Trắc nghiệm tổng hợp Sinh 11 - Tiêu hóa + Hô hấp + Tuần hoàn + Cảm ứng Phần 1

Chia sẻ

Trắc nghiệm tổng hợp Sinh 11 - Tiêu hóa + Hô hấp + Tuần hoàn + Cảm ứng Phần 1
Phân loại: Trắc Nghiệm

Mục lục

Trắc nghiệm tổng hợp Sinh 11 – Tiêu hóa + Hô hấp + Tuần hoàn + Cảm ứng – Phần 1

1/ Động vật nào sau đây có hình thức tiêu hóa nội bào?

A.Động vật đơn bào.                               B. Động vật không xương sống bậc thấp.

C. Động vật có xương sống.                   D. Động vật đơn bào và không xương sống bậc thấp.

Xem đáp án

Đáp án: A

2/ Trước khi nhai lại, thức ăn của động vật nhai lại chứa ở

A. Dạ cỏ.             B. Dạ múi khế             C. Dạ lá sách.                        D. Dạ tổ ong.

Xem đáp án

Đáp án: A

3/ Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người diễn ra ở:

A. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.       B. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non.

C. Miệng, dạ dày, ruột non.                                       D. Chỉ diễn ra ở dạ dày.

Xem đáp án

Đáp án: C

4/ Tiêu hóa hóa học chủ yếu diễn ra ở:

A. Ruột non.                B. Khoang miệng                   C. Dạ dày.                  D. Ruột già.

Xem đáp án

Đáp án: A

5/ Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người không diễn ra ở:

A. Ruột già.                 B. Miệng                                 C. Dạ dày.                  D. Ruột non.

Xem đáp án

Đáp án: A

6/ Trong dạ dày cơ của chim có tìm thấy cả những viên sỏi, điều này được giải thích:

A. Sỏi có hình dạng giống các loại hạt, chim ăn nhầm.

B. Sỏi là một trong các nguồn bổ sung chất khoáng cho chim

C. Dạ dày cơ của chim rất khỏe, có thể nghiền nát cả sỏi.

D. Chim nuốt các hạt sỏi vào để tăng hiệu quả nghiền hạt

Xem đáp án

Đáp án: D

7/ Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người không diễn ra ở:

A. Miệng                          B. Dạ dày.                      C. Thực quản                        D. Ruột non.

Xem đáp án

Đáp án: C

8/ Các bộ phận trong ống tiêu hóa của người diễn ra cả tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học là:

A. Dạ dày, ruột non, ruột già.                                 B. Thực quản, dạ dày, ruột non.

C. Miệng, thực quản, dạ dày.                                 D. Miệng, dạ dày, ruột non.

Xem đáp án

Đáp án: D

9/ Mỗi ngày, cơ thể người trưởng thành mất khoảng bao nhiêu lit nước?

A. 1 L.                                                                       B. 1,5 – 2 L.

C. 2 – 3 L.                                                                  D. 2,5 – 3 L.

Xem đáp án

Đáp án: B

10/ Cơ thể người cần được cung cấp đầy đủ mấy nhóm chất dinh dưỡng?

A. 4.                                     B. 5.                                 C. 6.                              D. 7.

Xem đáp án

Đáp án: C

11/ Chất nào sau đây không được hấp thụ ở ruột non?

A. Amino acid.                      B. Glycerol.                      C. Tinh bột.                    D. Vitamin.

Xem đáp án

Đáp án: C

12/ Tại sao người bị phẫu thuật cắt 2/3 dạ dày, vẫn xảy ra quá trình biến đổi thức ăn?

