Tóm tắt lý thuyết chủ đề Phân bào - Sinh học 10 Nâng cao
Chia sẻ
A: CHU KỲ TẾ BÀO
I. KHÁI NIỆM:
- Định nghĩa: Là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp, bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân.
* Các hình thức phân bào:
Sự phân bào gồm các hình thức sau:
– Phân đôi (phân bào trực tiếp) là hình thức phân bào không có tơ hay không có thoi phân bào.
+ Là hình thức phân bào ở tế bào nhân sơ.
+ Là hình thức sinh sản vô tính ở vi khuẩn.
+ Diễn ra theo một số cách, trong đó phổ biến nhất là cách nhân đôi (tạo vách ngăn ở giữa chia tế bào mẹ thành hai tế bào con).
– Gián phân: Là hình thức phân bào có tơ hay có thoi phân bào. Gồm: Nguyên phân và giảm phân.
- Đặc điểm:
– Tốc độ phân chia tế bào ở các mô, cơ quan bộ phận khác nhau là khác nhau.
– Được điều khiển đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
– Thời gian của chu kì tế bào phụ thuộc vào từng loại tế bào trong cơ thể và tùy thuộc vào từng loài.
VD: Chu kì của các tế bào ở giai đoạn sớm của phôi chỉ 15 – 20 phút, trong khi đó tế bào ruột cứ một ngày phân bào 2 lần, tế bào gan phân bào 2 lần trong một năm, còn tế bào thần kinh ở cơ thể người trưởng thành hầu như không phân bào.
II. QUÁ TRÌNH
Chu kì tế bào gồm 5 kì, chia thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn chuẩn bị (Kỳ trung gian): Với 3 pha:
a. Pha G1: Là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào.
– Diễn biến:
+ Gia tăng của tế bào chất, hình thành thêm các bào quan khác nhau, phân hoá về cấu trúc và chức năng của tế bào (tổng hợp các protein) và chuẩn bị các tiền chất, các điều kiện cho sự tổng hợp ADN.
– Thời gian: Tuỳ thuộc vào chức năng sinh lí của tế bào. VD: Ở tế bào phôi rất ngắn, còn ở tế bào thần kinh kéo dài suốt đời sống cơ thể.
– Kết quả: Vào cuối pha G1 có một thời điểm được gọi là điểm kiểm soát (điểm R). Nếu tế bào vượt qua điểm R mới tiếp tục đi vào pha S và diễn ra nguyên phân. Nếu không vượt qua điểm R, tế bào đi vào quá trình biệt hoá.
b. Pha S:
– Diễn biến:
+ ADN nhân đôi → NST nhân đôi.
+ Trung tử nhân đôi → có vai trò đối với sự hình thành thoi phân bào sau này.
+ Tổng hợp nhiều hợp chất cao phân tử, các hợp chất giàu năng lượng.
– Kết quả: Nhiễm sắc thể từ thể đơn chuyển sang thể kép gồm hai sợi cromatit hay nhiễm sắc tử chị em giống hệt nhau đính với nhau ở tâm động.
Chia sẻ