Trắc nghiệm tổng hợp Sinh 11 - Tiêu hóa + Hô hấp + Tuần hoàn + Cảm ứng Phần 3

Chia sẻ

Trắc nghiệm tổng hợp Sinh 11 - Tiêu hóa + Hô hấp + Tuần hoàn + Cảm ứng Phần 3
Phân loại: Trắc Nghiệm

Mục lục

Trắc nghiệm tổng hợp Sinh 11 – Tiêu hóa + Hô hấp + Tuần hoàn + Cảm ứng Phần 3

61/  Tại sao người mắc bệnh xơ vữa thành mạch lại thường bị cao huyết áp?

A. Có nhịp tim nhanh nên bị cao huyết áp.

B. Vì khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém dễ gây thiếu máu nên thường bị cao huyết áp.

C. Tạo ra sức cản của thành mạch đối với tốc độ dòng chảy của máu cao.

D. Có lực co bóp của tim mạnh nên bị cao huyết áp

Xem đáp án

Đáp án: C

62/  Chứng huyết áp cao biểu hiện khi:

A. Huyết áp cực đại lớn quá 150mmHg và kéo dài.

B. Huyết áp cực đại lớn quá 160mmHg và kéo dài.

C. Huyết áp cực đại lớn quá 140mmHg và kéo dài.

D. Huyết áp cực đại lớn quá 130mmHg và kéo dài.

Xem đáp án

Đáp án: C

63/  Cân bằng nội môi có vai trò quan trọng đối với cơ thể vì:

A. Chỉ có cân bằng nội môi mới giúp cho số lượng cá thể ngày càng nhiều.

B. Chỉ có cân bằng nội môi mới giúp cho cơ thể sinh vật phát triển hoàn thiện.

C. Khi các điều kiện lí hóa của môi trường biến động và không duy trì được sự ổn định sẽ gây nên sự thay đổi hoặc rối loạn hoạt động của các tế bào – cơ quan, có thể gây tử vong.

D. Chỉ có cân bằng nội môi mới duy trì môi trường trong ổn định.

Xem đáp án

Đáp án: C

 64/  Khi ăn thức ăn quá mặn ta có cảm giác khát nước vì:

A. Cơ thể tăng cường tiết mồ hôi để thải bớt muối

B. Nồng độ Na+ trong dịch ngoại bào tăng nên nước không thấm trở lại máu làm tăng áp suất thẩm thấu máu.

C. Thận bài tiết nhiều Na+cùng với nước tiểu

D. Nồng độ Na+ trong máu tăng kích thích vùng dưới đồi

Xem đáp án

Đáp án: B

65/ Cân bằng nội môi là gì?

A. Sự ổn định về các điều kiện lí hóa của môi trường trong (máu, bạch huyết, dịch mô) đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.

B. Là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.

C. Là duy trì sự ổn định giữa môi trường trong và môi trường ngoài cơ thể.

D. Các tế bào, các cơ quan của cơ thể chỉ có thể hoạt động bình thường khi các điều kiện lý hóa của môi trường trong được ổn định.

Xem đáp án

Đáp án: B

66/ Độ pH của nội môi được cân bằng ổn định nhờ các loại hệ đệm nào?

I. Hệ đệm bicacbonat II.Hệ đệm photphat

III. Hệ đệm sunfonat            IV. Hệ đệm prôtêin

A. I, II, III, IV                              B. I, II, IV                               C. I, IV                        D. I, III, IV

Xem đáp án

Đáp án: B

67/  Cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu của máu chủ yếu dựa vào:

A. Điều hòa hấp thụ nước và Na+ ở thận.      B. Điều hòa hấp thụ K+ và Na+ ở thận.

C. Điều hòa hấp thụ K+ ở thận.                      D. Tái hấp thụ nước ở ruột già.

Xem đáp án

Đáp án: A

68/ Hoạt động nào của Insulin có tác dụng làm giảm đường huyết?

A. Tăng biến đổi mỡ thành đường.

B. Chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ

C. Chuyển glicôgen thành glucôzơ đưa vào máu

D. Chuyển hóa glucôzơ thành glicogen đưa vào máu.

Xem đáp án

Đáp án: B

 69/   Khi nồng độ glucôzơ trong máu vượt quá 1,2 gam/lít, cơ thể người sẽ điều chỉnh bằng cách:

A. Tiết insulin để kích thích chuyển hoá glicôgen thành glucôzơ

B. Tiết hooc môn glucagon để chuyển hoá glucôzơ thành glicôgen

C. Tiết insulin để kích thích chuyển hoá glucôzơ thành glicôgen

D. Bài xuất glucôzơ qua nước tiểu

Xem đáp án

Đáp án: C

 70/ Khi huyết áp giảm, trung khu điều hoà tim mạch ở hành tuỷ sẽ phát lệnh làm:

A. Tăng nhịp đập và lực co bóp của tim, đồng thời dãn mạch

B. Giảm nhịp đập và lực co bóp của tim, đồng thời co mạch

C. Giảm nhịp tim và dãn mạch

D. Tăng nhịp đập và lực co bóp của tim, đồng thời co mạch

Xem đáp án

Đáp án: D

 71/  Hiện tượng nào sau đây không phải là cân bằng nội môi? 

