BỘ ĐỀ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM SINH HỌC 11 - 4
Chia sẻ
ĐỀ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM SINH HỌC 11
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 ĐIỂM): khoanh tròn vào chữ cái đầu của đáp án em chọn:
Câu 1. Chu trình nhân lên của virut diễn ra gồm mấy giai đoạn?
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Câu 2. Giả sử môi trường đất có nồng độ K+ là 12mg/l; NH4+ là 16 mg/l; môi trường trong lông hút có nồng độ K+ là 8 mg/l; NH4+ là 20 mg/l. Ion K+ đi từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế nào?
A. Chủ động B. Khuếch tán C. Thụ động D. Thẩm thấu
Câu 3. Trong cấu trúc của mạch rây, bên cạnh có tế bào kèm giàu ti thể, vai trò của tế bào kèm là gì?
A. Làm động lực cho dòng mạch rây
B. Cung cấp năng lượng cho mạch rây hoạt động
C. Giữ cho dòng mạch rây được vận chuyển đúng chiều
D. Giữ cho mạch rây vững chắc
Câu 4. Nước và muối khoáng có mối quan hệ thế nào trong quá trình hấp thụ và vận chuyển trong cây:
A. Nước và muối khoáng có cơ chế hấp thụ khác nhau nên có con đường vận chuyển riêng
B. Nước và muối khoáng chỉ được hấp thụ và sử dụng tại rễ
C. Các muối khoáng hòa tan vào nước để được vận chuyển vào lông hút
D. Các muối khoáng hòa tan vào nước và được vận chuyển chủ động vào lông hút
Câu 5. Chọn phát biểu đúng khi nói về dòng mạch gỗ:
A. Cấu trúc gồm những tế bào chết
B. Làm nhiệm vụ vận chuyển các chất (chủ yếu là chất hữu cơ) từ rễ đến thân, lá
C. Có chiều vận chuyển cùng và song song với dòng mạch rây
D. Có 3 động lực: lực hút, lực đẩy và trọng lực
Câu 6. Giả sử môi trường đất có nồng độ K+ là 12mg/l; NH4+ là 16 mg/l; môi trường trong lông hút có nồng độ K+ là 8 mg/l; NH4+ là 20 mg/l. Nước đi từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế nào?
A. Chủ động B. Thẩm thấu C. Tiêu tốn năng lượng D. Từ cao đến thấp
II. PHẦN TỰ LUẬN: (4 ĐIỂM)
Cho biết cấu tạo, thành phần và động lực của dòng mạch rây. Giải thích vì sao đưa cây thủy sinh lên sống ở trên cạn, dù tưới nước đầy đủ nhưng cây lại bị chết.
Chia sẻ