A. Vì ruột chứa hai loại dịch tiêu hóa quan trọng là dịch tụy và dịch ruột

B. Vì ruột là cơ quan tiêu hóa chủ yếu

C. Vì dịch dạ dày có đầy đủ enzim tiêu hóa thức ăn.

D. Vì dịch tụy và dịch ruột có đầy đủ các enzim mạnh để tiêu hóa gluxit, lipit, và prôtit

Xem đáp án

Đáp án: D

13/  Trong ống tiêu hóa của động vật nhai lại, thành xenlulôzơ của tế bào thực vật:

A. Không được tiêu hóa nhưng được phá vỡ ra nhờ co bóp mạnh của dạ dày.

B. Được nước bọt thủy phân thành các thành phần đơn giản.

C. Được tiêu hóa nhờ vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng và dạ dày.

D. Được tiêu hóa nhờ các enzim tiết ra từ ống tiêu hóa.

Xem đáp án

Đáp án: C

14/ Dịch mật được sản xuất ở đâu?

A. Ruột non.

B. Tụy.

C. Gan.

D. Dạ dày.

Xem đáp án

Đáp án: C

15/ Trong các phát biểu sau đây về đặc điểm tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa:

I/ Chỉ gặp ở một số ít động vật có xương sống và đa số động vật không xương sống.

II/ Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ hoạt động tiêu hóa cơ học và hóa học.

III/ Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non là những bộ phận tiêu hóa cơ học và hóa học.

IV/ Một số động vật có diều giúp dự trữ và làm ướt, làm mềm thức ăn.

V/ Thú ăn thực vật đều có dạ dày bốn ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế

Số phát biểu đúng là:

A. 2                                B. 3                                             C. 4                                         D.5

Xem đáp án

Đáp án: A – II, IV 

16/ Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của chim là:

A. miệng -> thực quản -> diều  -> dạ dày cơ  -> dạ dày tuyến  -> ruột  -> hậu môn

B. miệng -> thực quản -> dạ dày tuyến  -> dạ dày cơ  -> diều  -> ruột  -> hậu môn

C. miệng -> thực quản -> dạ dày cơ  -> dạ dày tuyến  -> diều  -> ruột  -> hậu môn

D. miệng -> thực quản -> diều  -> dạ dày tuyến  -> dạ dày cơ  -> ruột  -> hậu môn

Xem đáp án

Đáp án: D

17/ Hệ tiêu hóa gồm:

I/ Ống tiêu hóa

II/ Gan

III/ Thận

IV/ Tụy

V/ Tuyến nước bọt

Đáp án đúng là:

A. I, II, III, V.                       B. I, II, III, IV.                          C. I, II, IV, V                      D. I, III, V

Xem đáp án

Đáp án: C

18/ Động vật nào sau đây có kiểu ăn lọc?

A. Hàu, sò                   B. Cua, cá.            C. Chim sáo, thú mỏ vịt.         D. Thằn lằn, đại bàng.

Xem đáp án

Đáp án: A

19/ Loài nào sau đây có hình thức tiêu hóa khác các loài còn lại?

A. Bọt biển.          B. Thủy tức.      C. Châu chấu.         D. Giun đất.

Xem đáp án

Đáp án: A

20/ Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ có tác dụng gì?

A. Làm tăng nhu động ruột.

B. Làm tăng bề mặt hấp thụ.

C. Tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hoá hoá học.

D. Tạo điều kiện cho tiêu hoá cơ học.

Xem đáp án

Đáp án: B

21/ Khi thở ra, các hoạt động của cơ hô hấp theo trình tự thế nào?

A. Cơ liên sườn và cơ hoành co –> lồng ngực tăng thể tích –> .không khí đi ra.

B. Cơ liên sườn và cơ hoành dãn –> lồng ngực giảm tích –> .không khí đi ra.

C. Cơ liên sườn và cơ hoành co –> lồng ngực tăng tích –> .không khí đi ra.

D. Cơ liên sườn và cơ hoành dãn –> lồng ngực tăng thể tích -> .không khí đi ra.

Xem đáp án

Đáp án: B

22/   Vì sao mang cá có diện tích trao đổi khí lớn?