A. Khát nước, tìm ngay nước uống                     B. Vừa chạy mệt xong, thở mạnh và gấp.

C. Trời nóng, toát mồ hôi                                     D. Giẫm phải gai lập tức nhấc chân lên

Xem đáp án

Đáp án: D

72/ Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi liên hệ ngược là:

A. Sự thay đổi về điều kiện lý hoá ở môi trường trong sau khi được điều chỉnh tác động ngược đến bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin.

B. Sự thay đổi về điều kiện lý hoá ở môi trường trong trước khi được điều chỉnh tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.

C. Sự thay đổi về điều kiện lý hoá ở môi trường trong sau khi được điều chỉnh tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.

D. Sự thay đổi về điều kiện lý hoá ở môi trường trong trước khi được điều chỉnh tác động ngược đến bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin.

Xem đáp án

Đáp án: C

73/ Cơ chế duy trì cân bằng nội môi diễn ra theo trật tự nào?

A. Bộ phận tiếp nhận kích thích à Bộ phận điều khiển à Bộ phận thực hiện à Bộ phận tiếp nhận kích thích.

B. Bộ phận điều khiển à Bộ phận tiếp nhận kích thích à Bộ phận thực hiện à Bộ phận tiếp nhận kích thích.

C. Bộ phận tiếp nhận kích thích à Bộ phận thực hiện à Bộ phận điều khiển à Bộ phận tiếp nhận kích thích.

D. Bộ phận thực hiện à Bộ phận tiếp nhận kích thích à Bộ phận điều khiển à Bộ phận tiếp nhận kích thích.

Xem đáp án

Đáp án: A

74/ Sau khi tập thể dục, cơ thể đổ nhiều mồ hôi, điều gì sẽ xảy ra?

A. Thận tăng thải nước do áp suất thẩm thấu trong máu tăng.

B. Thận tăng thải nước do áp suất thẩm thấu trong máu giảm.

C. Thận tăng tái hấp thu nước về máu do áp suất thẩm thấu trong máu tăng.

D. Thận tăng tái hấp thu nước về máu do áp suất thẩm thấu trong máu giảm.

Xem đáp án

Đáp án: C

75/ Một người không ăn uống gì, sau khi đi xét nghiệm máu, bác sĩ thông báo lượng hoocmon glucagon cao, insulin thấp. Điều nào sau đây phù hợp với tình huống trên?

A. Người này bị bệnh tiểu đường do thiếu hụt insulin.

B. Người này bị bệnh rối loạn chuyển hóa đường.

C. Người này không bị bệnh, do không ăn nên glucagon cao giúp phân giải glicogen.

D. Người này có thể bị bệnh về gan hay tụy do mất cân bằng lượng insulin và glucagon.

Xem đáp án

Đáp án: C

76/ Điều nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi?

A. Hệ đệm nhanh nhất trong máu là hệ đệm proteinat.

B. pH ở máu người bằng khoảng 7,35 – 7, 45.

C. Phổi và thận có thể tham gia điều hòa pH nội môi.

D. Hệ đệm là hệ có khả năng lấy đi H+ hay OH giúp duy trì pH ổn định.

Xem đáp án

Đáp án: A

77/ Các phát biểu sau đây nói về vai trò của gan và thận trong cân bằng áp suất thẩm thấu? Số phát biểu đúng là?

I/ Người bị bệnh về thận dễ bị phù nề do nước bị ứ đọng trong cơ thể.

II/ Khi áp suất thẩm thấu tăng cao, vùng dưới đồi gây cảm giác khát.

III/ Thận thải các chất thải (ure, creatin…) giúp duy trì áp suất thẩm thấu.

IV/ Xa bữa ăn hoocmon insulin tăng, sau khi ăn hoocmon glucagon tăng.

V/ Gan điều hòa áp suất thẩm thấu bằng cách điều hòa lượng glucozo trong máu.

