LÝ THUYẾT CHƯƠNG I, PHẦN III - SINH HỌC 10 (Bài 22 - 24)
Chia sẻ
PHẦN BA: SINH HỌC VI SINH VẬT
CHƯƠNG I. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
Mục lục
Bài 22. DINH DƯỠNG – CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
I. KHÁI NIỆM VI SINH VẬT
Vi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.
* Đặc điểm:
- Cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào.
- Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh.
- Sinh trưởng và sinh sản rất nhanh.
- Phân bố rộng.
II. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC KIỂU DINH DƯỠNG
- Các loại môi trường cơ bản
a. Khái niệm:
Môi trường là nơi sinh vật sống và sinh sản. Gồm có: môi trường tự nhiên và môi trường phòng thí nghiệm.
b. Các loại môi trường:
Trong phòng thí nghiệm, căn cứ vào các chất dinh dưỡng, môi trường nuôi cấy được chia làm 3 loại cơ bản:
- Môi trường dùng chất tự nhiên (gồm các hợp chất tự nhiên)
- Môi trường tổng hợp (gồm các chất có thành phần và số lượng đã biết)
- Môi trường bán tổng hợp (gồm các hợp chất tự nhiên và các hợp chất đã biết thành phần) Chúng có thể ở dạng đặc hoặc dạng lỏng.
- Các kiểu dinh dưỡng
Tiêu chí phân biệt các kiểu dinh dưỡng:
+ Nguồn năng lượng.
+ Nguồn cacbon.
Có 4 kiểu dinh dưỡng ở VSV:
Kiểu dinh dưỡng | Nguồn năng lượng | Nguồn cacbon chủ yếu | Ví dụ |
Quang tự dưỡng | Ánh sáng | CO2 | Vi khuẩn lam, tảo đơn bào, … |
Hóa tự dưỡng | Chất vô cơ | CO2 | Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn oxi hóa hiđrô, … |
Quang dị dưỡng | Ánh sáng | Chất hữu cơ | Vi khuẩn không chứa S màu lục và màu tía. |
Hóa dị dưỡng | Chất hữu cơ | Chất hữu cơ | Nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp. |
III. HÔ HẤP VÀ LÊN MEN
Đặc điểm | Hô hấp hiếu khí | Hô hấp kị khí | Lên men |
Điều kiện | Có Oxi | Không có Oxi | Không có Oxi |
Chất nhận e cuối cùng | Ôxy phân tử | Phân tử vô cơ | Chất hữu cơ |
Sản phẩm | ATP, CO2, H2O | ATP, CO2, chất hữu cơ chưa được oxy hóa hoàn toàn | ATP, CO2 (có thể không có) chất hữu cơ chưa được oxy hóa hoàn toàn |
Đại diện VSV | Trùng đế giày | VK phản nitrat hoá | Nấm men |
Chia sẻ