bào, hệ thống nội màng, bào quan có màng. Chỉ có Ribôxôm 70S
- Nhân: Chưa có màng nhân, vật chất di truyền là một phân tử ADN dạng vòng.
II. CẤU TẠO TẾ BÀO NHÂN SƠ.
- Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi.
- Thành tế bào:
- Thành tế bào là Peptiđôglican
- Vai trò: Quy định hình dạng tế bào
PHÂN LOẠI VI KHUẨN:
Dựa vào cấu tạo thành tế bào người ta chia thành 2 loại vi khuẩn
- Vi khuẩn gram+ (Thành tế bào dày, có màu tím khi nhuộm)
- Vi khuẩn gram- (Thành tế bào mỏng, có màu đỏ khi nhuộm)
Dùng kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh
- Màng sinh chất:
- Cấu tạo từ 2 lớp photpholipit và Prôtêin
- Vai trò: Bảo vệ tế bào
- Vỏ nhày (ở 1 số vi khuẩn):
- Bảo vệ vi khuẩn → Ít bị bạch cầu tiêu diệt
- Lông và roi
- Lông (Nhung mao): Giúp vi khuẩn bám vào tế bào chủ
- Roi (tiên mao): Giúp vi khuẩn di chuyển
- Tế bào chất:
- Nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân
- Không có: Khung tế bào, hệ thống nội màng, bào quan có màng, chỉ có Ribôxôm
- 1 số vi khuẩn có plasmit (là ADN dạng vòng nhỏ nằm trong tế bào chất của vi khuẩn)
- Vùng nhân:
- Chưa có màng nhân
- Vật chất di truyền là 1 phân tử ADN dạng vòng
- Chức năng: mang thông tin di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Theo dõi Tài Liệu Sinh:Facebook
Chia sẻ