A. 2                                       B. 3                                         C. 4                             D. 5

Xem đáp án

Đáp án: C

78/ Máu người pH của máu ổn định là:

A. pH = 4,5 -> 5             B. pH = 4,5  -> 5                   C. 7,35 -> 7,45          D. pH = 5,5  -> 6,5

Xem đáp án

Đáp án: C

 79/ Trong các hệ đệm sau, hệ đệm nào có tốc độ cân bằng pH nội môi nhanh nhất?

A. H2CO3/NaHCO3                   B. NaH2PO4/NaHPO4                C. Protein       D. H2CO3/ NaH2PO4

Xem đáp án

Đáp án: A

80/ Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng:

A. tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.

B. quyết định hoạt động của các cơ quan thông qua tín hiệu gửi đi.

C. tăng hay giảm hoạt đông nhằm đưa môi trường trong trở về cân bằng.

D. kích thích ngược trở lại bộ phận tiếp nhận kích thích.

Xem đáp án

Đáp án: B

81/ Trong cân bằng pH nội môi, hệ đệm tối ưu nhất là hệ đệm nào?

A. H2CO3/NaHCO3                 B. NaH2PO4/ NaHPO4             C. Proteinat               D. H2CO3/NaH2PO4

Xem đáp án

Đáp án: C

82/ Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi nào?

A. Điều hoá huyết áp.

B. Cơ chế duy trì nồng độ glucôzơ trong máu.

C. Điều hoà áp suất thẩm thấu.

D. Điều hoá huyết áp và áp suất thẩm thấu.

Xem đáp án

Đáp án: C

83/ Ý nào dưới đây không có vai trò chủ yếu đối với sự duy trì ổn định pH máu?

A. Hệ thống đệm trong máu.

B. Phổi thải CO2.

C. Thận thải H+ và HCO …

D. Phổi hấp thu O2.

Xem đáp án

Đáp án: D

84/ Tính cảm ứng của thực vật là khả năng

A. Phản ứng trước thay đổi của môi trường

B. Nhận biết và phản ứng kịp thời với các thay đổi của môi trường

C. Chống lại các thay đổi của môi trường

D. Nhận biết các thay đổi của môi trường

Xem đáp án

Đáp án: B

85/ Có các kiểu hướng hoá nào?

A. Hướng hoá dương – hướng hoá lưỡng cực (cây hướng tới hoá chất có lợi và tránh xa hoá chất có hại).

B. Hướng hoá dương – hướng hoá lưỡng cực – hướng hoá âm.

C. Hướng hoá âm – hướng hoá lưỡng cực.

D. Hướng hoá dương – hướng hoá âm.

Xem đáp án

Đáp án: D

86/ Vào mùa đông, các chồi, mầm chuyển sang trạng thái ngủ nghỉ do:

A. Cây tăng cường tổng hợp hợp chất kìm hãm sinh trưởng.

B. Cây cần tiết kiệm năng lượng

C. Sự trao đổi chất diễn ra chậm và yếu

D. Thiếu ánh sáng, bộ lá rụng nhiều

Xem đáp án

Đáp án: A

 87/ Loại nhân tố nào sau đây chi phối tính hướng sáng dương của cây?

A. Chất kích thích sinh trưởng giberelin.

B. Tác động của các chất kìm hãm sinh trưởng.

C. Tác động của các chất kích thích sinh trưởng.

D. Chất kích thích sinh trưởng auxin.

Xem đáp án

Đáp án: D

88/    Hướng động là gì?

A. Hướng mà cây sẽ cử động vươn đều.

B. Hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định.

C. Cử động sinh trưởng cây về phía có ánh sáng.

D. Vận động sinh trưởng của cây trước tác nhân kích thích từ môi trường.

Xem đáp án

Đáp án: D

89/  Hai loại hướng động chính là

A. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích).

B. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới đất).

C. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn ánh sáng) và hướng động âm (sinh trưởng hướng về trọng lực).

D.hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích).

Xem đáp án

Đáp án: D

90/ Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của:

A. ứng động tiếp xúc và hoá ứng động.            B.quang ứng động và điện ứng động.

C. nhiệt ứng động và thuỷ ứng động.                D. ứng động tổn thường.

Xem đáp án

Đáp án: A



Theo dõi Tài Liệu Sinh:

Chia sẻ

Đăng nhập

Đăng ký

Đặt lại mật khẩu

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn, bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo mật khẩu mới qua email.

Xem Sản Phẩm
X

Nếu thấy TaiLieuSinh.com hữu ích, bạn hãy giúp TLS bằng cách xem 1 sản phẩm mà TLS liên kết nha.
Love You 3000!!!


(Chỉ cần xem sản phẩm là bạn đã góp thêm cơ hội cho TLS có thêm kinh phí duy trì website để tiếp tục chia sẻ tài liệu FREE cho các bạn!)