A. Vì mang có kích thước lớn.

B. Vì có nhiều cung mang.

C. Vì mang có nhiều cung mang và mỗi cung mang gồm nhiều phiến mang.

D. Vì mang có khả năng mở rộng.

Xem đáp án

Đáp án: C

23/ Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào sau đây trao đổi khí hiệu quả nhất?

A. Phổi của động vật có vú.                                 B. Phổi và da của ếch nhái.

C. Phổi của bò sát.                                              D. Da của giun đất.

Xem đáp án

Đáp án: A

24/    Hô hấp bằng hệ thống ống khí diễn ra chủ yếu ở:

A. Côn trùng. B. Bò sát. C. Ruột khoang.        D. Thân mềm.

Xem đáp án

Đáp án: A

25/ Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát, lưỡng cư?

A. Vì phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn.

B. Vì phổi thú có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn.

C. Vì phổi thú có kích thước lớn hơn.

D. Vì phổi thú có khối lượng lớn hơn.

Xem đáp án

Đáp án: B

26/ Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng thực hiện được nhờ:

A. Sự co dãn của phần bụng.                                                                   B. Sự di chuyển của chân.

C.  Sự nhu động của hệ tiêu hoá.                                                             D. Vận động của cánh.

Xem đáp án

Đáp án: A

27/ Các phát biểu sau đây nói về hô hấp ở động vật, hãy cho biết phát biểu nào đúng?

I/ Ở côn trùng, hệ thống dẫn khí trực tiếp đến từng tế bào.

II/ Mang là cơ quan hô hấp thích nghi với môi trường nước của cá, thân mềm và các loài chân khớp.

III/ Ở pha thở vào, miệng mở và diềm nắp mang cũng mở tạo áp suất nước đi vào miệng.

IV/ Ếch là loài động vật trao đổi khí hiệu quả nhất ở trên cạn.

V/ Tất cả các loài thú đều hô hấp bằng phổi, kể cả thú sống dưới nước.

Đáp án:

A. I, II, IV                                B. I, III, V                                          C. I, II, V                                 D. II, IV, V

Xem đáp án

Đáp án: C

28/ Các phát biểu sau đây nói về hô hấp ở động vật, hãy cho biết phát biểu nào không đúng?

A. Ở động vật hô hấp bao gồm 5 giai đoạn.

B. Bề mặt trao đổi khí phải rộng, mỏng, khô ráo và có nhiều mao mạch máu, và sự lưu thông khí.

C. Dòng máu chảy trong mang và dòng máu chảy qua mang song song và ngược chiều nhau.

D. Lưỡng cư sống cả ở trên cạn và dưới nước do đó chúng vừa trao đổi khí qua da vừa trao đổi khí qua phổi.

Xem đáp án

Đáp án: B

29/ Đặc điểm của bề mặt trao đổi khí là:

A. Rộng rãi, khô thoáng.

B. Có nhiều mao mạch bao quanh.

C. Cân bằng về nồng độ CO2 và O2.

D. Dày, không thấm đối với CO2 và O2.

Xem đáp án

Đáp án: B

30/ Hô hấp ngoài ở động vật là

A. Phân giải glucozo cung cấp năng lượng cho tế bào.

B. Sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường.

C. Sự vận chuyển khí từ phổi đến tế bào.

D. Sự hấp thụ CO2 và thải O2 ra ngoài.

Xem đáp án

Đáp án: B

 



Theo dõi Tài Liệu Sinh:

Chia sẻ

Đăng nhập

Đăng ký

Đặt lại mật khẩu

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn, bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo mật khẩu mới qua email.

Xem Sản Phẩm
X

Nếu thấy TaiLieuSinh.com hữu ích, bạn hãy giúp TLS bằng cách xem 1 sản phẩm mà TLS liên kết nha.
Love You 3000!!!


(Chỉ cần xem sản phẩm là bạn đã góp thêm cơ hội cho TLS có thêm kinh phí duy trì website để tiếp tục chia sẻ tài liệu FREE cho các bạn!)