ĐỀ + ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA SINH HỌC NĂM 2009

Chia sẻ

Phân loại: Bồi Dưỡng HSG, Đề Học Sinh Giỏi
Số trang/slide: 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO              KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA

                                                                                      LỚP 12 THPT NĂM 2009

          HƯỚNG DẪN CHẤM                    Môn : SINH HỌC

        ĐỀ THI CHÍNH THỨC                    Ngày thi: 25/02/2009

                (Hướng dẫn chấm gồm 6 trang)

Câu 1.

  1. a) Dựa vào nhu cầu ôxi cần cho sinh trưởng thì động vật nguyên sinh, vi khuẩn uốn ván, nấm men rượu và vi khuẩn giang mai được xếp vào các nhóm vi sinh vật nào?
  2. b) Hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men ở vi sinh vật khác nhau như thế nào về sản phẩm và chất nhận điện tử cuối cùng?

Hướng dẫn chấm:

  1. a) Dựa vào nhu cầu ôxi cần cho sinh trưởng, các vi sinh vật được xếp vào các nhóm như sau:

– Hiếu khí bắt buộc: Động vật nguyên sinh

– Kị khí bắt buộc: Vi khuẩn uốn ván

– Kị khí không bắt buộc: Nấm men rượu

– Vi hiếu khí: Vi khuẩn giang mai

(Nếu trả lời đúng 2 ý đạt 0,25 điểm, nếu đúng 3 ý trở lên đạt 0,50 điểm)

  1. b) Phân biệt:
Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí Lên men Điểm
– Chất nhận điện tử cuối cùng là ôxi phân tử. – Chất nhận điện tử cuối cùng là ôxi liên kết. – Chất nhận điện tử cuối cùng là phân tử hữu cơ. 0,25
– Ôxi hoá hoàn toàn nguyên liệu tạo ra nhiều năng lượng ATP, CO2 và H2O. – Sinh ra sản phẩm trung gian và tạo ra ít năng lượng ATP. – Sinh ra sản phẩm trung gian và tạo ra ít năng lượng ATP. 0,25

(Nếu trả lời đúng từ 5 ý trở lên, đạt 0,50 điểm)

Câu 2.

Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc và biểu hiện chức năng của plasmit và phagơ ôn hoà ở vi khuẩn.

Hướng dẫn chấm:

Phagơ ôn hoà Plasmit
– Có vỏ prôtêin

– Thường không mang các gen có lợi cho vi khuẩn

– Xâm nhập vào tế bào chủ bằng cách đẩy ADN vào tế bào chủ (tải nạp)

– Có thể tồn tại độc lập ngoài tế bào chủ

– Có khả năng làm tan tế bào chủ

– Sau khi xâm nhập vào tế bào vi khuẩn thường kết hợp với nhiễm sắc thể vi khuẩn (hoặc độc lập trong chu kỳ gây tan)

– Không có vỏ prôtêin

– Thường mang một số gen có lợi cho vi khuẩn (ví dụ các gen kháng kháng sinh)

– Xâm nhập vào tế bào qua biến nạp hoặc tiếp hợp

– Không thể tồn tại độc lập ngoài tế bào chủ

– Không làm tan tế bào chủ

– Trong tế bào vi khuẩn thường tồn tại độc lập với nhiễm sắc thể vi khuẩn (hoặc kết hợp ở các chủng Hfr)

(Trả lời đúng mỗi ý đạt 0,25 điểm; trả lời đúng từ 4 ý trở lên đạt 1,0 điểm)

 



Theo dõi Tài Liệu Sinh:

Chia sẻ

Đăng nhập

Đăng ký

Đặt lại mật khẩu

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn, bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo mật khẩu mới qua email.

Xem Sản Phẩm
X

Nếu thấy TaiLieuSinh.com hữu ích, bạn hãy giúp TLS bằng cách xem 1 sản phẩm mà TLS liên kết nha.
Love You 3000!!!


(Chỉ cần xem sản phẩm là bạn đã góp thêm cơ hội cho TLS có thêm kinh phí duy trì website để tiếp tục chia sẻ tài liệu FREE cho các bạn!)