Tóm tắt lý thuyết Bài 8 - TẾ BÀO NHÂN THỰC - Sinh 10
Chia sẻ
Phân loại: Lý Thuyết
Bài 8 – TẾ BÀO NHÂN THỰC
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TẾ BÀO NHÂN THỰC
- Có kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ
- Có thành tế bào bằng Xenlulôzơ (Ở tế bào thực vật), hoặc kitin (ở tế bào nấm) hoặc có chất nền ngoại bào (ở tế bào động vật)
- Tế bào chất: Có khung tế bào, hệ thống nội màng và các bào quan có màng
- Nhân: Có màng nhân. ADN dạng chuổi xoắn kép.
II. CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO NHÂN THỰC
- Nhân tế bào
Cấu tạo
-
- Thường có dạng hình cầu, đường kính khoảng 5 μm, màng kép.
- Dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (ADN và prôtêin) và nhân con.
- Trên màng nhân có nhiều lỗ nhỏ.
Chức năng.
-
-
- Lưu trữ thông tin di truyền.
- Quy định các đặc điểm của tế bào.
- Điều khiển các hoạt động sống của tế bào.
-
- Lưới nội chất:
Cấu tạo.
-
- Là 1 hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau gồm lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt (có đính các hạt ribôxôm)
Chức năng.
-
- Là nơi tổng hợp prôtêin (lưới nội chất hạt)
- Tham gia vào quá trình tổng hợp lipit, chuyển hoá đường và phân huỷ chất độc hại của tế bào. (lưới nội chất trơn)
cơ thể (lưới nội chất trơn).
- Ribôxôm.
Cấu tạo:
-
- Ribôxôm là bào quan không có màng.
- Cấu tạo từ: rARN và prôtêin, gồm 1 tiều phần lớn (60S) kết hợp với 1 tiểu phần nhỏ (40S) tạo riboxom 80S.
Chức năng:
-
- Là nơi tổng hợp prôtêin.
- Bộ máy Gôngi:
Cấu tạo:
- Có dạng các túi dẹp xếp cạnh nhau nhưng cái nọ tách biệt với cái kia.
Chức năng
- Giữ chức năng lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào.
Theo dõi Tài Liệu Sinh:Facebook
Chia sẻ